Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó.Tuy chỉ có khoảng 1.400 chiếc F-5E và F-5F (mẫu hai chỗ ngồi để huấn luyện) nhưng đã được Mỹ xuất khẩu tới khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Đến ngày nay, vài trăm chiếc vẫn còn tồn tại trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nhìn vào những con số này, có lẽ không ít người coi F-5E là một mẫu chiến đấu cơ thành công của nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng F-5E có số phận khá kỳ lạ ngay từ khi nó được “sinh ra”.Tiêm kích hạng nhẹ F-5E khi được Northrop tạo ra, Không quân Mỹ đã không sử dụng chúng cho vai trò chiến đấu cơ tiền tuyến mà là để đóng giả máy bay đối phương (OPFOR) cho vai trò huấn luyện. Với kiểu dáng nhỏ gọn, tính năng tương tự, F-5E được dùng để đóng giả MiG-21 của Liên Xô để phi công Mỹ luyện đối đầu. Hiện nay, vẫn còn số lượng rất nhỏ F-5E được Hải quân Mỹ sử dụng để làm OPFOR.Ở trong nước, Mỹ chỉ dùng F-5E để huấn luyện tập bắn, nhưng trên thế giới thì F-5E được viện trợ (cho không) và bán với giá rẻ cho các nước đồng minh sử dụng.Khoảng 900 chiếc được Northrop chế tạo tại Mỹ, số còn lại công ty này cung cấp giấy phép sản xuất cho Thụy Sĩ, Đài Loan, Hàn Quốc tự chế tạo phục vụ cho nhu cầu trong nước. Đơn giá một chiếc thời điểm đó được xác định là 2,1 triệu USD.Ở khu vực Đông Nam Á, bốn nước gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam (VNCH), Singapore đã được Mỹ cung cấp F-5E. Tới ngày nay, ngoài Việt Nam thì ba nước còn lại vẫn dùng F-5E – hầu hết đã trải qua nâng cấp hiện đại hóa.Đầu năm 1975, Mỹ đã cung cấp cho không quân VNCH khoảng 20 chiếc tiêm kích F-5E mới tinh nhưng thiếu nhiều phụ tùng, đặc biệt là lốp. Năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã cải tiến lắp lốp F-5A cho F-5E sử dụng cho chiến dịch trên biên giới Tây Nam. Dù vậy, tới ngày nay thì hầu hết các máy bay F-5E đã không còn sử dụng, phần lớn được bán cho các bảo tàng nước ngoài, các nhà sưu tập tư nhân.Dù Không quân – Hải quân Mỹ không thích thú F-5E, nhưng ngạc nhiên thay người Liên Xô lại “khoái khẩu” mẫu máy bay này khi nhận được một vài chiếc F-5E từ Việt Nam sau 1975. Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.Ẩn đằng sau chiếc “máy bay chiến đấu thuộc địa” là sức mạnh của một con quái vật thực sự. Bài học lớn nhất rút ra sau chương trình thử nghiệm là khi đối đầu với F-5 phải sử dụng triệt để chiến thuật “bắn-chuồn”, không sa vào cận chiến với loại máy bay này. Ảnh: khẩu pháo 20mm đặt ở đầu mũi máy bay. Tiêm kích F-5E trang bị 7 giá treo cho phép mang tổng cộng 3,2 tấn vũ khí gồm: bốn tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120; hai đạn tên lửa đối đất AGM-65 Maverick và các loại bom dẫn đường, bom không điều khiển, rocket...
Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó.
Tuy chỉ có khoảng 1.400 chiếc F-5E và F-5F (mẫu hai chỗ ngồi để huấn luyện) nhưng đã được Mỹ xuất khẩu tới khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Đến ngày nay, vài trăm chiếc vẫn còn tồn tại trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nhìn vào những con số này, có lẽ không ít người coi F-5E là một mẫu chiến đấu cơ thành công của nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng F-5E có số phận khá kỳ lạ ngay từ khi nó được “sinh ra”.
Tiêm kích hạng nhẹ F-5E khi được Northrop tạo ra, Không quân Mỹ đã không sử dụng chúng cho vai trò chiến đấu cơ tiền tuyến mà là để đóng giả máy bay đối phương (OPFOR) cho vai trò huấn luyện. Với kiểu dáng nhỏ gọn, tính năng tương tự, F-5E được dùng để đóng giả MiG-21 của Liên Xô để phi công Mỹ luyện đối đầu. Hiện nay, vẫn còn số lượng rất nhỏ F-5E được Hải quân Mỹ sử dụng để làm OPFOR.
Ở trong nước, Mỹ chỉ dùng F-5E để huấn luyện tập bắn, nhưng trên thế giới thì F-5E được viện trợ (cho không) và bán với giá rẻ cho các nước đồng minh sử dụng.
Khoảng 900 chiếc được Northrop chế tạo tại Mỹ, số còn lại công ty này cung cấp giấy phép sản xuất cho Thụy Sĩ, Đài Loan, Hàn Quốc tự chế tạo phục vụ cho nhu cầu trong nước. Đơn giá một chiếc thời điểm đó được xác định là 2,1 triệu USD.
Ở khu vực Đông Nam Á, bốn nước gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam (VNCH), Singapore đã được Mỹ cung cấp F-5E. Tới ngày nay, ngoài Việt Nam thì ba nước còn lại vẫn dùng F-5E – hầu hết đã trải qua nâng cấp hiện đại hóa.
Đầu năm 1975, Mỹ đã cung cấp cho không quân VNCH khoảng 20 chiếc tiêm kích F-5E mới tinh nhưng thiếu nhiều phụ tùng, đặc biệt là lốp. Năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã cải tiến lắp lốp F-5A cho F-5E sử dụng cho chiến dịch trên biên giới Tây Nam. Dù vậy, tới ngày nay thì hầu hết các máy bay F-5E đã không còn sử dụng, phần lớn được bán cho các bảo tàng nước ngoài, các nhà sưu tập tư nhân.
Dù Không quân – Hải quân Mỹ không thích thú F-5E, nhưng ngạc nhiên thay người Liên Xô lại “khoái khẩu” mẫu máy bay này khi nhận được một vài chiếc F-5E từ Việt Nam sau 1975. Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…
Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.
Ẩn đằng sau chiếc “máy bay chiến đấu thuộc địa” là sức mạnh của một con quái vật thực sự. Bài học lớn nhất rút ra sau chương trình thử nghiệm là khi đối đầu với F-5 phải sử dụng triệt để chiến thuật “bắn-chuồn”, không sa vào cận chiến với loại máy bay này. Ảnh: khẩu pháo 20mm đặt ở đầu mũi máy bay.
Tiêm kích F-5E trang bị 7 giá treo cho phép mang tổng cộng 3,2 tấn vũ khí gồm: bốn tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120; hai đạn tên lửa đối đất AGM-65 Maverick và các loại bom dẫn đường, bom không điều khiển, rocket...