Theo số liệu năm 2014 thì hiện Không quân Ba Lan có quân số thường trực 47.425 người, trang bị 475 máy bay phân bổ ở 10 căn cứ. Lực lượng không quân chiến đấu có 111 máy bay các loại do Liên Xô, Mỹ sản xuất. Tương lai thì số máy bay Liên Xô có thể sẽ giảm xuống “0”, tuy nhiên sẽ còn thời gian rất dài nữa.Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Âu được Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại F-16 (tổng cộng 48 chiếc với 36 F-16C Block 52+ và 12 F-16D Block 52+), trang bị 562 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X, 384 tên lửa tầm trung - xa AIM-120C-5, 816 quả tên lửa đối đất AGM-65G, 280 tên lửa hành trình AGM-154 JSOW (đang mua) và các loại bom thông thường Mk.82/84, bom thông minh GBU-31/38/22/24.Hai loại máy bay chiến đấu chủ lực còn lại đều có xuất xứ từ Liên Xô, gồm 31 máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29A/UB và 32 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4/UM3K. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-29A của Không quân Ba Lan đang đốt tăng lực. Các máy bay MiG-29 của Ba Lan đều thuộc thế hệ đầu, với radar điều khiển hỏa lực lạc hậu so với hiện nay.Trong ảnh, máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 của Không quân Ba Lan. Đây là biến thể nâng cấp cuối cùng của dòng Su-22 do Liên Xô chế tạo, có thể mang một số loại tên lửa, bom có điều khiển. Ba Lan từng có ý định thay Su-22M4 bằng UAV chiến đấu nhưng kế hoạch này không thành và buộc phải duy trì Su-22M4 thêm nhiều năm nữa.Năng lực vận tải của Không quân Ba Lan cũng không quá mạnh khi chỉ có chừng 46 máy bay các loại do Liên Xô (An-28), Mỹ (C-130), Tây Ban Nha (C-295M) và trong nước sản xuất. Trong ảnh là một trong 5 chiếc máy bay vận tải hạng trung C-130E mà Ba Lan mua từ Mỹ. Đây là loại máy bay có tải trọng lớn, tầm bay xa nhất của Ba Lan.Trong ảnh là máy bay vận tải hạng nhẹ M28 Skytruck (tổng cộng 23 chiếc) do Ba Lan phát triển dựa trên mẫu máy bay An-28 của Liên Xô. Đáng lưu ý là Việt Nam đang sử dụng số lượng rất ít M28 cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển.Tuy Ba Lan đã tự chế tạo được các thiết kế trực thăng của riêng mình như W-3 Sokol, SW-4 hay Mi-2 nhưng trực thăng Nga vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ không vận, chi viện hỏa lực. Trong ảnh là một trong 10 chiếc trực thăng Mi-17-1V mà Ba Lan mua của Nga, ngoài ra nước này còn có 10 chiếc Mi-8T/P/RL được cung cấp dưới thời Liên Xô.Một trong 24 chiếc trực thăng đa năng hạng trung W-3 Sokol do Ba Lan sản xuất, trang bị cho không quân nước này. Loại trực thăng này có thể đáp ứng yêu cầu chở quân, hành khách, chi viện hỏa lực (súng máy, rocket) và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.Hải quân Ba Lan được xem là một trong những lực lượng lớn nhất ở vùng biển Baltic, với quân số thường trực 18.000 người được trang bị 113 tàu các loại. Dẫu được xếp hàng "ông lớn" nhưng đội tàu chiến đấu của Ba Lan chỉ ở mức trung bình với 3 tàu hộ vệ, 3 tàu tấn công nhanh, 5 tàu ngầm. Trong ảnh là 2 tàu chiến lớn nhất Ba Lan thuộc lớp Oliver Hazard Perry do Mỹ cung cấp. Đây cũng là loại tàu mạnh nhất của Ba Lan hiện nay khi được trang bị tên lửa diệt hạm Harpoon và tên lửa đối không tầm trung SM-1.Trong ảnh là tàu hộ vệ săn ngầm duy nhất Hải quân Ba Lan - ORP Kaszub được nước này tự đóng năm 1984. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 1.183 tấn, trang bị ngư lôi 533mm, bom chìm RBU-6000 và các loại pháo - tên lửa phòng không.Một trong 3 tàu tên lửa tấn công nhanh do Đức - Ba Lan chế tạo từ đầu những năm 1990, lượng giãn nước 369 tấn, được trang bị 8 hoặc 4 tên lửa diệt hạm RBS-15 Mk3, pháo AK-176, AK-630 và tên lửa đối không Strela-2M.Trước khi phải trải qua các biến động chính trị lớn dẫn tới thay đổi về chế độ, Hải quân Ba Lan đã kịp được Liên Xô chuyển giao một trong tàu ngầm phi hạt nhân tối tân nhất thế giới lúc đó – Project 877E Paltus (NATO gọi là Kilo). Hiện chiếc tàu này - ORP Orzel (291) vẫn đang hoạt động tích cực, nó chỉ có thể phóng được ngư lôi 533mm và thủy lôi.Trong một nỗ lực tăng cường sức mạnh dưới biển và "thân thiết" hơn với NATO, đầu những năm 2000, Ba Lan đã nhập khẩu 4 tàu ngầm Type 207 của Na Uy. Loại tàu này có lượng giãn nước 485 tấn khi lặn, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm.Năng lực vận tải đổ bộ đường biển của Ba Lan chỉ có 5 tàu đổ bộ cỡ 1.745 tấn thuộc lớp Lublin. Loại tàu này có thể chở tối đa 9 xe tăng T-72 hoặc 17 xe vận tải hoặc 134 thủy lôi các loại.Lực lượng Không quân Hải quân Ba Lan chủ yếu trang bị các trực thăng - máy bay cánh bằng làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát, tìm kiếm cứu nạn. Tất nhiên lực lượng này cũng có năng lực tác chiến chống ngầm với 14 trực thăng Mi-14 (trong ảnh) và 4 chiếc Kaman SH-2.
Theo số liệu năm 2014 thì hiện Không quân Ba Lan có quân số thường trực 47.425 người, trang bị 475 máy bay phân bổ ở 10 căn cứ. Lực lượng không quân chiến đấu có 111 máy bay các loại do Liên Xô, Mỹ sản xuất. Tương lai thì số máy bay Liên Xô có thể sẽ giảm xuống “0”, tuy nhiên sẽ còn thời gian rất dài nữa.
Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Âu được Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại F-16 (tổng cộng 48 chiếc với 36 F-16C Block 52+ và 12 F-16D Block 52+), trang bị 562 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X, 384 tên lửa tầm trung - xa AIM-120C-5, 816 quả tên lửa đối đất AGM-65G, 280 tên lửa hành trình AGM-154 JSOW (đang mua) và các loại bom thông thường Mk.82/84, bom thông minh GBU-31/38/22/24.
Hai loại máy bay chiến đấu chủ lực còn lại đều có xuất xứ từ Liên Xô, gồm 31 máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29A/UB và 32 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4/UM3K. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-29A của Không quân Ba Lan đang đốt tăng lực. Các máy bay MiG-29 của Ba Lan đều thuộc thế hệ đầu, với radar điều khiển hỏa lực lạc hậu so với hiện nay.
Trong ảnh, máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 của Không quân Ba Lan. Đây là biến thể nâng cấp cuối cùng của dòng Su-22 do Liên Xô chế tạo, có thể mang một số loại tên lửa, bom có điều khiển. Ba Lan từng có ý định thay Su-22M4 bằng UAV chiến đấu nhưng kế hoạch này không thành và buộc phải duy trì Su-22M4 thêm nhiều năm nữa.
