Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Farnborough, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã đem tới giới thiệu mẫu trực thăng tấn công mới nhất T-129 do hãng AugustaWestland (Italy) và Công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) hợp tác phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh... Khoảng 9 chiếc T-129 đã được bàn giao cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2014.
T-129 thực ra là một thiết kế cải tiến dựa trên mẫu A-129 Mangusta do AugustaWestland phát triển cho Không quân Italy. Theo đó, T-129 sử dụng chủ yếu hệ thống điện tử hàng không tối tân, hệ thống vũ khí, máy tính nhiệm vụ, hệ thống phòng vệ do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Cơ bản thì cách bố trí hỏa lực trên T-129 tương đồng với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga). Theo đó, đầu mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa. Trong ảnh là điểm treo trên cánh nhỏ mang 4 tên lửa chống tăng do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, nó có thể đạt tầm bắn 500-8.000m, lắp đầu nổ chống tăng kiểu tandem, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại - hình ảnh và kênh cập nhật thông tin mục tiêu trên đường bay. Ngay cạnh nó là bệ phóng 4 ống rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.
Ở cánh phụ còn lại được treo bệ phóng rocket cỡ 70mm và 2 tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).
Ảnh chụp chính diện cho thấy khả năng mang vác của trực thăng tấn công T-129.
T-129 không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28N mà chỉ có tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.
Buồng lái máy bay thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – hoa tiêu), nhưng không rõ buồng lái này có thể chống đạn không?
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Farnborough, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã đem tới giới thiệu mẫu trực thăng tấn công mới nhất T-129 do hãng AugustaWestland (Italy) và Công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) hợp tác phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh... Khoảng 9 chiếc T-129 đã được bàn giao cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2014.
T-129 thực ra là một thiết kế cải tiến dựa trên mẫu A-129 Mangusta do AugustaWestland phát triển cho Không quân Italy. Theo đó, T-129 sử dụng chủ yếu hệ thống điện tử hàng không tối tân, hệ thống vũ khí, máy tính nhiệm vụ, hệ thống phòng vệ do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Cơ bản thì cách bố trí hỏa lực trên T-129 tương đồng với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga). Theo đó, đầu mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa. Trong ảnh là điểm treo trên cánh nhỏ mang 4 tên lửa chống tăng do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, nó có thể đạt tầm bắn 500-8.000m, lắp đầu nổ chống tăng kiểu tandem, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại - hình ảnh và kênh cập nhật thông tin mục tiêu trên đường bay. Ngay cạnh nó là bệ phóng 4 ống rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.
Ở cánh phụ còn lại được treo bệ phóng rocket cỡ 70mm và 2 tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).
Ảnh chụp chính diện cho thấy khả năng mang vác của trực thăng tấn công T-129.
T-129 không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28N mà chỉ có tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.
Buồng lái máy bay thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – hoa tiêu), nhưng không rõ buồng lái này có thể chống đạn không?