Nhằm thay thế dòng xe tăng chiến đẩu chủ lực M48 Patton lỗi thời và bổ sung thêm vào lực lượng xe tăng đối phó “mối đe dọa” từ Triều Tiên, năm 1995 Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) đã thực hiện chương trình thiết kế xe tăng thế hệ mới. Và K2 Black Panther (báo đen) chính thức ra đời từ giữa những năm 2000. K2 Black Panther được tích hợp công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới biến nó trở thành một trong những loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng vì ứng dụng quá nhiều công nghệ tối tân nên K2 cũng ngốn khoản chi phí không nhỏ “giúp” nó trở thành xe tăng đắt thứ 3 thế giới sau loại Type 10 của Nhật và AMX-56 Leclerc của Pháp. Theo một số nguồn tin, trong năm 2012 Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt mua 397 chiếc K2 trang bị cho lục quân. K2 nặng 55 tấn, dài tới 10m, rộng 3,6m, cao 2,5m và nặng tới 55 tấn. Hệ thống phòng vệ của K2 được cho là tương tự xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Xe được trang bị lớp giáp phức hợp tuyệt mật (gồm nhiều vật liệu cấu thành) và giáp phản ứng nổ (ERA). Ngoài ra, nó còn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động chống vũ khí diệt tăng có điều khiển. K2 trang bị động cơ diesel MTU cực khỏe, công suất 1.500 mã lực và động cơ tuốc bin khí phụ trợ công suất 400 mã lực (cung cấp điện cho hệ thống trong xe khi động cơ chính tắt). K2 có khả năng đạt tốc độ tới 70km/h.Ngoài ra, K2 cũng có khả năng lội nước sâu 4,2m với thiết bị hỗ trợ. Trong ảnh là ống thông khí và đồng thời là điểm quan sát của kíp xe khi xe tăng “lặn” dưới mặt nước (xe tăng nặng hàng chục tấn vượt sống bằng cách đi ngầm dưới nước thay vì “bơi” trên mặt nước như xe bọc thép hay xe tăng hạng nhẹ).K2 trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm kết hợp thiết bị nạp tự động cho phép đạt tốc độ bắn tới 15 phát/phút. Xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép theo dõi và tấn công không chỉ xe tăng mà còn trực thăng bay thấp. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể phát hiện, theo dõi và điều khiển pháo bắn tự động mục tiêu nhìn thấy mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Pháo 120mm của K2 có thể bắn nhiều loại đạn, đặc biệt nhất là đạn thông minh KSTAM đạt tầm bắn 2-8km. Đạn KSTAM có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP. Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong quá trình đó, radar sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng nóc xe tăng – đây thường là điểm bọc giáp mỏng, dễ xuyên phá. Ngoài pháo chính 120mm, K2 còn trang bị súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm K6 lắp trên giá điều khiển tự động (xạ thủ ngồi bắn trong xe). Với trang bị hiện đại như vậy, K2 được đánh giá là vượt trội hơn mọi loại xe tăng của Triều Tiên. “Điểm yếu” nhất của K2 chỉ là giá quá cao.
Nhằm thay thế dòng xe tăng chiến đẩu chủ lực M48 Patton lỗi thời và bổ sung thêm vào lực lượng xe tăng đối phó “mối đe dọa” từ Triều Tiên, năm 1995 Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) đã thực hiện chương trình thiết kế xe tăng thế hệ mới. Và K2 Black Panther (báo đen) chính thức ra đời từ giữa những năm 2000.
K2 Black Panther được tích hợp công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới biến nó trở thành một trong những loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng vì ứng dụng quá nhiều công nghệ tối tân nên K2 cũng ngốn khoản chi phí không nhỏ “giúp” nó trở thành xe tăng đắt thứ 3 thế giới sau loại Type 10 của Nhật và AMX-56 Leclerc của Pháp.
Theo một số nguồn tin, trong năm 2012 Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt mua 397 chiếc K2 trang bị cho lục quân.
K2 nặng 55 tấn, dài tới 10m, rộng 3,6m, cao 2,5m và nặng tới 55 tấn.
Hệ thống phòng vệ của K2 được cho là tương tự xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Xe được trang bị lớp giáp phức hợp tuyệt mật (gồm nhiều vật liệu cấu thành) và giáp phản ứng nổ (ERA). Ngoài ra, nó còn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động chống vũ khí diệt tăng có điều khiển.
K2 trang bị động cơ diesel MTU cực khỏe, công suất 1.500 mã lực và động cơ tuốc bin khí phụ trợ công suất 400 mã lực (cung cấp điện cho hệ thống trong xe khi động cơ chính tắt). K2 có khả năng đạt tốc độ tới 70km/h.
Ngoài ra, K2 cũng có khả năng lội nước sâu 4,2m với thiết bị hỗ trợ. Trong ảnh là ống thông khí và đồng thời là điểm quan sát của kíp xe khi xe tăng “lặn” dưới mặt nước (xe tăng nặng hàng chục tấn vượt sống bằng cách đi ngầm dưới nước thay vì “bơi” trên mặt nước như xe bọc thép hay xe tăng hạng nhẹ).
K2 trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm kết hợp thiết bị nạp tự động cho phép đạt tốc độ bắn tới 15 phát/phút. Xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép theo dõi và tấn công không chỉ xe tăng mà còn trực thăng bay thấp. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể phát hiện, theo dõi và điều khiển pháo bắn tự động mục tiêu nhìn thấy mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người.
Pháo 120mm của K2 có thể bắn nhiều loại đạn, đặc biệt nhất là đạn thông minh KSTAM đạt tầm bắn 2-8km. Đạn KSTAM có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP. Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong quá trình đó, radar sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng nóc xe tăng – đây thường là điểm bọc giáp mỏng, dễ xuyên phá.
Ngoài pháo chính 120mm, K2 còn trang bị súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm K6 lắp trên giá điều khiển tự động (xạ thủ ngồi bắn trong xe). Với trang bị hiện đại như vậy, K2 được đánh giá là vượt trội hơn mọi loại xe tăng của Triều Tiên. “Điểm yếu” nhất của K2 chỉ là giá quá cao.