Sau cuộc hội đàm vào ngày 22/2/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, Nga sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 thế hệ mới cho Iran. Theo tướng Shoigu, tên lửa S-300 bán cho Iran sẽ trải qua nhiều thay đổi về mặt kĩ thuật và chiến thuật.Còn các nguồn tin phương Tây cho rằng, Iran sẽ nhận từ Nga tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 – biến thể mới và mạnh mẽ nhất của hệ thống S-300 phục vụ xuất khẩu. Nếu điều này là sự thực, đây là tin không hề vui vẻ gì với Mỹ và đồng minh Israel thân cận ở Trung Đông bởi S-300PMU2 là hệ thống vũ khí vô cùng nguy hiểm.Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 (NATO định danh là SA-10E Favorit hay là SA-20B Gargoyle) là biến thể cải tiến từ hệ thống S-300PMU1 ra mắt năm 1997. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cực kỳ quan trọng cấp nhà nước, các căn cứ quân sự chiến lược trước các cuộc tập kích bằng đường không hàng loạt bằng vũ khí công nghệ cao, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các vũ khí tấn công đường không khác.S-300PMU2 bao gồm nhiều thành phần chiến đấu, đảm bảo chiến đấu, hậu cần, ví dụ như xe phóng tự hành; radar điều khiển hỏa lực; radar trinh sát nhìn vòng mọi độ cao; hệ thống quản lý chiến đấu…Trong ảnh là bệ phóng tự hành 5P85TE-2 sử dụng khung gầm xe đầu kéo hạng nặng KRAZ-260.Còn đây là bệ phóng tự hành 5P85TE2 sử dụng khung gầm xe đầu kéo BAZ-64022. Biến thể S-300PMU2 dùng khung gầm loại này đã được xuất khẩu cho Trung Quốc.S-300PMU2 được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h. Hệ thống được đánh giá là có khả năng không những bắn hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn bắn được tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.Hệ thống S-300PMU2 có khả năng dẫn cùng lúc 12 tên lửa đánh chặn 6 mục tiêu cùng lúc (tỉ lệ 2 tên lửa/mục tiêu đảm bảo khả năng hạ mục tiêu cao).Trong ảnh là trạm kiểm soát chiến đấu 54K6E2 trang bị cho S-300PMU2 làm nhiệm vụ tăng cường khả năng kiểm soát toàn hệ thống, điều khiển được nhiều tên lửa hơn.Bảng điều khiển bên trong trạm 54K6E2.Hệ thống điều khiển hỏa lực 30N6E2 với radar tìm kiếm mục tiêu hoạt động băng tần X. Hệ thống radar tự động hóa hoàn toàn trong quá trình phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.Đài 30N6E2 Tomb Stone có phạm vi phát hiện mục tiêu 300km, số mục tiêu theo dõi cùng lúc không dưới 100 mục tiêu, có thể kiểm soát tới 72 đạn tên lửa.Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E có tầm phát hiện mục tiêu đến 300km, theo dõi tới 100 mục tiêu các loại.Đài radar giám sát đường không tầm xa 64N6E2 có phạm vi trinh sát lên đến 300km.Đáng lưu ý, đài 64N6E2 cùng trạm kiểm soát chiến đấu 54K6E2 nằm trong hệ thống chỉ huy khí tài 83M6E2 có nhiệm vụ đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất. Nó có khả năng kiểm soát tới 12 xe phóng cùng lúc, ngoài ra còn có khả năng điều khiển hoạt động cho các hệ thống cũ hơn như S-300PMU1, S-200, S-75 và S-125. Nếu Iran mua cả hai thành phần này (hệ thống S-300PMU2 có thể hoạt động chỉ với bệ phóng, đài 30N6E2 và 96L6E) thì sẽ góp phần tăng cường đáng kể hệ thống phòng không khi có thể tích hợp cả S-200 và S-75.
