Tiêm kích đánh chặn Spitfire là chiếc máy bay chiến đấu một chỗ ngồi được xem là thành công nhất của Không quân Anh trong CTTG 2. Nó được thiết kế chế tạo từ trước chiến tranh và cũng là chiếc máy bay duy nhất được chế tạo liên tục trong giai đoạn chiến tranh.Chuyến bay đầu tiên của Spitfire tiến hành vào ngày 5/3/1936. Nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh năm 1938 và tung hoành cho đến năm 1955. Trong thời gian này, có 20.351 máy bay Spitfire được chế tạo.Theo military-history.org, ở thời điểm máy bay mới được trang bị, nhiều phi công lái Spitfire chưa quen với tính năng có thể thu càng của máy bay nên đã dẫn đến một số vụ tai nạn do họ quên thả càng trước khi hạ cánh.Các máy bay Spitfire được thiết kế trong vai trò là một máy bay đánh chặn tầm ngắn hiệu suất cao. Để thích ứng với nhiệm vụ, các nhà phát triển sử dụng cánh hình elip giúp nó cơ động trên mặt phẳng ngang dễ dàng và tốc độ cao hơn so với một số máy bay chiến đấu thời đó.Trong chiến dịch không chiến lớn với quân Đức (thường được biết đến với cái tên The battle of Britain từ tháng 6 đến tháng 10/1940), các máy bay Spitfire đã chứng tỏ tính ưu việt của nó khi tiêu diệt được nhiều máy bay địch mà số thiệt hại thấp.Sau chiến dịch này, Spitfire đã thay thế các máy bay Hurricane để trở thành chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh. Nó cũng được đưa sang thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát hình ảnh, máy bay chiến đấu – ném bom, máy bay huấn luyện chứ không chỉ đơn thuần là tiêm kích.Theo trang web battleofbritain, máy bay tiêm kích Spitfire là kỳ phùng địch thủ của thiết kế Messerschmitt Me 109 của Đức. Sau trận không chiến lớn năm 1940, Anh đã gửi một phi đội Spitfire đến Na Uy và 10 chiếc đến Pháp để hỗ trợ. Trong ảnh là một chiếc Me109 và phía sau là chiếc Spitfire.Về hỏa lực, trang bị ban đầu của Spitfire gồm bốn khẩu súng máy Browning nhưng sau đó vào tháng 11/1938 nó được trang bị bốn khẩu pháo Oerlikon 20mm.Theo Wikipedia, có đến 24 biến thể khác nhau của chiếc Spitfire. Trong đó kiểu MK V là thông dụng nhất với hơn 6.000 chiếc xuất xưởng. Tiếp theo đó là chiếc MK IX với hơn 5.000 chiếc được chế tạo.Các biến thể với cánh khác nhau cũng được trang bị vũ khí khác nhau. Chẳng hạn kiểu cánh A trang bị 8 súng máy cỡ nòng 0,303 inch, kiểu cánh B chỉ có 4 súng máy loại 0,303 inch nhưng có thêm 2 khẩu pháo Hispano Suiza HS404 với cỡ nòng 20mm.Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, động cơ của Spitfire không được phun nhiên liệu trực tiếp nên nó không thể chúc đầu máy bay để bổ nhào lâu. Điều đó dẫn đến một sơ hở cho quân Đức khai thác. Các máy bay tiêm kích Đức chỉ cần bổ nhào hết ga là thoát được Spitfire.Sau đó phi công Anh học chiến thuật “lộn nửa vòng” máy bay trước khi bổ nhào. Đồng thời nhà chế tạo cũng khắc phục bằng một màng chắn kim loại có lỗ thủng gắn ngang buồng nổi của bộ chế hòa khí. Điều này đã cải thiện được phần nào sự thiếu hụt nhiên liệu khi bổ nhào.Từ năm 1944, những phiên bản mới nhất của Spitfire cũng được dùng để đối phó với các cuộc tấn công bằng bom bay V-1 của Đức. Sau CTTG 2, máy bay Spitfire được giữ lại phục vụ trong không quân nhiều nước. Nó chỉ trở nên lỗi thời vào thập niên 1960 khi các máy bay phản lực trở nên phổ biến.
