Bảo tàng Không quân Monino có một hiện vật có hình dáng kỳ lạ như quái vật, không hề có chú thích hay bất kỳ một thông tin ghi chú nào. Thực tế, đấy là những gì còn lại của thủy phi cơ săn ngầm khổng lồ VVA-14 do nhà sản xuất Beriev (Liên Xô) thiết kế từ những năm 1970. VVA-14 được thiết kế bởi Robert Bartini nhằm mục đích tấn công tiêu diệt các tàu ngầm chiến lược của Mỹ. Trong ảnh là một chiếc VVA-14 nguyên vẹn đang tung cánh trên trời cao.VVA-14 mang theo nhiều tham vọng các kỹ sư Xô Viết thời đó. Họ hy vọng rằng, nó có thể cất cánh thẳng đứng từ mặt nước, bay tốc độ cao tầm xa, trần bay cao.
VVA-14 dài tới 25,97m, sải cánh 30m, cao 6,79m, trọng lượng cất cánh tối đa 52 tấn. Chiếc thủy phi cơ trong “thời kỳ hoàng kim” (đầy đủ bộ phận) đã có kiểu dáng kỳ lạ không giống thiết kế máy bay truyền thống. Trong ảnh là VVA-14 đang đậu trên mặt nước nhờ 2 hệ thống phao nổi lớn.
Đầu mũi máy bay rất độc đáo như đầu một con rắn. Trong ảnh là các phi công đang leo lên trong một cuộc thử nghiệm.
VVA-14 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30M cho phép đạt tốc độ tối đa 760km/h, tầm bay 2.450km, trần bay 10.000m. Để cất cánh thẳng đứng, VVA-14 phải trang bị thêm 24 động cơ tuốc bin phản lực nâng RD-36-35 nhưng nó chưa bao giờ được lắp đặt.
Sau khi nhà thiết kế chính Bartini qua đời năm 1974, dự án như “rắn mất đầu” và nhanh chóng bị hủy bỏ sau khi trải qua 107 chuyến bay, với thời gian bay 103 giờ. Năm 1987, VVA-14 được chuyển vào Bảo tàng Hàng không Monino và nằm tại đó vĩnh viễn. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của VVA-14 năm 1992. Khi đó, nó vẫn còn có màu sơn rõ nét và một số bộ phận động cơ.
Dù vậy, cho tới hiện nay thì VVA-14 gần như không còn gì. Toàn bộ cặp động cơ và cánh, đuôi đã bị mất hết. Khách tham quan nếu không có bảng chú thích thì ít ai biết rằng đây từng là “niềm tự hào” của công nghiệp hàng không Liên Xô. Cận cảnh “đầu rắn” của VVA-14. Nhìn từ trên cao, VVA-14 không còn nét gì của một chiếc máy bay vì toàn bộ những yếu tố làm nên nó đã bị mất sạch theo thời gian.
Bảo tàng Không quân Monino có một hiện vật có hình dáng kỳ lạ như quái vật, không hề có chú thích hay bất kỳ một thông tin ghi chú nào. Thực tế, đấy là những gì còn lại của thủy phi cơ săn ngầm khổng lồ VVA-14 do nhà sản xuất Beriev (Liên Xô) thiết kế từ những năm 1970.
VVA-14 được thiết kế bởi Robert Bartini nhằm mục đích tấn công tiêu diệt các tàu ngầm chiến lược của Mỹ. Trong ảnh là một chiếc VVA-14 nguyên vẹn đang tung cánh trên trời cao.
VVA-14 mang theo nhiều tham vọng các kỹ sư Xô Viết thời đó. Họ hy vọng rằng, nó có thể cất cánh thẳng đứng từ mặt nước, bay tốc độ cao tầm xa, trần bay cao.
VVA-14 dài tới 25,97m, sải cánh 30m, cao 6,79m, trọng lượng cất cánh tối đa 52 tấn. Chiếc thủy phi cơ trong “thời kỳ hoàng kim” (đầy đủ bộ phận) đã có kiểu dáng kỳ lạ không giống thiết kế máy bay truyền thống. Trong ảnh là VVA-14 đang đậu trên mặt nước nhờ 2 hệ thống phao nổi lớn.
Đầu mũi máy bay rất độc đáo như đầu một con rắn. Trong ảnh là các phi công đang leo lên trong một cuộc thử nghiệm.
VVA-14 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30M cho phép đạt tốc độ tối đa 760km/h, tầm bay 2.450km, trần bay 10.000m. Để cất cánh thẳng đứng, VVA-14 phải trang bị thêm 24 động cơ tuốc bin phản lực nâng RD-36-35 nhưng nó chưa bao giờ được lắp đặt.
Sau khi nhà thiết kế chính Bartini qua đời năm 1974, dự án như “rắn mất đầu” và nhanh chóng bị hủy bỏ sau khi trải qua 107 chuyến bay, với thời gian bay 103 giờ. Năm 1987, VVA-14 được chuyển vào Bảo tàng Hàng không Monino và nằm tại đó vĩnh viễn. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của VVA-14 năm 1992. Khi đó, nó vẫn còn có màu sơn rõ nét và một số bộ phận động cơ.
Dù vậy, cho tới hiện nay thì VVA-14 gần như không còn gì. Toàn bộ cặp động cơ và cánh, đuôi đã bị mất hết.
Khách tham quan nếu không có bảng chú thích thì ít ai biết rằng đây từng là “niềm tự hào” của công nghiệp hàng không Liên Xô.
Cận cảnh “đầu rắn” của VVA-14.
Nhìn từ trên cao, VVA-14 không còn nét gì của một chiếc máy bay vì toàn bộ những yếu tố làm nên nó đã bị mất sạch theo thời gian.