Sau cuộc hội đàm vào ngày 22/2/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, Nga sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 thế hệ mới cho Iran. Theo tướng Shoigu, tên lửa S-300 bán cho Iran sẽ trải qua nhiều thay đổi về mặt kĩ thuật và chiến thuật.
Còn các nguồn tin phương Tây cho rằng, Iran sẽ nhận từ Nga tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 – biến thể mới và mạnh mẽ nhất của hệ thống S-300 phục vụ xuất khẩu. Nếu điều này là sự thực, đây là tin không hề vui vẻ gì với Mỹ và đồng minh Israel thân cận ở Trung Đông bởi S-300PMU2 là hệ thống vũ khí vô cùng nguy hiểm.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 (NATO định danh là SA-10E Favorit hay là SA-20B Gargoyle) là biến thể cải tiến từ hệ thống S-300PMU1 ra mắt năm 1997. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cực kỳ quan trọng cấp nhà nước, các căn cứ quân sự chiến lược trước các cuộc tập kích bằng đường không hàng loạt bằng vũ khí công nghệ cao, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các vũ khí tấn công đường không khác.
S-300PMU2 bao gồm nhiều thành phần chiến đấu, đảm bảo chiến đấu, hậu cần, ví dụ như xe phóng tự hành; radar điều khiển hỏa lực; radar trinh sát nhìn vòng mọi độ cao; hệ thống quản lý chiến đấu…Trong ảnh là bệ phóng tự hành 5P85TE-2 sử dụng khung gầm xe đầu kéo hạng nặng KRAZ-260.
Còn đây là bệ phóng tự hành 5P85TE2 sử dụng khung gầm xe đầu kéo BAZ-64022. Biến thể S-300PMU2 dùng khung gầm loại này đã được xuất khẩu cho Trung Quốc.
S-300PMU2 được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h. Hệ thống được đánh giá là có khả năng không những bắn hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn bắn được tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.
Hệ thống S-300PMU2 có khả năng dẫn cùng lúc 12 tên lửa đánh chặn 6 mục tiêu cùng lúc (tỉ lệ 2 tên lửa/mục tiêu đảm bảo khả năng hạ mục tiêu cao).
Trong ảnh là trạm kiểm soát chiến đấu 54K6E2 trang bị cho S-300PMU2 làm nhiệm vụ tăng cường khả năng kiểm soát toàn hệ thống, điều khiển được nhiều tên lửa hơn.
Bảng điều khiển bên trong trạm 54K6E2.
Hệ thống điều khiển hỏa lực 30N6E2 với radar tìm kiếm mục tiêu hoạt động băng tần X. Hệ thống radar tự động hóa hoàn toàn trong quá trình phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.
Đài 30N6E2 Tomb Stone có phạm vi phát hiện mục tiêu 300km, số mục tiêu theo dõi cùng lúc không dưới 100 mục tiêu, có thể kiểm soát tới 72 đạn tên lửa.
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E có tầm phát hiện mục tiêu đến 300km, theo dõi tới 100 mục tiêu các loại.
Đài radar giám sát đường không tầm xa 64N6E2 có phạm vi trinh sát lên đến 300km.
Đáng lưu ý, đài 64N6E2 cùng trạm kiểm soát chiến đấu 54K6E2 nằm trong hệ thống chỉ huy khí tài 83M6E2 có nhiệm vụ đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất. Nó có khả năng kiểm soát tới 12 xe phóng cùng lúc, ngoài ra còn có khả năng điều khiển hoạt động cho các hệ thống cũ hơn như S-300PMU1, S-200, S-75 và S-125. Nếu Iran mua cả hai thành phần này (hệ thống S-300PMU2 có thể hoạt động chỉ với bệ phóng, đài 30N6E2 và 96L6E) thì sẽ góp phần tăng cường đáng kể hệ thống phòng không khi có thể tích hợp cả S-200 và S-75.