Truyền thông Triều Tiên mới đưa tin, hôm 4/3, Quân đội Triều Tiên đã lần đầu tiên bắn thử hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ 300mm thế hệ mới. Cuộc bắn có sự góp mặt, theo dõi sát sao của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un.Quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói với Tân Hoa Xã qua điện thoại rằng, cuộc bắn pháo phản lực 300mm diễn ra trong khoảng từ 6h50 tới 8h theo giờ địa phương.Theo một số nguồn tin, loại pháo phản lực này được định danh là KN-09, xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2015 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Đạn phản lực 300mm rời bệ phóng tự hành.Các chuyên gia phân tích cho rằng, thiết kế pháo phản lực KN-09 300mm của Triều Tiên có khả năng ảnh hưởng không chỉ pháo phản lực 300mm của Nga-Trung Quốc, nhưng có lẽ cũng tương tự pháo phản lực có điều khiển 227mm GMLRS (Mỹ) và loại 239mm Chunmoo K-MLRS của Hàn Quốc.Đạn phản lực 300mm KN-09 không giống như đạn của BM-30 Smerch - hệ thống pháo phản lực nổi tiếng của Nga, mà gần giống với đạn rocket dẫn đường GMLRS M31 của Mỹ. "Đạn rocket của Mỹ có 4 cánh nhỏ gắn ở gần đầu mũi đạn, dấu hiệu tương tự cũng tìm thấy trên đạn của Triều Tiên (qua các bức ảnh). Vì vậy, đạn rocket KN-09 có lẽ cũng sử dụng hệ thống dẫn đường dựa trên định vị vệ tinh để giảm tối đa sai số lệch mục tiêu", chuyên gia Kim Min-seok nói với truyền thông.Theo báo cáo của Quân đội Hàn Quốc, pháo phản lực cỡ 300mm của Triều Tiên có thể là đạt tầm bắn vượt quá 100km. Nếu đây là thông tin chính xác, pháo phản lực KN-09 trở thành một trong những hệ thống pháo có tầm bắn xa nhất thế giới, so sánh với pháo phản lực tầm bắn 120km GMLRS của Mỹ.Các hình ảnh khoảng khắc viên đạn 300mm rơi trúng mục tiêu lô cốt chứng minh phần nào nhận định của chuyên gia Kim.Khả năng rất cao Triều Tiên phát triển được đạn phản lực cỡ 300mm dẫn đường vệ tinh.Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, ít có khả năng Triều Tiên sử dụng được hệ thống GPS (Mỹ phát triển) để trang bị cho đạn rocket KN-09. Vì đơn giản, trong chiến tranh, Mỹ - Hàn Quốc hoàn toàn có các biện pháp vô hiệu hóa GPS để đối phương không sử dụng được. "Tôi nghi ngờ Triều Tiên có thể sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc hoặc GLONASS của Nga", chuyên gia Choi Hyun-ho cho biết.Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cười tươi trên vọng quan sát trong cuộc bắn thử KN-09 cỡ 300mm.Ngay sau cuộc bắn, ông Kim Jong-un đã xuống tận nơi bắn động viên, khích lệ tinh thần binh sĩ.Các chuyên gia tin rằng, bệ phóng trang bị cho pháo phản lực 300mm này là mẫu xe ZZ2257N5857A HOWO 6x6 bánh do Tập đoàn xe tải hạng nặng quốc gia Trung Quốc sản xuất.Các chuyên gia cũng nhận ra rằng, cabin xe đã được sửa đổi so với lần xuất hiện trong cuộc duyệt binh 2015, khi cabin được bổ sung thêm giáp bảo vệ.Pháo phản lực KN-09 được trang bị hai pod với 4 ống phóng chứa đạn/pod. Đây cũng là thiết kế cải tiến so với hệ thống pháo phản lực 240mm của Triều Tiên, vì trong quá trình tái nạp người ta chỉ cần gỡ các pod đã hết đạn và thay bằng pod mới, thay vì phải nạp từng quả vào ống phóng.
