Đứng đầu trong top 10 pháo tự hành tốt nhất thế giới là "Hoàng Đế" Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức. Nó có hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động cùng hệ thống quản lý đạn dược với tốc độ bắn tối đa 9 phát/phút. Pháo sử dụng loại đạn tương thích với pháo 155mm của NATO. Tầm bắn tối đa 30km với đạn tiêu chuẩn HE-Frag và lên tới 40 km khi sử dụng liều tăng tầm.Theo trang Military-today, điểm đặc biệt là nó có thể bắn nhiều quả đạn với quỹ đạo khác nhau rơi vào cùng một mục tiêu. Pháo nhận dữ liệu mục tiêu và sẽ tự xử lý tự động để khai hỏa. Nó cũng có lớp giáp khá hiệu quả bao gồm cả giáp thường và giáp phản ứng nổ.Kế đến là pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV cỡ 152mm của Quân đội Nga. Nó được phát triển từ pháo tự hành 2S19 Msta-S, nhưng đã được hiện đại hóa rất nhiều gồm tháp pháo không người lái. Pháo cũng có cơ chế tải đạn và xử lý hoàn toàn tự động. Nó dùng được từ đạn HE tới đạn chùm, đạn chống tăng với tầm bắn 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn tối đa của pháo là 8 phát/phút và vì được tự động hóa cao, kíp xe chỉ cần 3 người.Pháo K9 Thunder của Hàn Quốc được đưa vào sử dụng năm 1999. K9 sử dụng các loại đạn cỡ 155mm chuẩn NATO. Nó có tầm bắn từ 30 đến 40 km với tốc độ tối đa 6 viên/phút. Ngoài ra nó còn có khả năng bắn 3 viên đạn trong 15 giây với mỗi viên một quỹ đạo khác nhau nhưng cùng chụp vào mục tiêu đồng thời.Type 99 là một khẩu pháo tự hành mạnh nhất của quân đội Nhật Bản. Nó có tầm bắn 30 km với đạn thường và 38 km với đạn tăng tầm với tốc độ bắn đạt 6 viên/phút. Pháo có hệ thống chỉ huy và radar kiểm soát bắn.Kế đến trong top pháo tự hành làPLZ05 hay còn gọi là Type 05 của Trung Quốc. Nó được xem là đời cao hơn của loại PLZ45. Pháo này sử dụng đạn cỡ 155mm với cự li bắn lên tới 40km nếu dùng đạn tăng tầm, tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút. Cơ số đạn trong pháo khoảng 30 viên. Nó cũng có khả năng bắn loại đạn được dẫn đường chính xác với tầm bắn 20 km.M109A7 là phiên bản nâng cấp khẩu pháo tự hành lâu đời M109 của Mỹ. Nó có bộ nạp tự động mới, tuy nhiên tốc độ bắn khá thấp, chỉ 4 viên/phút. Với đạn tiêu chuẩn, M109A7 bắn xa 24 km. Nó cũng có thể bắn đạn M982 Excalibur được dẫn đường chính xác với tầm bắn tối đa 40 km.Pháo tự hành Krab của Ba Lan có cỡ nòng 155mm để tương thích với tiêu chuẩn NATO. Nó có hệ thống nạp đạn tự động và cũng giống nhiều khẩu khác, bắn xa 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Một khẩu pháo tự hành Krab khi chiến đấu có cơ số đạn 60 viên trong xe và có một xe tiếp đạn theo sau.Khẩu AS90 của Anh được đưa vào phục vụ từ năm 1993 với cỡ nòng tiêu chuẩn 155mm và tầm bắn tối đa 24,7 km hoặc 32 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn của AS90 đạt 6 viên/phút và có khả năng bắn 3 viên trong 10 giây. Cơ số đạn trong xe có 48 viên.2S19 Msta-S bắt đầu phục vụ trong quân đội Liên Xô năm 1989 và hiện nay còn có mặt trong lực lượng vũ trang một số nước. Khẩu pháo này có bộ nạp bán tự động với pháo chính có cỡ nòng 152mm. Nó có khả năng bắn nhiều loại đạn từ HE-Frag đến đạn chùm, đạn chống tăng, tầm bắn từ 24,7 đến 28,9 km. Tốc độ bắn của pháo đạt 7 đến 8 viên/phút. Hiện nay quân đội Nga đã nâng cấp khẩu này lên 2S19M2.Khẩu thứ 10 là Archer của Thụy Điển. Nó có hệ thống nạp rất nhanh và toàn bộ được điều khiển từ xa, do đó kíp lái không cần phải rời khỏi chiếc cabin bọc thép để điều khiển pháo. Archer có tầm bắn từ 30 đến 40 km tùy đạn có tăng tầm hay không. Ngoài ra nó còn bắn được đạn dẫn đường chính xác với tầm xa lên tới 60 km. Pháo có tốc độ bắn 8 đến 9 viên/phút và chỉ mất nửa phút để khai hỏa hoặc thu hồi và rút.
