Tàu ngầm lớp Virginia được biết đến như là một loại tàu ngầm tấn công nhanh, nhưng đó chỉ là biệt danh mà người ta đặt cho nó. Trên thực tế, lớp Virginia chỉ đạt tốc độ chỉ đạt dưới 25 hải lý/h, biệt danh này có được là nhờ tốc độ nó triển khai các nhiệm vụ mà nó được giao trên toàn thế giới. Tàu ngầm lớp Virginia thường hoạt động khu vực gần bờ và có thể nhanh chóng triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt (như Navy SEAL). Hải quân Mỹ thường triển khai các lực lượng chiến đấu đặc biệt trong lực lượng tàu ngầm của mình. Với khả năng khó bị phát hiện khi di chuyển, tàu ngầm có thể dễ dàng đưa các lực lượng chiến đấu đặc biệt này vào các khu vực thực hiện các nhiệm vụ trên đất liền. Các tàu ngầm lớp Virginia có tổng chiều dài là 115m, ngắn hơn so với các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân lớp Ohio có chiều dài là 170m. Tàu ngầm lớp Virginia có thể di chuyển với tốc độ dưới 25 hải lý/h, nhanh hơn so với tàu ngầm lớp Ohio di chuyển với tốc độ 20 hải lý/h. Mặc dù tàu ngầm lớp Virginia chủ yếu hoạt động ở ven bờ, nhưng nó vẫn có thể lặn sâu tối đa hơn 240m. Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Nó chỉ bị giới hạn về nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho các thủy thủ trên tàu. Điều đó có nghĩa là nó có thể thực hiện bất kì nhiệm vụ ở bất kì đâu trên thế giới. Trong ảnh là một lần thực hiện nhiệm vụ của tàu lớp Virginia ở Bắc cực. Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị các hệ thống kính tiềm vọng tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ. Thủy thủ đoàn tàu gồm 130 người. Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm. Tuy tàu ngầm lớp Virginia có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng nó chỉ được trang bị các loại vũ khí răn đe thông thường. Nó có thể mang theo 40 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk cũng như có khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm với các ngư lôi Mark 48. Ngoài ra tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ. Với các phòng điều khiển tác chiến điện tử mới giúp tàu ngầm lớp Virginia tăng cường khả năng tác chiến của nó lên rất nhiều. Nó có thể đánh chìm mục tiêu là các tàu ngầm và tàu nổi từ khoảng cách hơn 32km hoặc thực hiện tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền với tên lửa hành trình từ khoảng cách hàng ngàn km. Trong ảnh là một chiếc tàu ngầm lớp Virginia đang chuẩn bị vào căn cứ ở Hawaii sau một chuyến đi dài trên các vùng biển khắp thế giới. Trong các tàu ngầm có khả năng đối địch với Virginia có thể nói tới tàu ngầm tấn công hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO định danh là Akula). Tàu ngầm lớp Akula có tốc độ di chuyển nhanh hơn và có thể lặn sâu hơn, nhưng xét về mặt công nghệ thì Virginia vẫn vượt trội hơn tàu lớp Akula, ngoài trừ khả năng tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Trong ảnh là chiếc tàu ngầm USS North Dakota, thuộc lớp tàu ngầm lớp Virginia Block III đầu tiên của lớp tàu ngầm này. Nó được trang bị hệ thống định vị thủy âm tiên tiến giúp mở rộng khả năng trinh sát cao hơn các hệ thống cũ. Ngoài ra tàu USS North Dakota cũng được trang bị hệ thống vũ khí hoàn toàn mới. Mỗi tàu lớp Virginia có chi phí sản xuất khoảng 2 tỷ USD, nó được trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử cũng như sử dụng nhiều loại công nghệ tiên tiến khác nhau. Và các hệ thống này thường được cung cấp bởi các nhà thầu thương mại nhằm giảm chi phí sản xuất tàu. Hải quân Mỹ đã hoàn thành việc nâng 11 chiếc tàu ngầm lớp Virginia trong số 35 chiếc. Nước này đang có kế hoạch nâng cấp tất cả 35 chiếc tàu ngầm lớp này lên phiên bản mới. Một chiếc tàu lớp Virginia tiêu tốn 50 triệu USD ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm. Hải quân Mỹ đang nhanh chóng triển khai chương trình nâng cấp các tàu thuộc lớp Virginia với tốc độ khoảng 2 tàu/năm, để phù hợp với việc đáp ứng các nhu cầu tác chiến mới sau thời kì Chiến tranh lạnh. Cũng như việc nâng cao khả năng trinh sát và do thám thay vì khả năng răn đe hạt nhân như trước đây. Trong ảnh là tàu USS Elmo Zumwalt (DDG-1000) thuộc lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ, nó được xem như là tương lai của lực lượng hải quân nước này.
Tàu ngầm lớp Virginia được biết đến như là một loại tàu ngầm tấn công nhanh, nhưng đó chỉ là biệt danh mà người ta đặt cho nó. Trên thực tế, lớp Virginia chỉ đạt tốc độ chỉ đạt dưới 25 hải lý/h, biệt danh này có được là nhờ tốc độ nó triển khai các nhiệm vụ mà nó được giao trên toàn thế giới.
Tàu ngầm lớp Virginia thường hoạt động khu vực gần bờ và có thể nhanh chóng triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt (như Navy SEAL).
Hải quân Mỹ thường triển khai các lực lượng chiến đấu đặc biệt trong lực lượng tàu ngầm của mình. Với khả năng khó bị phát hiện khi di chuyển, tàu ngầm có thể dễ dàng đưa các lực lượng chiến đấu đặc biệt này vào các khu vực thực hiện các nhiệm vụ trên đất liền.
Các tàu ngầm lớp Virginia có tổng chiều dài là 115m, ngắn hơn so với các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân lớp Ohio có chiều dài là 170m.
Tàu ngầm lớp Virginia có thể di chuyển với tốc độ dưới 25 hải lý/h, nhanh hơn so với tàu ngầm lớp Ohio di chuyển với tốc độ 20 hải lý/h.
Mặc dù tàu ngầm lớp Virginia chủ yếu hoạt động ở ven bờ, nhưng nó vẫn có thể lặn sâu tối đa hơn 240m.
Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Nó chỉ bị giới hạn về nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho các thủy thủ trên tàu.
Điều đó có nghĩa là nó có thể thực hiện bất kì nhiệm vụ ở bất kì đâu trên thế giới. Trong ảnh là một lần thực hiện nhiệm vụ của tàu lớp Virginia ở Bắc cực.
Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị các hệ thống kính tiềm vọng tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ.
Thủy thủ đoàn tàu gồm 130 người.
Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm.
Tuy tàu ngầm lớp Virginia có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng nó chỉ được trang bị các loại vũ khí răn đe thông thường.
Nó có thể mang theo 40 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk cũng như có khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm với các ngư lôi Mark 48. Ngoài ra tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ.
Với các phòng điều khiển tác chiến điện tử mới giúp tàu ngầm lớp Virginia tăng cường khả năng tác chiến của nó lên rất nhiều. Nó có thể đánh chìm mục tiêu là các tàu ngầm và tàu nổi từ khoảng cách hơn 32km hoặc thực hiện tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền với tên lửa hành trình từ khoảng cách hàng ngàn km.
Trong ảnh là một chiếc tàu ngầm lớp Virginia đang chuẩn bị vào căn cứ ở Hawaii sau một chuyến đi dài trên các vùng biển khắp thế giới.
Trong các tàu ngầm có khả năng đối địch với Virginia có thể nói tới tàu ngầm tấn công hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO định danh là Akula).
Tàu ngầm lớp Akula có tốc độ di chuyển nhanh hơn và có thể lặn sâu hơn, nhưng xét về mặt công nghệ thì Virginia vẫn vượt trội hơn tàu lớp Akula, ngoài trừ khả năng tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Trong ảnh là chiếc tàu ngầm USS North Dakota, thuộc lớp tàu ngầm lớp Virginia Block III đầu tiên của lớp tàu ngầm này. Nó được trang bị hệ thống định vị thủy âm tiên tiến giúp mở rộng khả năng trinh sát cao hơn các hệ thống cũ. Ngoài ra tàu USS North Dakota cũng được trang bị hệ thống vũ khí hoàn toàn mới.
Mỗi tàu lớp Virginia có chi phí sản xuất khoảng 2 tỷ USD, nó được trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử cũng như sử dụng nhiều loại công nghệ tiên tiến khác nhau. Và các hệ thống này thường được cung cấp bởi các nhà thầu thương mại nhằm giảm chi phí sản xuất tàu.
Hải quân Mỹ đã hoàn thành việc nâng 11 chiếc tàu ngầm lớp Virginia trong số 35 chiếc. Nước này đang có kế hoạch nâng cấp tất cả 35 chiếc tàu ngầm lớp này lên phiên bản mới.
Một chiếc tàu lớp Virginia tiêu tốn 50 triệu USD ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm.
Hải quân Mỹ đang nhanh chóng triển khai chương trình nâng cấp các tàu thuộc lớp Virginia với tốc độ khoảng 2 tàu/năm, để phù hợp với việc đáp ứng các nhu cầu tác chiến mới sau thời kì Chiến tranh lạnh. Cũng như việc nâng cao khả năng trinh sát và do thám thay vì khả năng răn đe hạt nhân như trước đây.
Trong ảnh là tàu USS Elmo Zumwalt (DDG-1000) thuộc lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ, nó được xem như là tương lai của lực lượng hải quân nước này.