Tờ Sankei Shimbun cho hay, căn cứ theo kế hoạch đã vạch ra từ trước, Bộ quốc phòng Nhật Bản sẽ xác định chính thức việc gửi đơn đặt hàng mua tàu đổ bộ lớp Wasp cho phía Mỹ vào năm 2015 và dự kiến triển khai từ năm 2019. Nếu điều này thành hiện thực, nó sẽ trở thành tàu chiến lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) và tăng cường khả năng phòng thủ “đảo Tây Nam” Nhật Bản.
Wasp là lớp tàu đổ bộ trực thăng chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay, được phát triển dựa trên lớp Tarawa với các cải tiến để đảm bảo hoạt động của máy bay cánh bằng và tàu đổ bộ đệm khí. Được đóng từ cuối những năm 1980 tới nay, đã có 8 chiếc lớp Wasp đưa vào hoạt động trong Hải quân Mỹ, đơn giá trung bình mỗi chiếc khoảng 750 triệu USD.
Lớp Wasp có lượng giãn nước toàn tải khoảng 40.500 tấn, dài 253,2m, rộng 31,8m, mớn nước 8,1m. Với kích cỡ này, Wasp được xem là tàu đổ bộ lớn nhất thế giới hiện nay với năng lực tác chiến ngang ngửa tàu sân bay của nhiều nước ngoài Mỹ. Về mặt động lực, tàu được trang bị 2 nồi hơi, 2 máy tuốc bin khí, 2 trục, tốc độ tối đa đạt được 41km/h, tầm hoạt động 17.600km với tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.
Về mặt điện tử, tàu được trang bị hệ thống trinh sát - dẫn đường hiện đại gồm các loại radar trinh sát đường không, hệ thống bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý không lưu, hệ thống dẫn đường TACAN, hệ thống nhận diện địch - ta.
Tàu đổ bộ lớp Wasp thực hiện hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biển (đánh chiếm bờ biển, hay các đảo) qua 2 hình thức: đổ bộ bằng trực thăng và đổ bộ bằng tàu - thiết giáp. Nhà thiết kế Wasp đã cho nó một khả năng mà cho tới nay chưa một tàu đổ bộ nào vượt mặt được, nó có thể chở tối đa hơn 40 máy bay các loại - tính năng tương đương tàu sân bay hạng trung.
Tùy từng nhiệm vụ mà số lượng máy bay, kiểu loại máy bay sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, tiêu chuẩn máy bay mà Wasp mang được gồm: 6 tiêm kích AV-8B Harrier II; 4 trực thăng tấn công AH-1W; 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knigh; 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 và 3-4 chiếc đa dụng UH-1N. Hoặc với nhiệm vụ đột kích đường không thì nó mang được 42 trực thăng CH-46 hoặc 22 chiếc MV-22 Osprey. Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II đang hạ cánh xuống một tàu đổ bộ lớp Wasp.
Các tàu đổ bộ lớp Wasp hoàn toàn có khả năng tiếp nhận máy bay tiêm kích tàng hình cất cánh ngắn – hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Máy bay vận tải đặc biệt MV-22 Osprey cũng đã được thử nghiệm thành công trên các tàu lớp Wasp. Việc F-35B và MV-22 Osprey có thể hoạt động tốt trên Wasp có lẽ là một trong các lý do chính khiến Nhật Bản muốn mua Wasp.
Ngoài khả năng “khủng” chở máy bay, lớp Wasp còn có thể chứa các phương tiện đổ bộ đường biển dưới khoang đáy tàu. Theo đó, Wasp có thể chở tối đa 3 tàu đổ bộ đệm khí LCAC (chở lính và phương tiện cơ giới) hoặc 12 tàu đổ bộ cơ giới LCM.
Bên cạnh đó, nó có thể chở tối đa 5 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams (được chuyên chở vào bờ bằng tàu đổ bộ nhỏ), tối đa 25 xe thiết giáp lội nước AAV, 8 pháo M198 155mm, 68 xe vận tải...
Khả năng phòng vệ của Wasp cũng rất đáng gờm với 2 3 bệ pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS; 4 pháo tự động 25mm Mk 38; 4 đại liên 12,7mm BMG; 2 bệ tên lửa phòng không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow. Trong ảnh là một trong 3 bệ pháo CIWS khai hỏa.
Tên lửa Sea Sparrow có thể hạ mục tiêu ở tầm xa đến 19km – hữu hiệu trong tác chiến chống máy bay và tên lửa hành trình diệt hạm.
Rõ ràng, nếu có được chỉ một tàu đổ bộ Wasp, năng lực phòng vệ các đảo (nhất là đảo ở vùng tranh chấp với Trung Quốc) của Nhật Bản sẽ được nâng cao đáng kể.