Đứng đầu trong top 10 pháo tự hành tốt nhất thế giới là "Hoàng Đế" Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức. Nó có hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động cùng hệ thống quản lý đạn dược với tốc độ bắn tối đa 9 phát/phút. Pháo sử dụng loại đạn tương thích với pháo 155mm của NATO. Tầm bắn tối đa 30km với đạn tiêu chuẩn HE-Frag và lên tới 40 km khi sử dụng liều tăng tầm.
Theo trang Military-today, điểm đặc biệt là nó có thể bắn nhiều quả đạn với quỹ đạo khác nhau rơi vào cùng một mục tiêu. Pháo nhận dữ liệu mục tiêu và sẽ tự xử lý tự động để khai hỏa. Nó cũng có lớp giáp khá hiệu quả bao gồm cả giáp thường và giáp phản ứng nổ.
Kế đến là pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV cỡ 152mm của Quân đội Nga. Nó được phát triển từ pháo tự hành 2S19 Msta-S, nhưng đã được hiện đại hóa rất nhiều gồm tháp pháo không người lái. Pháo cũng có cơ chế tải đạn và xử lý hoàn toàn tự động. Nó dùng được từ đạn HE tới đạn chùm, đạn chống tăng với tầm bắn 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn tối đa của pháo là 8 phát/phút và vì được tự động hóa cao, kíp xe chỉ cần 3 người.
Pháo K9 Thunder của Hàn Quốc được đưa vào sử dụng năm 1999. K9 sử dụng các loại đạn cỡ 155mm chuẩn NATO. Nó có tầm bắn từ 30 đến 40 km với tốc độ tối đa 6 viên/phút. Ngoài ra nó còn có khả năng bắn 3 viên đạn trong 15 giây với mỗi viên một quỹ đạo khác nhau nhưng cùng chụp vào mục tiêu đồng thời.
Type 99 là một khẩu pháo tự hành mạnh nhất của quân đội Nhật Bản. Nó có tầm bắn 30 km với đạn thường và 38 km với đạn tăng tầm với tốc độ bắn đạt 6 viên/phút. Pháo có hệ thống chỉ huy và radar kiểm soát bắn.
Kế đến trong top pháo tự hành làPLZ05 hay còn gọi là Type 05 của Trung Quốc. Nó được xem là đời cao hơn của loại PLZ45. Pháo này sử dụng đạn cỡ 155mm với cự li bắn lên tới 40km nếu dùng đạn tăng tầm, tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút. Cơ số đạn trong pháo khoảng 30 viên. Nó cũng có khả năng bắn loại đạn được dẫn đường chính xác với tầm bắn 20 km.
M109A7 là phiên bản nâng cấp khẩu pháo tự hành lâu đời M109 của Mỹ. Nó có bộ nạp tự động mới, tuy nhiên tốc độ bắn khá thấp, chỉ 4 viên/phút. Với đạn tiêu chuẩn, M109A7 bắn xa 24 km. Nó cũng có thể bắn đạn M982 Excalibur được dẫn đường chính xác với tầm bắn tối đa 40 km.
Pháo tự hành Krab của Ba Lan có cỡ nòng 155mm để tương thích với tiêu chuẩn NATO. Nó có hệ thống nạp đạn tự động và cũng giống nhiều khẩu khác, bắn xa 30 km hoặc 40 km khi sử dụng liều tăng tầm. Một khẩu pháo tự hành Krab khi chiến đấu có cơ số đạn 60 viên trong xe và có một xe tiếp đạn theo sau.
Khẩu AS90 của Anh được đưa vào phục vụ từ năm 1993 với cỡ nòng tiêu chuẩn 155mm và tầm bắn tối đa 24,7 km hoặc 32 km khi sử dụng liều tăng tầm. Tốc độ bắn của AS90 đạt 6 viên/phút và có khả năng bắn 3 viên trong 10 giây. Cơ số đạn trong xe có 48 viên.
2S19 Msta-S bắt đầu phục vụ trong quân đội Liên Xô năm 1989 và hiện nay còn có mặt trong lực lượng vũ trang một số nước. Khẩu pháo này có bộ nạp bán tự động với pháo chính có cỡ nòng 152mm. Nó có khả năng bắn nhiều loại đạn từ HE-Frag đến đạn chùm, đạn chống tăng, tầm bắn từ 24,7 đến 28,9 km. Tốc độ bắn của pháo đạt 7 đến 8 viên/phút. Hiện nay quân đội Nga đã nâng cấp khẩu này lên 2S19M2.
Khẩu thứ 10 là Archer của Thụy Điển. Nó có hệ thống nạp rất nhanh và toàn bộ được điều khiển từ xa, do đó kíp lái không cần phải rời khỏi chiếc cabin bọc thép để điều khiển pháo. Archer có tầm bắn từ 30 đến 40 km tùy đạn có tăng tầm hay không. Ngoài ra nó còn bắn được đạn dẫn đường chính xác với tầm xa lên tới 60 km. Pháo có tốc độ bắn 8 đến 9 viên/phút và chỉ mất nửa phút để khai hỏa hoặc thu hồi và rút.