Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã tiếp nhận từ Nga 200 quả tên lửa chống hạm Kh-59MK theo một hợp đồng được ký từ nhiều năm trước.Theo nguồn thông tin SIPRI, việc giao tên lửa Kh-59MK dành cho máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2008. SIPRI cũng nhấn mạnh rằng, ngoài tên lửa Kh-59MK, có thể Trung Quốc đã tiếp nhận cả phiên bản nâng cấp Kh-59MK2.Kh-59MK là biến thể chống hạm tàu mặt nước của dòng tên lửa hành trình tấn công đa năng phóng từ trên không Kh-59 Ovod (NATO định danh là AS-13 Kingbolt) do Cục thiết kế Raduga và Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất từ năm 1980 đến nay.Tên lửa hành trình Kh-59 có kích thước rất lớn, với tổng trọng lượng lên tới gần 1 tấn, dài 5,7m, đường kính thân 380mm, sải cánh 130cm. Với phiên bản như Kh-59MK hay MK2 thì kích thước này không có nhiều khác biệt lắm, chủ yếu là có sự đổi khác bên trong tên lửa.Tên lửa chống hạm Kh-59MK được thiết kế với hai loại động cơ: Một là động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy dành cho hành trình bay nằm ở dưới thân đạn; hai là động cơ nhiên liệu rắn ở đuôi đạn. Các cánh lái, ổn định nằm ở trên thân có thể gấp gọn.Trong ảnh là động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cỡ nhỏ trang bị cho tên lửa Kh-59MK/MK2 cho phép đạt tốc độ bay hành trình Mach 0,72-0,88.Tên lửa Kh-59MK được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-59, đạt tầm bắn lên tới 285km, mang theo đầu đạn nặng 320kg đủ sức đánh hạ tàu chiến cỡ trung chỉ với một phát bắn.Còn loại Kh-59MK2 là biến thể dùng cho tác chiến không đối đất được cải tiến đầu dò tên lửa, giữ nguyên tầm bắn.Tháng 1/2002, Nga đã ký hợp đồng cung cấp 24 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho Trung Quốc. Toàn bộ số máy bay này được chuyển vào tháng 8/2004. Đây được xem là hợp đồng đầu tiên của dòng máy bay xuất khẩu Su-30MK2.Su-30MK2 được đánh giá là tối ưu hóa mạnh cho khả năng đánh biển, chống hạm. Chính vì thế, toàn bộ 24 chiếc đều được biên chế lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc sử dụng.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã tiếp nhận từ Nga 200 quả tên lửa chống hạm Kh-59MK theo một hợp đồng được ký từ nhiều năm trước.
Theo nguồn thông tin SIPRI, việc giao tên lửa Kh-59MK dành cho máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2008. SIPRI cũng nhấn mạnh rằng, ngoài tên lửa Kh-59MK, có thể Trung Quốc đã tiếp nhận cả phiên bản nâng cấp Kh-59MK2.
Kh-59MK là biến thể chống hạm tàu mặt nước của dòng tên lửa hành trình tấn công đa năng phóng từ trên không Kh-59 Ovod (NATO định danh là AS-13 Kingbolt) do Cục thiết kế Raduga và Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất từ năm 1980 đến nay.
Tên lửa hành trình Kh-59 có kích thước rất lớn, với tổng trọng lượng lên tới gần 1 tấn, dài 5,7m, đường kính thân 380mm, sải cánh 130cm. Với phiên bản như Kh-59MK hay MK2 thì kích thước này không có nhiều khác biệt lắm, chủ yếu là có sự đổi khác bên trong tên lửa.
Tên lửa chống hạm Kh-59MK được thiết kế với hai loại động cơ: Một là động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy dành cho hành trình bay nằm ở dưới thân đạn; hai là động cơ nhiên liệu rắn ở đuôi đạn. Các cánh lái, ổn định nằm ở trên thân có thể gấp gọn.
Trong ảnh là động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cỡ nhỏ trang bị cho tên lửa Kh-59MK/MK2 cho phép đạt tốc độ bay hành trình Mach 0,72-0,88.
Tên lửa Kh-59MK được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-59, đạt tầm bắn lên tới 285km, mang theo đầu đạn nặng 320kg đủ sức đánh hạ tàu chiến cỡ trung chỉ với một phát bắn.
Còn loại Kh-59MK2 là biến thể dùng cho tác chiến không đối đất được cải tiến đầu dò tên lửa, giữ nguyên tầm bắn.
Tháng 1/2002, Nga đã ký hợp đồng cung cấp 24 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho Trung Quốc. Toàn bộ số máy bay này được chuyển vào tháng 8/2004. Đây được xem là hợp đồng đầu tiên của dòng máy bay xuất khẩu Su-30MK2.
Su-30MK2 được đánh giá là tối ưu hóa mạnh cho khả năng đánh biển, chống hạm. Chính vì thế, toàn bộ 24 chiếc đều được biên chế lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc sử dụng.