Truyền thông Triều Tiên mới đưa tin, hôm 4/3, Quân đội Triều Tiên đã lần đầu tiên bắn thử hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ 300mm thế hệ mới. Cuộc bắn có sự góp mặt, theo dõi sát sao của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un.
Quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói với Tân Hoa Xã qua điện thoại rằng, cuộc bắn pháo phản lực 300mm diễn ra trong khoảng từ 6h50 tới 8h theo giờ địa phương.
Theo một số nguồn tin, loại pháo phản lực này được định danh là KN-09, xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2015 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Đạn phản lực 300mm rời bệ phóng tự hành.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, thiết kế pháo phản lực KN-09 300mm của Triều Tiên có khả năng ảnh hưởng không chỉ pháo phản lực 300mm của Nga-Trung Quốc, nhưng có lẽ cũng tương tự pháo phản lực có điều khiển 227mm GMLRS (Mỹ) và loại 239mm Chunmoo K-MLRS của Hàn Quốc.
Đạn phản lực 300mm KN-09 không giống như đạn của BM-30 Smerch - hệ thống pháo phản lực nổi tiếng của Nga, mà gần giống với đạn rocket dẫn đường GMLRS M31 của Mỹ. "Đạn rocket của Mỹ có 4 cánh nhỏ gắn ở gần đầu mũi đạn, dấu hiệu tương tự cũng tìm thấy trên đạn của Triều Tiên (qua các bức ảnh). Vì vậy, đạn rocket KN-09 có lẽ cũng sử dụng hệ thống dẫn đường dựa trên định vị vệ tinh để giảm tối đa sai số lệch mục tiêu", chuyên gia Kim Min-seok nói với truyền thông.
Theo báo cáo của Quân đội Hàn Quốc, pháo phản lực cỡ 300mm của Triều Tiên có thể là đạt tầm bắn vượt quá 100km. Nếu đây là thông tin chính xác, pháo phản lực KN-09 trở thành một trong những hệ thống pháo có tầm bắn xa nhất thế giới, so sánh với pháo phản lực tầm bắn 120km GMLRS của Mỹ.
Các hình ảnh khoảng khắc viên đạn 300mm rơi trúng mục tiêu lô cốt chứng minh phần nào nhận định của chuyên gia Kim.
Khả năng rất cao Triều Tiên phát triển được đạn phản lực cỡ 300mm dẫn đường vệ tinh.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, ít có khả năng Triều Tiên sử dụng được hệ thống GPS (Mỹ phát triển) để trang bị cho đạn rocket KN-09. Vì đơn giản, trong chiến tranh, Mỹ - Hàn Quốc hoàn toàn có các biện pháp vô hiệu hóa GPS để đối phương không sử dụng được. "Tôi nghi ngờ Triều Tiên có thể sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc hoặc GLONASS của Nga", chuyên gia Choi Hyun-ho cho biết.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cười tươi trên vọng quan sát trong cuộc bắn thử KN-09 cỡ 300mm.
Ngay sau cuộc bắn, ông Kim Jong-un đã xuống tận nơi bắn động viên, khích lệ tinh thần binh sĩ.
Các chuyên gia tin rằng, bệ phóng trang bị cho pháo phản lực 300mm này là mẫu xe ZZ2257N5857A HOWO 6x6 bánh do Tập đoàn xe tải hạng nặng quốc gia Trung Quốc sản xuất.
Các chuyên gia cũng nhận ra rằng, cabin xe đã được sửa đổi so với lần xuất hiện trong cuộc duyệt binh 2015, khi cabin được bổ sung thêm giáp bảo vệ.
Pháo phản lực KN-09 được trang bị hai pod với 4 ống phóng chứa đạn/pod. Đây cũng là thiết kế cải tiến so với hệ thống pháo phản lực 240mm của Triều Tiên, vì trong quá trình tái nạp người ta chỉ cần gỡ các pod đã hết đạn và thay bằng pod mới, thay vì phải nạp từng quả vào ống phóng.