Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khá ít cho lực lượng phòng không (kể cả Singapore và Indonesia). Các lực lượng các nước này hầu như chỉ trang bị một số ít tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung. Vì vậy, nếu xét về sức mạnh và số lượng kiểu loại thì Việt Nam là quốc gia trang bị nhiều “rồng lửa” nhất khu vực (7 loại). Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (Nga sản xuất). Loại tên lửa này đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-75M3 mạnh hơn tăng tầm bắn tới 60km, độ cao diệt mục tiêu 27km. Trong ảnh là “rồng lửa” S-75M3 rời bệ phóng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân.Thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa S-125 Pechora (Nga sản xuất). Một số đơn vị S-125 cũng đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-125-2TM có những sự cải tiến đáng kể về radar, đạn tên lửa, khả năng triển khai thu hồi nhanh. Hệ thống S-125-2TM hiện đại hóa có khả năng diệt mục tiêu ở tầm 35km, tầm cao đạt 25km. Thậm chí, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình với độ chính xác tới 80%. Trong ảnh là đạn tên lửa S-125-2TM rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập ở trường bắn TB1.Thứ 3 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 mà ta nhận được từ Liên Xô trong giai đoạn 1985-1986 (20 bệ phóng và 500 đạn). Hiện nay, cũng có thể chúng ta đã tự làm chủ công nghệ sản xuất đạn cho loại tên lửa này. 9K35 Strela 10 đạt tầm bắn xa đến 5km, độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 3.500m. Thứ 4 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K32 Strela 2 được viện trợ cho Việt Nam từ năm 1972 (quân đội ta định danh là A72). Chúng ta có thể đã tự sản xuất được loại vũ khí phòng không hiệu quả này. Tên lửa 9K32 Strela 2 đạt tầm bắn xa đến 4,2km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 2,3km. Thứ 5 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, tầm cao 3,5km. Ảnh minh họa nước ngoài. Thứ 6 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (Việt Nam nhận được 10 hệ thống cùng 600 quả đạn giai đoạn 1979-1980). Đạn tên lửa của 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 24km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 12km. Ảnh minh họa nước ngoài. “Khủng nhất” trong lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là hệ thống tên lửa tầm cao S-300 PMU-1. Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa loại này ở miền Bắc và miền Nam. S-300 PMU-1 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đạn đạo). Trong ảnh là đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E có thể theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn bắn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc. Bệ phóng di động của S-3000 PMU-1 lắp 4 ống phóng tên lửa đạt tầm bắn xa tới 150km, độ cao từ 5m tới 27km. Trong ảnh là đạn tên lửa hệ thống S-300 rời bệ phóng di động. Ảnh minh họa nước ngoài.
Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khá ít cho lực lượng phòng không (kể cả Singapore và Indonesia). Các lực lượng các nước này hầu như chỉ trang bị một số ít tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung. Vì vậy, nếu xét về sức mạnh và số lượng kiểu loại thì Việt Nam là quốc gia trang bị nhiều “rồng lửa” nhất khu vực (7 loại).
Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (Nga sản xuất). Loại tên lửa này đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-75M3 mạnh hơn tăng tầm bắn tới 60km, độ cao diệt mục tiêu 27km. Trong ảnh là “rồng lửa” S-75M3 rời bệ phóng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân.
Thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa S-125 Pechora (Nga sản xuất). Một số đơn vị S-125 cũng đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-125-2TM có những sự cải tiến đáng kể về radar, đạn tên lửa, khả năng triển khai thu hồi nhanh.
Hệ thống S-125-2TM hiện đại hóa có khả năng diệt mục tiêu ở tầm 35km, tầm cao đạt 25km. Thậm chí, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình với độ chính xác tới 80%. Trong ảnh là đạn tên lửa S-125-2TM rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập ở trường bắn TB1.
Thứ 3 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 mà ta nhận được từ Liên Xô trong giai đoạn 1985-1986 (20 bệ phóng và 500 đạn). Hiện nay, cũng có thể chúng ta đã tự làm chủ công nghệ sản xuất đạn cho loại tên lửa này.
9K35 Strela 10 đạt tầm bắn xa đến 5km, độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 3.500m.
Thứ 4 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K32 Strela 2 được viện trợ cho Việt Nam từ năm 1972 (quân đội ta định danh là A72). Chúng ta có thể đã tự sản xuất được loại vũ khí phòng không hiệu quả này.
Tên lửa 9K32 Strela 2 đạt tầm bắn xa đến 4,2km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 2,3km.
Thứ 5 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, tầm cao 3,5km. Ảnh minh họa nước ngoài.
Thứ 6 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (Việt Nam nhận được 10 hệ thống cùng 600 quả đạn giai đoạn 1979-1980). Đạn tên lửa của 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 24km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 12km. Ảnh minh họa nước ngoài.
“Khủng nhất” trong lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là hệ thống tên lửa tầm cao S-300 PMU-1. Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa loại này ở miền Bắc và miền Nam.
S-300 PMU-1 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đạn đạo). Trong ảnh là đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E có thể theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn bắn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Bệ phóng di động của S-3000 PMU-1 lắp 4 ống phóng tên lửa đạt tầm bắn xa tới 150km, độ cao từ 5m tới 27km.
Trong ảnh là đạn tên lửa hệ thống S-300 rời bệ phóng di động. Ảnh minh họa nước ngoài.