Tờ RBTH gần đây cho biết, xét về số lượng và chất lượng, lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô vào giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ 2 là một trong những lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Con số thống kê vào năm 1941 cho thấy, có hơn 25.000 xe tăng trong lực lượng Hồng quân Liên Xô. Ảnh xe tăng KV của Liên Xô tại chiến trường phía Tây vào năm 1942 (Nguồn: RBTH).Nếu so sánh với Phát xít Đức trước khi xâm lược Liên Xô chỉ có 4.000 xe tăng, ít hơn 3 lần so với số lượng xe tăng thiết giáp mà Liên Xô bố trí ở vùng biên giới. Ảnh xe tăng T-34 Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945 (Nguồn: RBTH).Các chuyên gia cho biết, phần lớn xe tăng của Liên Xô lúc đó đã bị lỗi thời nhưng vẫn còn có sức mạnh ấn tượng. Thậm chí Stalin có lúc còn phê duyệt việc sản xuất hơn 1.500 xe tăng KV và T-34 mới, những loại xe tăng có sức mạnh vượt trội xe tăng của Đức ở một loạt các thông số. Ảnh xe tăng và binh sĩ Liên Xô hành quân ra chiến trường năm 1941 (Nguồn: RBTH).Toàn bộ số xe tăng lúc đó được Liên Xô biên chế trong 20 quân đoàn cơ giới đóng vai trò như một đội quân riêng. Mỗi quân đoàn có hơn 1.000 xe tăng các loại và 35.000 quân nhân. Đó là điều mà phát xít Đức không hề có được. Chỉ tính riêng về quân số thì chỉ cần 5 quân đoàn của Hồng quân Liên Xô cũng đủ để quét sạch các xe tăng của Đức ở mặt trận phía Đông. Ảnh xe tăng và binh sĩ Liên Xô hành quân năm 1943 (Nguồn: RBTH).Thế nhưng, các quân đoàn cơ giới hóa với đội ngũ xe tăng đông đảo như vậy lại dường như trở nên vô dụng khi bị đe dọa. Tăng hóa quân lực đã trở thành yếu huyệt của Liên Xô. Số lượng quá lớn xe tăng trong các đơn vị khiến cho khả năng chiến đấu không cao. Ảnh xe tăng KV Liên Xô hành quân trên đường phố vào năm 1941 (Nguồn: RBTH).Thành phần các quân đoàn cơ giới bị mất cân bằng và việc nóng vội biên chế xe tăng cho các đơn vị khiến các đơn vị này có quá nhiều chủng loại và số lượng xe tăng. Chắc chắn lúc đó các quân đoàn cơ giới thiếu xe tải, xe ô tô, làm cho tính cơ động của xe tăng và quân lực trên chiến trường bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể kíp chiến đấu của xe tăng còn thiếu nhiều kỹ năng đào tạo. Ảnh xe tăng T-34 của Liên Xô đang tiến về vị trí tập kết (Nguồn: RBTH).Trong khi đó, phát xít Đức với đội quân xe tăng Panzerwaffe ít hơn 5 lần so với các quân đoàn cơ giới của Liên Xô, nhưng vẫn hoạt động hiệu quả hơn nhờ chiến lược bố trí các thành phần trong quân lực được cân bằng và có khả năng cơ động cao. Các sư đoàn xe tăng của quân Đức còn gồm có xe cơ động bộ binh và đặc biệt là còn có hệ thống pháo chống tăng di động. Ảnh xe tăng T-34 nối đuôi nhau ra chiến trường (Nguồn: Wikipedia).Sai lầm về tổ chức bố trí lực lượng của Liên Xô đã khiến Hồng quân từng bị thua thảm khốc. Vào cuối tháng 6/1941, lực lượng của Liên Xô đã mất 4.300 xe tăng, trong khi Đức chỉ mất có 250 chiếc. Lí do chính của sự tổn thất lớn này là do các quân đoàn cơ giới có cơ cấu quá cồng kềnh vì có quá nhiều xe tăng, điều đó đã trở thành điểm hiểm khi đụng độ với đối phương có kinh nghiệm tác chiến. Ảnh xe tăng T-34 của Liên Xô bị cháy năm 1941 (Nguồn: Wikipedia).Mặc dù các kíp chiến đấu xe tăng Liên Xô thể hiện tinh thần anh dũng, có chiến sĩ từng diệt được 7 xe tăng của Đức trong một trận chiến vào tháng 11/1941. Nhưng phải nói rằng, nhân tố con người vẫn chưa thể nào khắc phục được những sai lầm về việc bố trí quá thiên về xe tăng. Hai năm sau đó Liên xô được cho là đã tiến hành cải tổ hơn về nhược điểm này. Ảnh xe tăng T-34 bị hỏng (Nguồn: Popista.com)
Tờ RBTH gần đây cho biết, xét về số lượng và chất lượng, lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô vào giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ 2 là một trong những lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Con số thống kê vào năm 1941 cho thấy, có hơn 25.000 xe tăng trong lực lượng Hồng quân Liên Xô. Ảnh xe tăng KV của Liên Xô tại chiến trường phía Tây vào năm 1942 (Nguồn: RBTH).
