"Rắn đuôi chuông" (Sidewinder) AIM-9 là tên lửa không đối không huyền thoại của Mỹ, là một trong những loại tên lửa không đối không được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, và là mẫu tên lửa cao tuổi nhất nước Mỹ với nửa thế kỷ phục vụ.Được đưa vào sản xuất từ tháng 9/1953 tới nay, 110.000 quả tên lửa không đối không AIM-9 gồm nhiều phiên bản đã được sản xuất cho Không quân, Hải quân Mỹ và 27 quốc gia trên thế giới. Trong lịch sử chiến trận, khoảng 270 máy bay đã bị bắn hạ bởi AIM-9. Không quân Mỹ có kế hoạch tiếp tục sử dụng AIM-9 tới tận năm 2055.Một quả tên lửa AIM-9 có trọng lượng khoảng 85kg, dài 3,02m, đường kính thân 127mm, mang đầu nổ phá mảnh nặng 9,4kg, tầm bắn từ 1-35,5km tùy phiên bản. Đa phần các phiên bản AIM-9 đều dùng công nghệ dẫn hồng ngoại, ngoại trừ phiên bản AIM-9C dùng đầu dẫn radar bán chủ động. Tuy nhiên, dù là dùng chung công nghệ dẫn, nhưng đầu dẫn qua các thời kỳ luôn có sự khác nhau rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu bên trong đầu dò phiên bản AIM-9.Trong ảnh là vi mạch điện tử đầu dò hồng ngoại phiên bản tên lửa AIM-9B được trang bị cho Không quân - Hải quân Mỹ vào năm 1954 và 1956.Đầu tự dẫn radar bán chủ động phiên bản AIM-9C - khoảng 1.000 quả được sản xuất nhưng nhìn chung đây là phiên bản không thành công.Đầu dẫn hồng ngoại trên phiên bản AIM-9D khác biệt hoàn toàn so với AIM-9B, nó được đánh giá là đáng tin cậy hơn rất nhiều so với thế hệ trước.Vi mạch điện tử trên đầu dò phiên bản AIM-9H ra đời cùng thời với AIM-9D, tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.Đầu dò hồng ngoại trên phiên bản AIM-9L được đưa vào sản xuất với số lượng lớn từ năm 1977. Đây là thế hệ "rắn đuôi chuông" đầu tiên có khả năng tấn công mọi phương hướng (all-aspect). Nó lập chiến công đầu tiên vào năm 1981 khi được tiêm kích F-14A sử dụng để bắn hạ cường kích Su-22 của Libya.Phần vi mạch đầu dò hồng ngoại trên phiên bản AIM-9M có khả năng đối phó hữu hiệu với biện pháp gây nhiễu hồng ngoại bằng pháo sáng.Còn đây là đầu dò trên phiên bản AIM-9R được Hải quân Mỹ trang bị từ năm 1987, sử dụng công nghệ đầu dòng hồng ngoại tích hợp thiết bị tích điện kép (CCD - Charge Coupled Device). Nó có nhiệm vụ biến đổi quang năng của ánh sáng tới thành các tín hiệu điện nhờ các photodiode và các vi mạch điện bên cạnh các photodiode đó, được cấu tạo từ các tinh thể silicon, tương tự như bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính.Và đây là đầu dò hồng ngoại của phiên bản AIM-9 hiện đại nhất, được định danh là AIM-9X - nó được trang bị đầu dò ảnh nhiệt công nghệ mới, tương thích hệ thống ngắm mục tiêu bằng mũ bay thông minh, lắp động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều...
"Rắn đuôi chuông" (Sidewinder) AIM-9 là tên lửa không đối không huyền thoại của Mỹ, là một trong những loại tên lửa không đối không được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, và là mẫu tên lửa cao tuổi nhất nước Mỹ với nửa thế kỷ phục vụ.
Được đưa vào sản xuất từ tháng 9/1953 tới nay, 110.000 quả tên lửa không đối không AIM-9 gồm nhiều phiên bản đã được sản xuất cho Không quân, Hải quân Mỹ và 27 quốc gia trên thế giới. Trong lịch sử chiến trận, khoảng 270 máy bay đã bị bắn hạ bởi AIM-9. Không quân Mỹ có kế hoạch tiếp tục sử dụng AIM-9 tới tận năm 2055.
Một quả tên lửa AIM-9 có trọng lượng khoảng 85kg, dài 3,02m, đường kính thân 127mm, mang đầu nổ phá mảnh nặng 9,4kg, tầm bắn từ 1-35,5km tùy phiên bản. Đa phần các phiên bản AIM-9 đều dùng công nghệ dẫn hồng ngoại, ngoại trừ phiên bản AIM-9C dùng đầu dẫn radar bán chủ động. Tuy nhiên, dù là dùng chung công nghệ dẫn, nhưng đầu dẫn qua các thời kỳ luôn có sự khác nhau rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu bên trong đầu dò phiên bản AIM-9.
Trong ảnh là vi mạch điện tử đầu dò hồng ngoại phiên bản tên lửa AIM-9B được trang bị cho Không quân - Hải quân Mỹ vào năm 1954 và 1956.
Đầu tự dẫn radar bán chủ động phiên bản AIM-9C - khoảng 1.000 quả được sản xuất nhưng nhìn chung đây là phiên bản không thành công.
Đầu dẫn hồng ngoại trên phiên bản AIM-9D khác biệt hoàn toàn so với AIM-9B, nó được đánh giá là đáng tin cậy hơn rất nhiều so với thế hệ trước.
Vi mạch điện tử trên đầu dò phiên bản AIM-9H ra đời cùng thời với AIM-9D, tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đầu dò hồng ngoại trên phiên bản AIM-9L được đưa vào sản xuất với số lượng lớn từ năm 1977. Đây là thế hệ "rắn đuôi chuông" đầu tiên có khả năng tấn công mọi phương hướng (all-aspect). Nó lập chiến công đầu tiên vào năm 1981 khi được tiêm kích F-14A sử dụng để bắn hạ cường kích Su-22 của Libya.
Phần vi mạch đầu dò hồng ngoại trên phiên bản AIM-9M có khả năng đối phó hữu hiệu với biện pháp gây nhiễu hồng ngoại bằng pháo sáng.
Còn đây là đầu dò trên phiên bản AIM-9R được Hải quân Mỹ trang bị từ năm 1987, sử dụng công nghệ đầu dòng hồng ngoại tích hợp thiết bị tích điện kép (CCD - Charge Coupled Device). Nó có nhiệm vụ biến đổi quang năng của ánh sáng tới thành các tín hiệu điện nhờ các photodiode và các vi mạch điện bên cạnh các photodiode đó, được cấu tạo từ các tinh thể silicon, tương tự như bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính.
Và đây là đầu dò hồng ngoại của phiên bản AIM-9 hiện đại nhất, được định danh là AIM-9X - nó được trang bị đầu dò ảnh nhiệt công nghệ mới, tương thích hệ thống ngắm mục tiêu bằng mũ bay thông minh, lắp động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều...