Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar. Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họaQuân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng. Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S. Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm. Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng. Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họaLực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họaPháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận. Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họaXe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.
Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa
Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.
Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.
Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.
Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.
Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.
Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa
Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.
Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa
Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa
Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).
Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa