Su-15 là mẫu tiêm kích đánh chặn do Cục thiết kế Sukhoi phát triển cho Quân chủng Phòng không Xô Viết (V-PVO) sử dụng từ 1963-1996. Trong suốt những năm tháng phục vụ, không như nhiều mẫu tiêm kích khác, Su-15 chỉ để lại chuỗi vết nhơ khó gột sạch - bắn hạ máy bay chở khách. Theo đó, năm 1978, một chiếc Su-15 đã bắn vào máy bay của hàng không Hàn Quốc (chuyến bay 902) khiến 2 người thiệt mạng. Năm 1981, Su-15 lại bắn vào một chiếc CL-14 của Argentina Cargo Airlines khiến 3 người chết. Nghiêm trọng nhất là năm 1983, một chiếc Su-15TM đã bắn hạ máy bay Boeing 747 của Korea Air làm 269 người thiệt mạng.
Chương trình phát triển Su-15 được Cục thiết kế Sukhoi thực hiện vào cuối những năm 1950 nhằm thay thế cho mẫu Su-11. Mẫu thử đầu tiên được định danh là T-58 bay thử lần đầu vào ngày 30/5/1962, bắt đầu phục vụ thử nghiệm từ tháng 8/1963 và chính thức từ tháng 4/1965. Tổng cộng có hơn 1.200 chiếc được chế tạo từ 1966-1979.
Su-15 có chiều dài 19,56m, cao 4,84m, sải cánh 9,34m, trọng lượng rỗng 10,87 tấn, trọng lượng cất cánh 17,2 tấn.
Su-15 ban đầu được thiết kế với kiểu cánh tam giác nhưng lại khiến cho việc cất/hạ cánh không được tốt, vì vậy Sukhoi đã thiết kế một loại cánh mới với đầu mút mở rộng (diện tích cánh được tăng dần) và điều khiển lớp ranh giới, cánh không hẳn là một hình tam giác mà một cạnh của nó hơi cong.
Không như thiết kế MiG-21 của Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich xuất hiện cùng thời, Su-15 không dùng thiết kế cửa hút không khí ở đầu mũi mà chuyển sang 2 khe ở bên thân để lấy không khí nhiều hơn cho 2 động cơ phản lực Tumansky R-11F.
Các biến thể đời đầu của Su-15 trang bị radar đánh chặn Oriol-D, sau này (mẫu Su-15TM) chuyển sang loại radar điều khiển hỏa lực Taifun-M.
Về mặt hỏa lực, Su-15 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn trên không nên lẽ dĩ nhiên kho vũ khí của nó chủ yếu là vũ khí đối không. Nó có khả năng mang kết hợp 2 tên lửa đối không tầm trung R-98M và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-60 hoặc tối đa 4 tên lửa R-60. Ngoài ra, có thể mang gunpod UBK-23-250 lắp pháo 23mm để không chiến tầm cực gần.
R-98 là tên lửa không đối không tầm trung (trong ảnh) được phát triển từ giữa những năm 1955, trang bị chủ yếu cho tiêm kích Sukhoi Su-11/15 và Yakovlev Yak-28P. Nó được phát triển với 2 biến thể: R-98MT nặng 272kg, dài 4m, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại; R-98MR nặng 292kg, dài 4,27m lắp radar bán chủ động. Cả hai đều đạt tầm bắn 23km, lắp đầu nổ phá mảnh 40kg.
Su-15 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-13F2-300 cho tốc độ cực đại 2.230km/h, tầm bay chiến đấu 590km, trần bay 18.100m.
Dù được sản xuất với số lượng lớn nhưng Su-15 không được xuất khẩu rộng rãi (thậm chí là cho các nước Đông Âu) mà chủ yếu phục vụ trong Quân chủng Phòng không Liên Xô (V-PVO). Sau năm 1991, chúng được chia đều cho Ukraine và Nga và lần lượt dừng hoạt động từ 1993-1996. Trong ảnh là một chiếc thuộc biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi không có khả năng chiến đấu Su-15UM của Không quân Ukriane.
Su-15 là mẫu tiêm kích đánh chặn do Cục thiết kế Sukhoi phát triển cho Quân chủng Phòng không Xô Viết (V-PVO) sử dụng từ 1963-1996. Trong suốt những năm tháng phục vụ, không như nhiều mẫu tiêm kích khác, Su-15 chỉ để lại chuỗi vết nhơ khó gột sạch - bắn hạ máy bay chở khách. Theo đó, năm 1978, một chiếc Su-15 đã bắn vào máy bay của hàng không Hàn Quốc (chuyến bay 902) khiến 2 người thiệt mạng. Năm 1981, Su-15 lại bắn vào một chiếc CL-14 của Argentina Cargo Airlines khiến 3 người chết. Nghiêm trọng nhất là năm 1983, một chiếc Su-15TM đã bắn hạ máy bay Boeing 747 của Korea Air làm 269 người thiệt mạng.
Chương trình phát triển Su-15 được Cục thiết kế Sukhoi thực hiện vào cuối những năm 1950 nhằm thay thế cho mẫu Su-11. Mẫu thử đầu tiên được định danh là T-58 bay thử lần đầu vào ngày 30/5/1962, bắt đầu phục vụ thử nghiệm từ tháng 8/1963 và chính thức từ tháng 4/1965. Tổng cộng có hơn 1.200 chiếc được chế tạo từ 1966-1979.
Su-15 có chiều dài 19,56m, cao 4,84m, sải cánh 9,34m, trọng lượng rỗng 10,87 tấn, trọng lượng cất cánh 17,2 tấn.
Su-15 ban đầu được thiết kế với kiểu cánh tam giác nhưng lại khiến cho việc cất/hạ cánh không được tốt, vì vậy Sukhoi đã thiết kế một loại cánh mới với đầu mút mở rộng (diện tích cánh được tăng dần) và điều khiển lớp ranh giới, cánh không hẳn là một hình tam giác mà một cạnh của nó hơi cong.
Không như thiết kế MiG-21 của Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich xuất hiện cùng thời, Su-15 không dùng thiết kế cửa hút không khí ở đầu mũi mà chuyển sang 2 khe ở bên thân để lấy không khí nhiều hơn cho 2 động cơ phản lực Tumansky R-11F.
Các biến thể đời đầu của Su-15 trang bị radar đánh chặn Oriol-D, sau này (mẫu Su-15TM) chuyển sang loại radar điều khiển hỏa lực Taifun-M.
Về mặt hỏa lực, Su-15 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn trên không nên lẽ dĩ nhiên kho vũ khí của nó chủ yếu là vũ khí đối không. Nó có khả năng mang kết hợp 2 tên lửa đối không tầm trung R-98M và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-60 hoặc tối đa 4 tên lửa R-60. Ngoài ra, có thể mang gunpod UBK-23-250 lắp pháo 23mm để không chiến tầm cực gần.
R-98 là tên lửa không đối không tầm trung (trong ảnh) được phát triển từ giữa những năm 1955, trang bị chủ yếu cho tiêm kích Sukhoi Su-11/15 và Yakovlev Yak-28P. Nó được phát triển với 2 biến thể: R-98MT nặng 272kg, dài 4m, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại; R-98MR nặng 292kg, dài 4,27m lắp radar bán chủ động. Cả hai đều đạt tầm bắn 23km, lắp đầu nổ phá mảnh 40kg.
Su-15 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-13F2-300 cho tốc độ cực đại 2.230km/h, tầm bay chiến đấu 590km, trần bay 18.100m.
Dù được sản xuất với số lượng lớn nhưng Su-15 không được xuất khẩu rộng rãi (thậm chí là cho các nước Đông Âu) mà chủ yếu phục vụ trong Quân chủng Phòng không Liên Xô (V-PVO). Sau năm 1991, chúng được chia đều cho Ukraine và Nga và lần lượt dừng hoạt động từ 1993-1996. Trong ảnh là một chiếc thuộc biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi không có khả năng chiến đấu Su-15UM của Không quân Ukriane.