Máy bay ném bom Tu-4 mang số hiệu 2.805.103 được nhà máy chế tạo máy bay Kuibyshev sản xuất vào năm 1952. Đây là một trong 847 chiếc Tu-4 được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn từ 1949–1952. Và cũng là chiếc Tu-4 duy nhất Nga còn sở hữu có lẽ là vì “2.805.103” từng tham gia chiến dịch không kích thủ đô Budapest của Hungary trong Khủng hoảng Hungary vào năm 1956.Tupolev Tu-4 có thể được xem là mẫu máy bay ném bom chiến lược đầu tiên Liên Xô trong suốt giai đoạn từ cuối năm 1940 đến giữa những năm 1960. Dù vậy lịch sử phát triển của Tu-4 lại có khá nhiều bí ẩn liên quan đến người Mỹ. Hình ảnh bên trong buồng lái của Tu-4 tại Monino, nó có phi hành đoàn lên tới 11 người.Sở dĩ nói vậy bởi vì thiết kế của Tu-4 gần như giống hoàn toàn mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-29 huyền thoại của Không quân Mỹ. Lưu ý rằng, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên Xô mới bắt đầu phát triển Tu-4 càng dấy lên mối nghi ngờ này, ngoài ra có tới bốn chiếc B-29 của Mỹ rơi vào tay Liên Xô trên Mặt trận Thái Bình Dương trong năm 1944.Dù vậy quá trình phát triển Tu-4 của Liên Xô cũng không mấy dễ dàng, phải đến tận tháng 5/1947 nguyên mẫu Tu-4 đầu tiên mới cất cánh lên trên bầu trời, chỉ hai năm sau đó nó được giới thiệu chính thức trước sự ngỡ ngàng của người Mỹ.Vị trí phi công chính trên chiếc máy bay bém bom Tu-4 cuối cùng của Nga. Tình trạng hiện tại của nó đã xuống cấp khá trầm trọng sau hơn nữa thế kỷ hoạt động.Vấn đề lớn nhất mà Tupolev gặp phải trong chương trình phát triển Tu-4 chính là hệ thống động cơ của nó, tuy nhiên mẫu động cơ ASh-73 trên Tu-4 lại có hiệu suất hoạt động cao hơn động cơ Wright R-3350 trên B-29.Trang thiết bị điện tử bên trong Tu-4 cũng được Liên Xô nội địa hóa từ hệ thống trang bị của B-29 và từ một số mẫu máy bay khác của Mỹ điển hình như chiếc B-25 vốn được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.Một vị trí trinh sát bên trong chiếc Tu-4.Còn đây là khoang chứa bom của Tu-4, nó có thể mang theo tối đa 6 tấn bom các loại hoặc một bom hạt nhân thuộc series RDS thế hệ bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô.Do có thiết kế tương tự như B-29, phi hành đoàn của Tu-4 cũng tương tự với hai phi công, một chuyên viên ném bom, một kỹ sư hàng không, hoa tiêu, nhân viên liên lạc vô tuyến, một sĩ quan radar và 4 xạ thủ pháo 23mm.Trong ảnh là vị trí làm việc của sĩ quan radar trên Tu-4 cạnh đó là khoang nghỉ dành cho phi hành đoàn.Một chiếc Tu-4 có trọng lượng cất cánh tối đa là 63.6 tấn với sải cánh dài 43m, nó được trang bị 4 động cơ cánh quạt Shvetsov ASh-73TK có công suất 2.400 mã lực. Tầm hoạt động hiệu quả của nó là 5.400km đủ sức vươn tới một số thành phố của Mỹ.Trong ảnh dãy hành lang dùng để di chuyển giữa các vị trí bên trong Tu-4, không gian bên trong máy bay khá hẹp.Cận cảnh khoang lái của Tu-4 “2.805.103” nhìn từ bên ngoài.Vị trí bốn tháp pháo 23mm của Tu-4 được bố trí ở đầu và gần phần đuôi máy bay, ngoài ra ở phần đuôi của Tu-4 cũng được bố trí một pháo đôi 23mm thiết kế khá phổ biến ở các dòng máy bay ném bom chiến lược do Liên Xô phát triển.Pháo đôi 23mm ở sau đôi Tu-4, nó có tốc độ bắn lên tới 500 phát/phút.Còn đây là một tháp pháo 23mm bên dưới thân Tu-4, trong khi đó trên B-29 các tháp pháo của mẫu máy bay này chỉ là súng máy 12.7mm.Một tháp pháo khác trên nóc thân máy bay.Cạnh Tu-4 là Tu-16 - dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô.
