Không quân Myanmar là một trong những nhánh chính của Lực lượng Vũ trang Myanmar, có nhiệm vụ bảo vệ không phận, chống phiến quân. Qui mô của lực lượng này nằm ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á với 23.000 quân thường trực, sở hữu 292 máy bay các loại, nhưng trong đó chỉ có 81 chiến đấu cơ chuyên dụng.Loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Myanmar là các máy bay tiêm kích MiG-29B/SE/UB do Nga sản xuất, được nhập khẩu từ năm 2001. Tổng số MiG-29 mà Myamar sở hữu là 32 chiếc gồm: 21 chiếc MiG-29B, 6 MiG-29SE và 5 MiG-29UB. Trong đó, MiG-29SE là biến thể tốt nhất mà Myanmar có được, trang bị radar N019ME có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77.Trong khi MiG-29B thuộc thế hệ đời đầu, tính năng hạn chế hơn, mang được trọng tải vũ khí thấp, không thể dùng tên lửa đối không R-77 hiện đại. Trong ảnh là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-29UB của Không quân Myanmar.Tuy nhiên, chiếm số lượng đông đảo nhất trong kho chiến đấu cơ của Không quân Myamar lại là máy bay do Trung Quốc sản xuất, gồm 45 chiếc (24 tiêm kích F-7M và 21 cường kích A-5C). Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn F-7M của Không quân Myanmar, đây là biến thể xuất khẩu loại J-7 (sao chép MiG-21), trang bị hệ thống điện tử theo kiểu phương Tây, mang được 4 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-2, PL-5, PL-7 và Magic R.550 của Pháp.Máy bay cường kích chủ lực A-5C của Không quân Myamar được Trung Quốc phát triển dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích J-6 (nhái MiG-19 Liên Xô). Đây là loại cường kích lạc hậu, tốc độ bay chậm, tầm bay tác chiến ngắn, khả năng mang vác vũ khí kém. Dẫu vậy, chúng vẫn được Trung Quốc và một số ngước khác gồm cả Myanmar sử dụng.Cường kích A-5C Không quân Myanmar có tới 10 giá treo nhưng chỉ mang có 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không tầm ngắn, bom không điều khiển loại 50-500kg, rocket 57-130mm và bom chùm...Ngoài ra, Không quân Myanmar còn có ít nhất 4 chiếc cường kích hạng nhẹ Soko G4 do Nam Tư sản xuất, chỉ mang được pháo 23mm và các loại bom.Lực lượng máy bay huấn luyện của Không quân Myanmar có khoảng 82 chiếc, trong đó có 26 chiếc máy bay huấn luyện sơ cấp, động cơ cánh quạt PC-7/9 do Thụy Điển sản xuất. Chúng được cho là đều có thể mang bom chùm BL755 và bom phá đường băng.Nhưng đóng vai trò chủ lực trong huấn luyện phi công chiến đấu vẫn là các máy bay do Trung Quốc chế tạo, gồm 6 chiếc FT-7S (biến thể huấn luyện của F-7) và 18 chiếc K-8W - máy bay huấn luyện chiến đấu chuyên dụng. K-8W được xem là mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực thành công nhất do Trung Quốc sản xuất, xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. K-8W có thể đảm nhiệm vai trò cường kích hạng nhẹ khi mang được pháo 23mm, bom, rocket...Máy bay Trung Quốc cũng chiếm vai trò chủ lực trong Không quân Vận tải Myamar với 4 máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở tới 20 tấn hàng hóa. Đây được xem là mẫu máy bay vận tải lớn nhất của Myamar hiện nay.Toàn bộ Không quân Myanmar chỉ có 17 chiếc vận tải, do Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan sản xuất.Duy chỉ có không quân trực thăng là máy bay Trung Quốc không thể "xâm nhập", hiện Không quân Myanmar biên chế khoảng 97 chiếc do Nga, Ba Lan, Mỹ, Pháp sản xuất. Dẫu vậy, đóng vai trò chủ lực, hiện đại là các máy bay của Nga chế tạo. Trong ảnh là một trong 19 chiếc trực thăng tấn công mạnh nhất Myanmar Mi-35P mua từ Nga, mang được pháo 23mm, tên lửa chống tăng AT-6, rocket...Loại trực thăng vận tải hiện đại nhất Myamar là những chiếc Mi-17 cũng do Nga chế tạo, mang được 4 tấn hàng hóa, cũng có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất khi cần bằng rocket.
