Trong khu vực Đông Nam Á, có thể nói về trang bị của hải quân đánh bộ hay lính thủy đánh bộ thì Việt Nam và Indonesia tồn tại nhiều sự giống nhau nhất về cả trang bị hạng nặng và hạng nhẹ.Hiện nay, loại xe tăng chủ lực của Hải quân đánh bộ Việt Nam là xe tăng bơi PT-76B do Liên Xô sản xuất. Ảnh: PT-76B diễn tập bơi.Rất ngạc nhiên khi kiểm tra kho vũ khí lính thủy đánh bộ Indonesia thì họ cũng sử dụng xe tăng bơi PT-76 trong biên chế. Hơn thế nữa, đó cũng là mẫu xe tăng duy nhất của Lính thủy đánh bộ Indonesia.Ước tính, lính thủy đánh bộ Indonesia hiện có trong biên chế 70 chiếc PT-76B cùng phiên bản, tính năng tương tự mẫu Liên Xô cung cấp cho Việt Nam.Tuy nhiên, các xe tăng PT-76B của Indonesia đã được hiện đại hóa, nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực và thay thế khẩu D-56T 76,2mm bằng khẩu Cockerill 90mm.Về trang bị xe bọc thép chở quân, hải quân đánh bộ Việt Nam hiện có trong biên chế loại BTR-50 và BTR-60PB. Ảnh: Xe bọc thép BTR-50P “bò” từ tàu đổ bộ tăng LST vào bờ trong chiến dịch đổ bộ đường biển tại Campuchia năm 1979.Không ít xe BTR-50 còn được Việt Nam nâng cấp trang bị ụ pháo ZU-23-2 phòng không bảo vệ đội hình cơ giới di chuyển.Đương nhiên Indonesia cũng có xe bọc thép BTR-50 trong biên chế, ước tính họ có trong tay 70 chiếc xe. Hầu hết là nguyên bản, không nâng cấp.Dòng xe bọc thép chở quân có khả năng chở tới 20-30 binh sĩ, đặc biệt là khả năng bơi lội tốt do phát triển trên khung gầm PT-76.Lính thủy đánh bộ Indonesia còn có một số xe bọc thép chở quân BTR-80 – hiện đại hơn BTR-60PB, nhưng lại được chuyển giao cho quân gìn giữ hòa binh của Liên Hiệp quốc sử dụng.Về trang bị vũ khí cá nhân của người lính, cả Indonesia và Việt Nam đều sử dụng súng trường tấn công AK-47. Tuy nhiên, trong khi AK-47 là vũ khí tiêu chuẩn của Hải quân đánh bộ Việt Nam (các khẩu TAR 21 mới mua chủ yếu cho đơn vị đặc biệt tinh nhuệ) thì trong Lính thủy đánh bộ Indonesia, AK-47 trang bị chủ yếu cho tiểu đoàn biệt kích Taifib.Ngoài ra, cả hai lực lượng của hai nước đều sử dụng súng chống tăng RPG-7, hay Việt Nam còn gọi là B41.
Trong khu vực Đông Nam Á, có thể nói về trang bị của hải quân đánh bộ hay lính thủy đánh bộ thì Việt Nam và Indonesia tồn tại nhiều sự giống nhau nhất về cả trang bị hạng nặng và hạng nhẹ.
Hiện nay, loại xe tăng chủ lực của Hải quân đánh bộ Việt Nam là xe tăng bơi PT-76B do Liên Xô sản xuất. Ảnh: PT-76B diễn tập bơi.
Rất ngạc nhiên khi kiểm tra kho vũ khí lính thủy đánh bộ Indonesia thì họ cũng sử dụng xe tăng bơi PT-76 trong biên chế. Hơn thế nữa, đó cũng là mẫu xe tăng duy nhất của Lính thủy đánh bộ Indonesia.
Ước tính, lính thủy đánh bộ Indonesia hiện có trong biên chế 70 chiếc PT-76B cùng phiên bản, tính năng tương tự mẫu Liên Xô cung cấp cho Việt Nam.
Tuy nhiên, các xe tăng PT-76B của Indonesia đã được hiện đại hóa, nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực và thay thế khẩu D-56T 76,2mm bằng khẩu Cockerill 90mm.
Về trang bị xe bọc thép chở quân, hải quân đánh bộ Việt Nam hiện có trong biên chế loại BTR-50 và BTR-60PB. Ảnh: Xe bọc thép BTR-50P “bò” từ tàu đổ bộ tăng LST vào bờ trong chiến dịch đổ bộ đường biển tại Campuchia năm 1979.
Không ít xe BTR-50 còn được Việt Nam nâng cấp trang bị ụ pháo ZU-23-2 phòng không bảo vệ đội hình cơ giới di chuyển.
Đương nhiên Indonesia cũng có xe bọc thép BTR-50 trong biên chế, ước tính họ có trong tay 70 chiếc xe. Hầu hết là nguyên bản, không nâng cấp.
Dòng xe bọc thép chở quân có khả năng chở tới 20-30 binh sĩ, đặc biệt là khả năng bơi lội tốt do phát triển trên khung gầm PT-76.
Lính thủy đánh bộ Indonesia còn có một số xe bọc thép chở quân BTR-80 – hiện đại hơn BTR-60PB, nhưng lại được chuyển giao cho quân gìn giữ hòa binh của Liên Hiệp quốc sử dụng.
Về trang bị vũ khí cá nhân của người lính, cả Indonesia và Việt Nam đều sử dụng súng trường tấn công AK-47. Tuy nhiên, trong khi AK-47 là vũ khí tiêu chuẩn của Hải quân đánh bộ Việt Nam (các khẩu TAR 21 mới mua chủ yếu cho đơn vị đặc biệt tinh nhuệ) thì trong Lính thủy đánh bộ Indonesia, AK-47 trang bị chủ yếu cho tiểu đoàn biệt kích Taifib.
Ngoài ra, cả hai lực lượng của hai nước đều sử dụng súng chống tăng RPG-7, hay Việt Nam còn gọi là B41.