Máy bay ném bom Tu-4 mang số hiệu 2.805.103 được nhà máy chế tạo máy bay Kuibyshev sản xuất vào năm 1952. Đây là một trong 847 chiếc Tu-4 được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn từ 1949–1952. Và cũng là chiếc Tu-4 duy nhất Nga còn sở hữu có lẽ là vì “2.805.103” từng tham gia chiến dịch không kích thủ đô Budapest của Hungary trong Khủng hoảng Hungary vào năm 1956.
Tupolev Tu-4 có thể được xem là mẫu máy bay ném bom chiến lược đầu tiên Liên Xô trong suốt giai đoạn từ cuối năm 1940 đến giữa những năm 1960. Dù vậy lịch sử phát triển của Tu-4 lại có khá nhiều bí ẩn liên quan đến người Mỹ. Hình ảnh bên trong buồng lái của Tu-4 tại Monino, nó có phi hành đoàn lên tới 11 người.
Sở dĩ nói vậy bởi vì thiết kế của Tu-4 gần như giống hoàn toàn mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-29 huyền thoại của Không quân Mỹ. Lưu ý rằng, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên Xô mới bắt đầu phát triển Tu-4 càng dấy lên mối nghi ngờ này, ngoài ra có tới bốn chiếc B-29 của Mỹ rơi vào tay Liên Xô trên Mặt trận Thái Bình Dương trong năm 1944.
Dù vậy quá trình phát triển Tu-4 của Liên Xô cũng không mấy dễ dàng, phải đến tận tháng 5/1947 nguyên mẫu Tu-4 đầu tiên mới cất cánh lên trên bầu trời, chỉ hai năm sau đó nó được giới thiệu chính thức trước sự ngỡ ngàng của người Mỹ.
Vị trí phi công chính trên chiếc máy bay bém bom Tu-4 cuối cùng của Nga. Tình trạng hiện tại của nó đã xuống cấp khá trầm trọng sau hơn nữa thế kỷ hoạt động.
Vấn đề lớn nhất mà Tupolev gặp phải trong chương trình phát triển Tu-4 chính là hệ thống động cơ của nó, tuy nhiên mẫu động cơ ASh-73 trên Tu-4 lại có hiệu suất hoạt động cao hơn động cơ Wright R-3350 trên B-29.
Trang thiết bị điện tử bên trong Tu-4 cũng được Liên Xô nội địa hóa từ hệ thống trang bị của B-29 và từ một số mẫu máy bay khác của Mỹ điển hình như chiếc B-25 vốn được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Một vị trí trinh sát bên trong chiếc Tu-4.
Còn đây là khoang chứa bom của Tu-4, nó có thể mang theo tối đa 6 tấn bom các loại hoặc một bom hạt nhân thuộc series RDS thế hệ bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô.
Do có thiết kế tương tự như B-29, phi hành đoàn của Tu-4 cũng tương tự với hai phi công, một chuyên viên ném bom, một kỹ sư hàng không, hoa tiêu, nhân viên liên lạc vô tuyến, một sĩ quan radar và 4 xạ thủ pháo 23mm.
Trong ảnh là vị trí làm việc của sĩ quan radar trên Tu-4 cạnh đó là khoang nghỉ dành cho phi hành đoàn.
Một chiếc Tu-4 có trọng lượng cất cánh tối đa là 63.6 tấn với sải cánh dài 43m, nó được trang bị 4 động cơ cánh quạt Shvetsov ASh-73TK có công suất 2.400 mã lực. Tầm hoạt động hiệu quả của nó là 5.400km đủ sức vươn tới một số thành phố của Mỹ.
Trong ảnh dãy hành lang dùng để di chuyển giữa các vị trí bên trong Tu-4, không gian bên trong máy bay khá hẹp.
Cận cảnh khoang lái của Tu-4 “2.805.103” nhìn từ bên ngoài.
Vị trí bốn tháp pháo 23mm của Tu-4 được bố trí ở đầu và gần phần đuôi máy bay, ngoài ra ở phần đuôi của Tu-4 cũng được bố trí một pháo đôi 23mm thiết kế khá phổ biến ở các dòng máy bay ném bom chiến lược do Liên Xô phát triển.
Pháo đôi 23mm ở sau đôi Tu-4, nó có tốc độ bắn lên tới 500 phát/phút.
Còn đây là một tháp pháo 23mm bên dưới thân Tu-4, trong khi đó trên B-29 các tháp pháo của mẫu máy bay này chỉ là súng máy 12.7mm.
Một tháp pháo khác trên nóc thân máy bay.
Cạnh Tu-4 là Tu-16 - dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô.