Theo tờ Washington Time của Mỹ đưa tin cho hay, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor trị giá 150 triệu USD - niềm tự hào của Không quân Mỹ vừa bị “tấn công” bởi một kẻ thù không tưởng - loài ong. Chuyện thật như đùa nhưng lại xảy ra tại căn cứ không quân Joint Base Langley-Eustis ở Virginia.Được biết, các nhân viên bảo trì F-22 tại căn cứ không quân này đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện đàn ong với hợn 20.000 con đã làm tổ trên phần ống xả động cơ của một chiếc F-22 và đây là lần đầu tiên họ phải đối mặt với một tình huống như trên.Theo một người nuôi ong địa phương cho biết nhiều khả năng, ong chúa của đàn ong này đã kéo cả đàn ong đến chiếc F-22 trên làm tổ. Trong ảnh là đàn ong làm tổ trên động cơ của chiếc F-22 tại Joint Base Langley-Eustis.Một người nuôi ong sống gần căn cứ không quân này đã tình nguyện giúp Không quân Mỹ di dời đàn ong trên khỏi chiếc F-22. Và thứ ông này thu về được là 3.5kg cả ong lẫn mật mang về nhà.Dù đây có thể xem là một sự cố nhỏ nhưng nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bay của F-22. Khó có thể nói được điều gì sẽ xảy ra nếu như một con ong bay vào trong hệ thống điện tử phức tạp trên F-22. Trong ảnh là Andy Westrich người nuôi ong tình nguyện giúp Không quân Mỹ di dời các vị khách không mời của mình.Đây không phải là lần đầu tiên những chiến đấu cơ đắt tiền của Mỹ bị loài ong ghé thăm khi trước đó một chiếc tiêm kích trên hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ cũng từng bị một đàn ong “tấn công” thậm chí là làm tổ bên trong động cơ.F-22 Raptor là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên và thành công nhất của Không quân Mỹ hiện nay, nó được Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin phát triển từ những năm 1980 đến năm 1991 mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình.Không quân Mỹ hiện tại đang sở hữu 187 chiếc F-22 và chiếc đầu tiên được đưa vào trang bị từ đầu những năm 2000.F-22 được trang bị hai động cơ phản lực thế hệ mới Pratt & Whitney F119-PW-100 có công suất tối đa hơn 35.000Ib với vận tốc bay tối đa Mach 2.25.Tuy nhiên điều tạo nên sức mạnh của F-22 vẫn là công nghệ tàng hình và nó cũng là chiến đấu cơ tàng hình duy nhất trên thế giới đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Và một thông tin đặc biệt khác là các công nghệ trên F-22 bị cấm xuất khẩu cho mọi quốc gia không như đàn em F-35 của nó.Toàn bộ hệ thống vũ khí trên F-22 được đặt bên trong thân máy bay, trong không chiến nó có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM và hai tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder cùng với đó là pháo tự động M61A2 Vulcan với 480 viên đạn.
Theo tờ Washington Time của Mỹ đưa tin cho hay, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor trị giá 150 triệu USD - niềm tự hào của Không quân Mỹ vừa bị “tấn công” bởi một kẻ thù không tưởng - loài ong. Chuyện thật như đùa nhưng lại xảy ra tại căn cứ không quân Joint Base Langley-Eustis ở Virginia.
Được biết, các nhân viên bảo trì F-22 tại căn cứ không quân này đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện đàn ong với hợn 20.000 con đã làm tổ trên phần ống xả động cơ của một chiếc F-22 và đây là lần đầu tiên họ phải đối mặt với một tình huống như trên.
Theo một người nuôi ong địa phương cho biết nhiều khả năng, ong chúa của đàn ong này đã kéo cả đàn ong đến chiếc F-22 trên làm tổ. Trong ảnh là đàn ong làm tổ trên động cơ của chiếc F-22 tại Joint Base Langley-Eustis.
Một người nuôi ong sống gần căn cứ không quân này đã tình nguyện giúp Không quân Mỹ di dời đàn ong trên khỏi chiếc F-22. Và thứ ông này thu về được là 3.5kg cả ong lẫn mật mang về nhà.
Dù đây có thể xem là một sự cố nhỏ nhưng nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bay của F-22. Khó có thể nói được điều gì sẽ xảy ra nếu như một con ong bay vào trong hệ thống điện tử phức tạp trên F-22. Trong ảnh là Andy Westrich người nuôi ong tình nguyện giúp Không quân Mỹ di dời các vị khách không mời của mình.
Đây không phải là lần đầu tiên những chiến đấu cơ đắt tiền của Mỹ bị loài ong ghé thăm khi trước đó một chiếc tiêm kích trên hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ cũng từng bị một đàn ong “tấn công” thậm chí là làm tổ bên trong động cơ.
F-22 Raptor là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên và thành công nhất của Không quân Mỹ hiện nay, nó được Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin phát triển từ những năm 1980 đến năm 1991 mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình.
Không quân Mỹ hiện tại đang sở hữu 187 chiếc F-22 và chiếc đầu tiên được đưa vào trang bị từ đầu những năm 2000.
F-22 được trang bị hai động cơ phản lực thế hệ mới Pratt & Whitney F119-PW-100 có công suất tối đa hơn 35.000Ib với vận tốc bay tối đa Mach 2.25.
Tuy nhiên điều tạo nên sức mạnh của F-22 vẫn là công nghệ tàng hình và nó cũng là chiến đấu cơ tàng hình duy nhất trên thế giới đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Và một thông tin đặc biệt khác là các công nghệ trên F-22 bị cấm xuất khẩu cho mọi quốc gia không như đàn em F-35 của nó.
Toàn bộ hệ thống vũ khí trên F-22 được đặt bên trong thân máy bay, trong không chiến nó có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM và hai tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder cùng với đó là pháo tự động M61A2 Vulcan với 480 viên đạn.