Một trong những vũ khí dở hơi nhất lịch sự là khẩu súng Krummlauf - một phiên bản đặc biệt từ súng trường STG-44 với nòng súng cong quái dị. Tuy nhiên, khẩu súng này nhanh chóng bộc lộ nhược điểm. Nòng súng cong khiến viên đạn bị vỡ khi bắn nên khả năng sát thương thấp, hiệu suất chiến đấu kém. Gà ấp mìn: Sau Thế chiến II, Anh bắt tay phát triển dự án mìn hạt nhân Blue Peacock nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm năng từ Liên Xô. Người ta sẽ chế tạo những quả mìn hạt nhân và chôn dọc biên giới. Tuy nhiên, những quả mìn cần được sưởi ấm để tránh tự phát nổ. Các kỹ sư đã đưa ra ý tưởng sử dụng gà để ấp những quả mìn. Ý tưởng vũ khí dở hơi này đã nhanh chóng bị các quan chức cấp cao từ chối vì rủi ro quá lớn. Chó cảm tử: Trong Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã huấn luyện những chú chó làm nhiệm vụ đánh bom cảm tử. Chúng được huấn luyện để mang theo mìn chống tăng và chui xuống gầm xe tăng Đức và phát nổ. Những chú chó đã tiêu diệt khoảng 300 xe tăng Đức. Nhưng chương trình sau đó đã bị hủy bỏ vì rất khó để đảm bảo những con chó chạy đúng hướng. Xe tăng bay A-40: Về cơ bản A-40 là một xe tăng hạng nhẹ được lắp thêm cánh để bay đến lãnh thổ đối phương như một chiếc tàu lượn. Một mẫu thử nghiệm đã được chế tạo, nhưng nó nhanh chóng chứng minh đó là một ý tưởng dở hơi và không khả thi. Quái pháo Schwerer Gustav: Đây là khẩu pháo lớn nhất từng được chế tạo với cỡ nòng tới 800 mm. Nó có thể bắn đi đạn pháo nặng 8 tấn ở cự ly 37 km. Tuy nhiên, Gustav nặng tới 1.350 tấn và cần tới 2.500 người để vận hành. Khẩu pháo mạnh nhất lịch sử chỉ có thể bắn...14 phát/ngày. 2 khẩu đã được chế tạo nhưng chỉ có 1 từng khai hỏa. Cả hai đã bị phá hủy do lo ngại rơi vào tay đồng minh. Tàu ngầm bay: Những năm 1930, kỹ sư Boris Ushakov, Liên Xô đã lên ý tưởng phát triển một loại tàu ngầm có thể bay. Nó có thể bay với tốc độ 180 km/h và 3 hải lý/h khi lặn dưới nước. Tàu ngầm bay có thể mang theo 2 ngư lôi để diệt tàu chiến đối phương. Dự án sau đó đã bị hủy bỏ vì tính khả thi không cao. M-29 Davy: Đây là một loại súng không giật bắn đạn hạt nhân chiến thuật M388. Nó được xem là vũ khí hạt nhân nhỏ nhất từng được Mỹ chế tạo vào những năm 1950. Tuy nhiên, M-29 chỉ có tầm bắn 4 km nên nó tiêu diệt luôn cả quân mình. Khoảng 2.000 M-29 đã được chế tạo từ năm 1961 đến 1971. Xe tăng hình cầu: Kugelpanzer là một chiếc xe tăng trinh sát quái dị do Đức quốc xã chế tạo. Nó được trang bị một động cơ hai thì và có thể chở theo một người đàn ông. Tuy nhiên, giá trị sử dụng của chiếc xe kỳ dị này thực sự là một câu hỏi lớn. Yokosuka MXY7 Ohka: Đây là mẫu máy bay tấn công cảm tử "kamikaza" do Nhật Bản chế tạo vào cuối Thế chiến II. Những máy bay chiến đấu lớn sẽ mang theo MXY7 và sau đó thả xuống để các phi công lái nó lao thẳng vào tàu chiến Mỹ với cái mũi chứa đầy chất nổ. Tuy nhiên, hiệu quả của vũ khí này rất thấp, phần lớn MXY7 bị bắn rơi trên không. Xe tăng Bob Semple: Nó được New Zealand chế tạo trong Thế chiến II dựa trên khung gầm xe kéo. Do không có kế hoạch thiết kế chi tiết, bộc lộ nhiều lỗ hổng và gần như không có giá trị sử dụng trong chiến đấu. Xe tăng này như một biểu tượng tinh thần hơn là một vũ khí thực thụ. Xe phá mìn Progvev-T: Nó được thiết kế trên khung gầm xe tăng T-54 bên trên lắp động cơ phản lực. Ý tưởng là sử dụng luồng phụt từ động cơ để giải phóng các bãi mìn. Nhưng chiếc xe xử lý mìn quái dị này cho thấy là một ý tưởng tồi, luồng phụt từ động cơ phá hủy mọi thứ cho dù có mìn hay không. Xe tăng Tsar: Đây là một trong những thiết kế xe tăng đầu tiên trên thế giới. Nó có hình thù "quái dị" với 2 bánh có đường kính tới 8,2 m phía trước cùng một bánh 1,5 m phía sau. Tuy nhiên, khi người ta tiến hành thử nghiệm xe tăng ở ngoại ô Moscow cho thấy đây là một thiết kế dở hơi. Nó mắc lầy ngay thử nghiệm đầu tiên và nằm yên cho đến năm 1923.
Một trong những vũ khí dở hơi nhất lịch sự là khẩu súng Krummlauf - một phiên bản đặc biệt từ súng trường STG-44 với nòng súng cong quái dị. Tuy nhiên, khẩu súng này nhanh chóng bộc lộ nhược điểm. Nòng súng cong khiến viên đạn bị vỡ khi bắn nên khả năng sát thương thấp, hiệu suất chiến đấu kém.
Gà ấp mìn: Sau Thế chiến II, Anh bắt tay phát triển dự án mìn hạt nhân Blue Peacock nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm năng từ Liên Xô. Người ta sẽ chế tạo những quả mìn hạt nhân và chôn dọc biên giới. Tuy nhiên, những quả mìn cần được sưởi ấm để tránh tự phát nổ. Các kỹ sư đã đưa ra ý tưởng sử dụng gà để ấp những quả mìn. Ý tưởng vũ khí dở hơi này đã nhanh chóng bị các quan chức cấp cao từ chối vì rủi ro quá lớn.
Chó cảm tử: Trong Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã huấn luyện những chú chó làm nhiệm vụ đánh bom cảm tử. Chúng được huấn luyện để mang theo mìn chống tăng và chui xuống gầm xe tăng Đức và phát nổ. Những chú chó đã tiêu diệt khoảng 300 xe tăng Đức. Nhưng chương trình sau đó đã bị hủy bỏ vì rất khó để đảm bảo những con chó chạy đúng hướng.
Xe tăng bay A-40: Về cơ bản A-40 là một xe tăng hạng nhẹ được lắp thêm cánh để bay đến lãnh thổ đối phương như một chiếc tàu lượn. Một mẫu thử nghiệm đã được chế tạo, nhưng nó nhanh chóng chứng minh đó là một ý tưởng dở hơi và không khả thi.
Quái pháo Schwerer Gustav: Đây là khẩu pháo lớn nhất từng được chế tạo với cỡ nòng tới 800 mm. Nó có thể bắn đi đạn pháo nặng 8 tấn ở cự ly 37 km. Tuy nhiên, Gustav nặng tới 1.350 tấn và cần tới 2.500 người để vận hành. Khẩu pháo mạnh nhất lịch sử chỉ có thể bắn...14 phát/ngày. 2 khẩu đã được chế tạo nhưng chỉ có 1 từng khai hỏa. Cả hai đã bị phá hủy do lo ngại rơi vào tay đồng minh.
Tàu ngầm bay: Những năm 1930, kỹ sư Boris Ushakov, Liên Xô đã lên ý tưởng phát triển một loại tàu ngầm có thể bay. Nó có thể bay với tốc độ 180 km/h và 3 hải lý/h khi lặn dưới nước. Tàu ngầm bay có thể mang theo 2 ngư lôi để diệt tàu chiến đối phương. Dự án sau đó đã bị hủy bỏ vì tính khả thi không cao.
M-29 Davy: Đây là một loại súng không giật bắn đạn hạt nhân chiến thuật M388. Nó được xem là vũ khí hạt nhân nhỏ nhất từng được Mỹ chế tạo vào những năm 1950. Tuy nhiên, M-29 chỉ có tầm bắn 4 km nên nó tiêu diệt luôn cả quân mình. Khoảng 2.000 M-29 đã được chế tạo từ năm 1961 đến 1971.
Xe tăng hình cầu: Kugelpanzer là một chiếc xe tăng trinh sát quái dị do Đức quốc xã chế tạo. Nó được trang bị một động cơ hai thì và có thể chở theo một người đàn ông. Tuy nhiên, giá trị sử dụng của chiếc xe kỳ dị này thực sự là một câu hỏi lớn.
Yokosuka MXY7 Ohka: Đây là mẫu máy bay tấn công cảm tử "kamikaza" do Nhật Bản chế tạo vào cuối Thế chiến II. Những máy bay chiến đấu lớn sẽ mang theo MXY7 và sau đó thả xuống để các phi công lái nó lao thẳng vào tàu chiến Mỹ với cái mũi chứa đầy chất nổ. Tuy nhiên, hiệu quả của vũ khí này rất thấp, phần lớn MXY7 bị bắn rơi trên không.
Xe tăng Bob Semple: Nó được New Zealand chế tạo trong Thế chiến II dựa trên khung gầm xe kéo. Do không có kế hoạch thiết kế chi tiết, bộc lộ nhiều lỗ hổng và gần như không có giá trị sử dụng trong chiến đấu. Xe tăng này như một biểu tượng tinh thần hơn là một vũ khí thực thụ.
Xe phá mìn Progvev-T: Nó được thiết kế trên khung gầm xe tăng T-54 bên trên lắp động cơ phản lực. Ý tưởng là sử dụng luồng phụt từ động cơ để giải phóng các bãi mìn. Nhưng chiếc xe xử lý mìn quái dị này cho thấy là một ý tưởng tồi, luồng phụt từ động cơ phá hủy mọi thứ cho dù có mìn hay không.
Xe tăng Tsar: Đây là một trong những thiết kế xe tăng đầu tiên trên thế giới. Nó có hình thù "quái dị" với 2 bánh có đường kính tới 8,2 m phía trước cùng một bánh 1,5 m phía sau. Tuy nhiên, khi người ta tiến hành thử nghiệm xe tăng ở ngoại ô Moscow cho thấy đây là một thiết kế dở hơi. Nó mắc lầy ngay thử nghiệm đầu tiên và nằm yên cho đến năm 1923.