Tờ Sankei Shimbun cho hay, căn cứ theo kế hoạch đã vạch ra từ trước, Bộ quốc phòng Nhật Bản sẽ xác định chính thức việc gửi đơn đặt hàng mua tàu đổ bộ lớp Wasp cho phía Mỹ vào năm 2015 và dự kiến triển khai từ năm 2019. Nếu điều này thành hiện thực, nó sẽ trở thành tàu chiến lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) và tăng cường khả năng phòng thủ “đảo Tây Nam” Nhật Bản.
Wasp là lớp tàu đổ bộ trực thăng chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay, được phát triển dựa trên lớp Tarawa với các cải tiến để đảm bảo hoạt động của máy bay cánh bằng và tàu đổ bộ đệm khí. Được đóng từ cuối những năm 1980 tới nay, đã có 8 chiếc lớp Wasp đưa vào hoạt động trong Hải quân Mỹ, đơn giá trung bình mỗi chiếc khoảng 750 triệu USD.
Lớp Wasp có lượng giãn nước toàn tải khoảng 40.500 tấn, dài 253,2m, rộng 31,8m, mớn nước 8,1m. Với kích cỡ này, Wasp được xem là tàu đổ bộ lớn nhất thế giới hiện nay với năng lực tác chiến ngang ngửa tàu sân bay của nhiều nước ngoài Mỹ. Về mặt động lực, tàu được trang bị 2 nồi hơi, 2 máy tuốc bin khí, 2 trục, tốc độ tối đa đạt được 41km/h, tầm hoạt động 17.600km với tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.
Về mặt điện tử, tàu được trang bị hệ thống trinh sát - dẫn đường hiện đại gồm các loại radar trinh sát đường không, hệ thống bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý không lưu, hệ thống dẫn đường TACAN, hệ thống nhận diện địch - ta.
Tàu đổ bộ lớp Wasp thực hiện hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biển (đánh chiếm bờ biển, hay các đảo) qua 2 hình thức: đổ bộ bằng trực thăng và đổ bộ bằng tàu - thiết giáp. Nhà thiết kế Wasp đã cho nó một khả năng mà cho tới nay chưa một tàu đổ bộ nào vượt mặt được, nó có thể chở tối đa hơn 40 máy bay các loại - tính năng tương đương tàu sân bay hạng trung.
Tùy từng nhiệm vụ mà số lượng máy bay, kiểu loại máy bay sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, tiêu chuẩn máy bay mà Wasp mang được gồm: 6 tiêm kích AV-8B Harrier II; 4 trực thăng tấn công AH-1W; 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knigh; 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 và 3-4 chiếc đa dụng UH-1N. Hoặc với nhiệm vụ đột kích đường không thì nó mang được 42 trực thăng CH-46 hoặc 22 chiếc MV-22 Osprey. Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II đang hạ cánh xuống một tàu đổ bộ lớp Wasp.
Các tàu đổ bộ lớp Wasp hoàn toàn có khả năng tiếp nhận máy bay tiêm kích tàng hình cất cánh ngắn – hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Máy bay vận tải đặc biệt MV-22 Osprey cũng đã được thử nghiệm thành công trên các tàu lớp Wasp. Việc F-35B và MV-22 Osprey có thể hoạt động tốt trên Wasp có lẽ là một trong các lý do chính khiến Nhật Bản muốn mua Wasp.
Ngoài khả năng “khủng” chở máy bay, lớp Wasp còn có thể chứa các phương tiện đổ bộ đường biển dưới khoang đáy tàu. Theo đó, Wasp có thể chở tối đa 3 tàu đổ bộ đệm khí LCAC (chở lính và phương tiện cơ giới) hoặc 12 tàu đổ bộ cơ giới LCM.
Bên cạnh đó, nó có thể chở tối đa 5 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams (được chuyên chở vào bờ bằng tàu đổ bộ nhỏ), tối đa 25 xe thiết giáp lội nước AAV, 8 pháo M198 155mm, 68 xe vận tải...
Khả năng phòng vệ của Wasp cũng rất đáng gờm với 2 3 bệ pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS; 4 pháo tự động 25mm Mk 38; 4 đại liên 12,7mm BMG; 2 bệ tên lửa phòng không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow. Trong ảnh là một trong 3 bệ pháo CIWS khai hỏa.
Tên lửa Sea Sparrow có thể hạ mục tiêu ở tầm xa đến 19km – hữu hiệu trong tác chiến chống máy bay và tên lửa hành trình diệt hạm.
Rõ ràng, nếu có được chỉ một tàu đổ bộ Wasp, năng lực phòng vệ các đảo (nhất là đảo ở vùng tranh chấp với Trung Quốc) của Nhật Bản sẽ được nâng cao đáng kể.