Tiêm kích đánh chặn Spitfire là chiếc máy bay chiến đấu một chỗ ngồi được xem là thành công nhất của Không quân Anh trong CTTG 2. Nó được thiết kế chế tạo từ trước chiến tranh và cũng là chiếc máy bay duy nhất được chế tạo liên tục trong giai đoạn chiến tranh.
Chuyến bay đầu tiên của Spitfire tiến hành vào ngày 5/3/1936. Nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh năm 1938 và tung hoành cho đến năm 1955. Trong thời gian này, có 20.351 máy bay Spitfire được chế tạo.
Theo military-history.org, ở thời điểm máy bay mới được trang bị, nhiều phi công lái Spitfire chưa quen với tính năng có thể thu càng của máy bay nên đã dẫn đến một số vụ tai nạn do họ quên thả càng trước khi hạ cánh.
Các máy bay Spitfire được thiết kế trong vai trò là một máy bay đánh chặn tầm ngắn hiệu suất cao. Để thích ứng với nhiệm vụ, các nhà phát triển sử dụng cánh hình elip giúp nó cơ động trên mặt phẳng ngang dễ dàng và tốc độ cao hơn so với một số máy bay chiến đấu thời đó.
Trong chiến dịch không chiến lớn với quân Đức (thường được biết đến với cái tên The battle of Britain từ tháng 6 đến tháng 10/1940), các máy bay Spitfire đã chứng tỏ tính ưu việt của nó khi tiêu diệt được nhiều máy bay địch mà số thiệt hại thấp.
Sau chiến dịch này, Spitfire đã thay thế các máy bay Hurricane để trở thành chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh. Nó cũng được đưa sang thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát hình ảnh, máy bay chiến đấu – ném bom, máy bay huấn luyện chứ không chỉ đơn thuần là tiêm kích.
Theo trang web battleofbritain, máy bay tiêm kích Spitfire là kỳ phùng địch thủ của thiết kế Messerschmitt Me 109 của Đức. Sau trận không chiến lớn năm 1940, Anh đã gửi một phi đội Spitfire đến Na Uy và 10 chiếc đến Pháp để hỗ trợ. Trong ảnh là một chiếc Me109 và phía sau là chiếc Spitfire.
Về hỏa lực, trang bị ban đầu của Spitfire gồm bốn khẩu súng máy Browning nhưng sau đó vào tháng 11/1938 nó được trang bị bốn khẩu pháo Oerlikon 20mm.
Theo Wikipedia, có đến 24 biến thể khác nhau của chiếc Spitfire. Trong đó kiểu MK V là thông dụng nhất với hơn 6.000 chiếc xuất xưởng. Tiếp theo đó là chiếc MK IX với hơn 5.000 chiếc được chế tạo.
Các biến thể với cánh khác nhau cũng được trang bị vũ khí khác nhau. Chẳng hạn kiểu cánh A trang bị 8 súng máy cỡ nòng 0,303 inch, kiểu cánh B chỉ có 4 súng máy loại 0,303 inch nhưng có thêm 2 khẩu pháo Hispano Suiza HS404 với cỡ nòng 20mm.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, động cơ của Spitfire không được phun nhiên liệu trực tiếp nên nó không thể chúc đầu máy bay để bổ nhào lâu. Điều đó dẫn đến một sơ hở cho quân Đức khai thác. Các máy bay tiêm kích Đức chỉ cần bổ nhào hết ga là thoát được Spitfire.
Sau đó phi công Anh học chiến thuật “lộn nửa vòng” máy bay trước khi bổ nhào. Đồng thời nhà chế tạo cũng khắc phục bằng một màng chắn kim loại có lỗ thủng gắn ngang buồng nổi của bộ chế hòa khí. Điều này đã cải thiện được phần nào sự thiếu hụt nhiên liệu khi bổ nhào.
Từ năm 1944, những phiên bản mới nhất của Spitfire cũng được dùng để đối phó với các cuộc tấn công bằng bom bay V-1 của Đức. Sau CTTG 2, máy bay Spitfire được giữ lại phục vụ trong không quân nhiều nước. Nó chỉ trở nên lỗi thời vào thập niên 1960 khi các máy bay phản lực trở nên phổ biến.