Nếu so sánh với Phát xít Đức trước khi xâm lược Liên Xô chỉ có 4.000 xe tăng, ít hơn 3 lần so với số lượng xe tăng thiết giáp mà Liên Xô bố trí ở vùng biên giới. Ảnh xe tăng T-34 Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945 (Nguồn: RBTH).
Các chuyên gia cho biết, phần lớn xe tăng của Liên Xô lúc đó đã bị lỗi thời nhưng vẫn còn có sức mạnh ấn tượng. Thậm chí Stalin có lúc còn phê duyệt việc sản xuất hơn 1.500 xe tăng KV và T-34 mới, những loại xe tăng có sức mạnh vượt trội xe tăng của Đức ở một loạt các thông số. Ảnh xe tăng và binh sĩ Liên Xô hành quân ra chiến trường năm 1941 (Nguồn: RBTH).
Toàn bộ số xe tăng lúc đó được Liên Xô biên chế trong 20 quân đoàn cơ giới đóng vai trò như một đội quân riêng. Mỗi quân đoàn có hơn 1.000 xe tăng các loại và 35.000 quân nhân. Đó là điều mà phát xít Đức không hề có được. Chỉ tính riêng về quân số thì chỉ cần 5 quân đoàn của Hồng quân Liên Xô cũng đủ để quét sạch các xe tăng của Đức ở mặt trận phía Đông. Ảnh xe tăng và binh sĩ Liên Xô hành quân năm 1943 (Nguồn: RBTH).
Thế nhưng, các quân đoàn cơ giới hóa với đội ngũ xe tăng đông đảo như vậy lại dường như trở nên vô dụng khi bị đe dọa. Tăng hóa quân lực đã trở thành yếu huyệt của Liên Xô. Số lượng quá lớn xe tăng trong các đơn vị khiến cho khả năng chiến đấu không cao. Ảnh xe tăng KV Liên Xô hành quân trên đường phố vào năm 1941 (Nguồn: RBTH).
Thành phần các quân đoàn cơ giới bị mất cân bằng và việc nóng vội biên chế xe tăng cho các đơn vị khiến các đơn vị này có quá nhiều chủng loại và số lượng xe tăng. Chắc chắn lúc đó các quân đoàn cơ giới thiếu xe tải, xe ô tô, làm cho tính cơ động của xe tăng và quân lực trên chiến trường bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể kíp chiến đấu của xe tăng còn thiếu nhiều kỹ năng đào tạo. Ảnh xe tăng T-34 của Liên Xô đang tiến về vị trí tập kết (Nguồn: RBTH).
Trong khi đó, phát xít Đức với đội quân xe tăng Panzerwaffe ít hơn 5 lần so với các quân đoàn cơ giới của Liên Xô, nhưng vẫn hoạt động hiệu quả hơn nhờ chiến lược bố trí các thành phần trong quân lực được cân bằng và có khả năng cơ động cao. Các sư đoàn xe tăng của quân Đức còn gồm có xe cơ động bộ binh và đặc biệt là còn có hệ thống pháo chống tăng di động. Ảnh xe tăng T-34 nối đuôi nhau ra chiến trường (Nguồn: Wikipedia).
Sai lầm về tổ chức bố trí lực lượng của Liên Xô đã khiến Hồng quân từng bị thua thảm khốc. Vào cuối tháng 6/1941, lực lượng của Liên Xô đã mất 4.300 xe tăng, trong khi Đức chỉ mất có 250 chiếc. Lí do chính của sự tổn thất lớn này là do các quân đoàn cơ giới có cơ cấu quá cồng kềnh vì có quá nhiều xe tăng, điều đó đã trở thành điểm hiểm khi đụng độ với đối phương có kinh nghiệm tác chiến. Ảnh xe tăng T-34 của Liên Xô bị cháy năm 1941 (Nguồn: Wikipedia).
Mặc dù các kíp chiến đấu xe tăng Liên Xô thể hiện tinh thần anh dũng, có chiến sĩ từng diệt được 7 xe tăng của Đức trong một trận chiến vào tháng 11/1941. Nhưng phải nói rằng, nhân tố con người vẫn chưa thể nào khắc phục được những sai lầm về việc bố trí quá thiên về xe tăng. Hai năm sau đó Liên xô được cho là đã tiến hành cải tổ hơn về nhược điểm này. Ảnh xe tăng T-34 bị hỏng (Nguồn: Popista.com)