Sau khi xảy ra sự kiện tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Không quân Nga đang thực hiện phi vụ không kích mục tiêu phiến quân IS đã buộc người Nga quyết định triển khai thêm máy bay tiêm kích hộ tống tới Hmeymim, Syria. Theo đó, các quan chức Nga tiết lộ rằng, mỗi cặp máy bay tiêm kích-bom Su-24M và Su-34 sẽ nhận được sự bảo vệ của một chiến đấu cơ Su-27SM hoặc Su-30SM.Kế hoạch trên được thực hiện để đảm bảo mọi chuyến xuất kích từ căn cứ Hmeymim của máy bay cường kích, tiêm kích-bom đều có máy bay tiêm kích hộ tống, tránh lặp lại vụ bắn rơi Su-24 gây tranh cãi suốt tuần qua.So với Su-30SM thì Su-27 là máy bay tiêm kích thế hệ cũ hơn, tuy nhiên Su-27SM lại có khả năng chiến đấu ngang ngửa hoàn toàn sau khi đã trải qua các đợt nâng cấp lớn trong những năm gần đây.Theo đó, tiêm kích Su-27SM là gói nâng cấp sâu rộng mẫu Su-27S sử dụng hàng loạt công nghệ tối tân trên Su-27M – nguyên mẫu của máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 nổi danh. Cơ bản, Su-27SM so với Su-27S không khác gì nguyên mẫu nhưng có những sự đổi khác lớn bên trong.Một trong những nâng cấp lớn nhất trên Su-27SM là việc trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM1 (hay còn gọi là AL-35F) với lực đẩy 135kN (so với AL-31F cũ là 123kN).Động cơ mới được đánh giá là mạnh hơn, đáng tin cậy hơn so với động cơ AL-31F. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị hệ thống điều khiển bay FBW kĩ thuật số tiên tiến.Những cải tiến mới đem lại khả năng thao diễn, cơ động trong không chiến tốt hơn cho Su-27 huyền thoại, tầm bay cũng được tăng lên đến 4.000km (so với 3.500km nguyên mẫu).Công nghệ mới thứ hai, máy bay Su-27SM được trang bị hệ thống radar xung doppler N011 Bars mạnh hơn rất nhiều so với loại N001 Mech trên Su-27S. N011 Bars đem lại khả năng theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.Với tầm trinh sát không đối không 400km, Bars giúp Su-27SM có khả năng như máy bay cảnh báo sớm. Do đó, nó có thể báo động ngay khi phát hiện mối đe dọa đối với phi đội máy bay ném bom Su-24/25/34 ngay cả khi địch còn cách đó vài trăm km.Nhìn chung, khả năng không chiến của tiêm kích Su-27SM “mạnh khỏi nói”, mạnh hơn hẳn so với các tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có thể mang tối đa 8 tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc 6 tên lửa tầm trung R-27 và 2 tên lửa đối không tầm nhiệt R-73. Trong đó, khả năng tác chiến của R-77 mạnh ngang ngửa AIM-120 trên F-16, thế nên các F-16 có thể bị loại khỏi vòng chiến ngay trước khi nó muốn làm gì đó.Ngoài khả năng không đối không mạnh mẽ, radar N011 Bars còn đem lại cho Su-27SM khả năng không đối đất, không đối hải tuyệt vời. Đây là điểm vợt trội thứ ba so với Su-27S trước đây chỉ mang được vũ khí không điều khiển đối đất.Có thể nói, với sự xuất hiện của cặp song sát Su-27SM và Su-30SM, Thổ Nhĩ Kỳ khó dám “làm liều” thực hiện vụ “Su-24 phiên bản 2”.
Sau khi xảy ra sự kiện tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Không quân Nga đang thực hiện phi vụ không kích mục tiêu phiến quân IS đã buộc người Nga quyết định triển khai thêm máy bay tiêm kích hộ tống tới Hmeymim, Syria. Theo đó, các quan chức Nga tiết lộ rằng, mỗi cặp máy bay tiêm kích-bom Su-24M và Su-34 sẽ nhận được sự bảo vệ của một chiến đấu cơ Su-27SM hoặc Su-30SM.
Kế hoạch trên được thực hiện để đảm bảo mọi chuyến xuất kích từ căn cứ Hmeymim của máy bay cường kích, tiêm kích-bom đều có máy bay tiêm kích hộ tống, tránh lặp lại vụ bắn rơi Su-24 gây tranh cãi suốt tuần qua.
So với Su-30SM thì Su-27 là máy bay tiêm kích thế hệ cũ hơn, tuy nhiên Su-27SM lại có khả năng chiến đấu ngang ngửa hoàn toàn sau khi đã trải qua các đợt nâng cấp lớn trong những năm gần đây.
Theo đó, tiêm kích Su-27SM là gói nâng cấp sâu rộng mẫu Su-27S sử dụng hàng loạt công nghệ tối tân trên Su-27M – nguyên mẫu của máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 nổi danh. Cơ bản, Su-27SM so với Su-27S không khác gì nguyên mẫu nhưng có những sự đổi khác lớn bên trong.
Một trong những nâng cấp lớn nhất trên Su-27SM là việc trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM1 (hay còn gọi là AL-35F) với lực đẩy 135kN (so với AL-31F cũ là 123kN).
Động cơ mới được đánh giá là mạnh hơn, đáng tin cậy hơn so với động cơ AL-31F. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị hệ thống điều khiển bay FBW kĩ thuật số tiên tiến.
Những cải tiến mới đem lại khả năng thao diễn, cơ động trong không chiến tốt hơn cho Su-27 huyền thoại, tầm bay cũng được tăng lên đến 4.000km (so với 3.500km nguyên mẫu).
Công nghệ mới thứ hai, máy bay Su-27SM được trang bị hệ thống radar xung doppler N011 Bars mạnh hơn rất nhiều so với loại N001 Mech trên Su-27S. N011 Bars đem lại khả năng theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Với tầm trinh sát không đối không 400km, Bars giúp Su-27SM có khả năng như máy bay cảnh báo sớm. Do đó, nó có thể báo động ngay khi phát hiện mối đe dọa đối với phi đội máy bay ném bom Su-24/25/34 ngay cả khi địch còn cách đó vài trăm km.
Nhìn chung, khả năng không chiến của tiêm kích Su-27SM “mạnh khỏi nói”, mạnh hơn hẳn so với các tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có thể mang tối đa 8 tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc 6 tên lửa tầm trung R-27 và 2 tên lửa đối không tầm nhiệt R-73. Trong đó, khả năng tác chiến của R-77 mạnh ngang ngửa AIM-120 trên F-16, thế nên các F-16 có thể bị loại khỏi vòng chiến ngay trước khi nó muốn làm gì đó.
Ngoài khả năng không đối không mạnh mẽ, radar N011 Bars còn đem lại cho Su-27SM khả năng không đối đất, không đối hải tuyệt vời. Đây là điểm vợt trội thứ ba so với Su-27S trước đây chỉ mang được vũ khí không điều khiển đối đất.
Có thể nói, với sự xuất hiện của cặp song sát Su-27SM và Su-30SM, Thổ Nhĩ Kỳ khó dám “làm liều” thực hiện vụ “Su-24 phiên bản 2”.