Không quân Myanmar là một trong những nhánh chính của Lực lượng Vũ trang Myanmar, có nhiệm vụ bảo vệ không phận, chống phiến quân. Qui mô của lực lượng này nằm ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á với 23.000 quân thường trực, sở hữu 292 máy bay các loại, nhưng trong đó chỉ có 81 chiến đấu cơ chuyên dụng.
Loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Myanmar là các máy bay tiêm kích MiG-29B/SE/UB do Nga sản xuất, được nhập khẩu từ năm 2001. Tổng số MiG-29 mà Myamar sở hữu là 32 chiếc gồm: 21 chiếc MiG-29B, 6 MiG-29SE và 5 MiG-29UB. Trong đó, MiG-29SE là biến thể tốt nhất mà Myanmar có được, trang bị radar N019ME có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77.
Trong khi MiG-29B thuộc thế hệ đời đầu, tính năng hạn chế hơn, mang được trọng tải vũ khí thấp, không thể dùng tên lửa đối không R-77 hiện đại. Trong ảnh là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-29UB của Không quân Myanmar.
Tuy nhiên, chiếm số lượng đông đảo nhất trong kho chiến đấu cơ của Không quân Myamar lại là máy bay do Trung Quốc sản xuất, gồm 45 chiếc (24 tiêm kích F-7M và 21 cường kích A-5C). Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn F-7M của Không quân Myanmar, đây là biến thể xuất khẩu loại J-7 (sao chép MiG-21), trang bị hệ thống điện tử theo kiểu phương Tây, mang được 4 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-2, PL-5, PL-7 và Magic R.550 của Pháp.
Máy bay cường kích chủ lực A-5C của Không quân Myamar được Trung Quốc phát triển dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích J-6 (nhái MiG-19 Liên Xô). Đây là loại cường kích lạc hậu, tốc độ bay chậm, tầm bay tác chiến ngắn, khả năng mang vác vũ khí kém. Dẫu vậy, chúng vẫn được Trung Quốc và một số ngước khác gồm cả Myanmar sử dụng.
Cường kích A-5C Không quân Myanmar có tới 10 giá treo nhưng chỉ mang có 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không tầm ngắn, bom không điều khiển loại 50-500kg, rocket 57-130mm và bom chùm...
Ngoài ra, Không quân Myanmar còn có ít nhất 4 chiếc cường kích hạng nhẹ Soko G4 do Nam Tư sản xuất, chỉ mang được pháo 23mm và các loại bom.
Lực lượng máy bay huấn luyện của Không quân Myanmar có khoảng 82 chiếc, trong đó có 26 chiếc máy bay huấn luyện sơ cấp, động cơ cánh quạt PC-7/9 do Thụy Điển sản xuất. Chúng được cho là đều có thể mang bom chùm BL755 và bom phá đường băng.
Nhưng đóng vai trò chủ lực trong huấn luyện phi công chiến đấu vẫn là các máy bay do Trung Quốc chế tạo, gồm 6 chiếc FT-7S (biến thể huấn luyện của F-7) và 18 chiếc K-8W - máy bay huấn luyện chiến đấu chuyên dụng. K-8W được xem là mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực thành công nhất do Trung Quốc sản xuất, xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. K-8W có thể đảm nhiệm vai trò cường kích hạng nhẹ khi mang được pháo 23mm, bom, rocket...
Máy bay Trung Quốc cũng chiếm vai trò chủ lực trong Không quân Vận tải Myamar với 4 máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở tới 20 tấn hàng hóa. Đây được xem là mẫu máy bay vận tải lớn nhất của Myamar hiện nay.
Toàn bộ Không quân Myanmar chỉ có 17 chiếc vận tải, do Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan sản xuất.
Duy chỉ có không quân trực thăng là máy bay Trung Quốc không thể "xâm nhập", hiện Không quân Myanmar biên chế khoảng 97 chiếc do Nga, Ba Lan, Mỹ, Pháp sản xuất. Dẫu vậy, đóng vai trò chủ lực, hiện đại là các máy bay của Nga chế tạo. Trong ảnh là một trong 19 chiếc trực thăng tấn công mạnh nhất Myanmar Mi-35P mua từ Nga, mang được pháo 23mm, tên lửa chống tăng AT-6, rocket...
Loại trực thăng vận tải hiện đại nhất Myamar là những chiếc Mi-17 cũng do Nga chế tạo, mang được 4 tấn hàng hóa, cũng có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất khi cần bằng rocket.