Năng lực vận tải của Không quân Ba Lan cũng không quá mạnh khi chỉ có chừng 46 máy bay các loại do Liên Xô (An-28), Mỹ (C-130), Tây Ban Nha (C-295M) và trong nước sản xuất. Trong ảnh là một trong 5 chiếc máy bay vận tải hạng trung C-130E mà Ba Lan mua từ Mỹ. Đây là loại máy bay có tải trọng lớn, tầm bay xa nhất của Ba Lan.
Trong ảnh là máy bay vận tải hạng nhẹ M28 Skytruck (tổng cộng 23 chiếc) do Ba Lan phát triển dựa trên mẫu máy bay An-28 của Liên Xô. Đáng lưu ý là Việt Nam đang sử dụng số lượng rất ít M28 cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển.
Tuy Ba Lan đã tự chế tạo được các thiết kế trực thăng của riêng mình như W-3 Sokol, SW-4 hay Mi-2 nhưng trực thăng Nga vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ không vận, chi viện hỏa lực. Trong ảnh là một trong 10 chiếc trực thăng Mi-17-1V mà Ba Lan mua của Nga, ngoài ra nước này còn có 10 chiếc Mi-8T/P/RL được cung cấp dưới thời Liên Xô.
Một trong 24 chiếc trực thăng đa năng hạng trung W-3 Sokol do Ba Lan sản xuất, trang bị cho không quân nước này. Loại trực thăng này có thể đáp ứng yêu cầu chở quân, hành khách, chi viện hỏa lực (súng máy, rocket) và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Hải quân Ba Lan được xem là một trong những lực lượng lớn nhất ở vùng biển Baltic, với quân số thường trực 18.000 người được trang bị 113 tàu các loại. Dẫu được xếp hàng "ông lớn" nhưng đội tàu chiến đấu của Ba Lan chỉ ở mức trung bình với 3 tàu hộ vệ, 3 tàu tấn công nhanh, 5 tàu ngầm. Trong ảnh là 2 tàu chiến lớn nhất Ba Lan thuộc lớp Oliver Hazard Perry do Mỹ cung cấp. Đây cũng là loại tàu mạnh nhất của Ba Lan hiện nay khi được trang bị tên lửa diệt hạm Harpoon và tên lửa đối không tầm trung SM-1.
Trong ảnh là tàu hộ vệ săn ngầm duy nhất Hải quân Ba Lan - ORP Kaszub được nước này tự đóng năm 1984. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 1.183 tấn, trang bị ngư lôi 533mm, bom chìm RBU-6000 và các loại pháo - tên lửa phòng không.
Một trong 3 tàu tên lửa tấn công nhanh do Đức - Ba Lan chế tạo từ đầu những năm 1990, lượng giãn nước 369 tấn, được trang bị 8 hoặc 4 tên lửa diệt hạm RBS-15 Mk3, pháo AK-176, AK-630 và tên lửa đối không Strela-2M.
Trước khi phải trải qua các biến động chính trị lớn dẫn tới thay đổi về chế độ, Hải quân Ba Lan đã kịp được Liên Xô chuyển giao một trong tàu ngầm phi hạt nhân tối tân nhất thế giới lúc đó – Project 877E Paltus (NATO gọi là Kilo). Hiện chiếc tàu này - ORP Orzel (291) vẫn đang hoạt động tích cực, nó chỉ có thể phóng được ngư lôi 533mm và thủy lôi.
Trong một nỗ lực tăng cường sức mạnh dưới biển và "thân thiết" hơn với NATO, đầu những năm 2000, Ba Lan đã nhập khẩu 4 tàu ngầm Type 207 của Na Uy. Loại tàu này có lượng giãn nước 485 tấn khi lặn, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm.
Năng lực vận tải đổ bộ đường biển của Ba Lan chỉ có 5 tàu đổ bộ cỡ 1.745 tấn thuộc lớp Lublin. Loại tàu này có thể chở tối đa 9 xe tăng T-72 hoặc 17 xe vận tải hoặc 134 thủy lôi các loại.
Lực lượng Không quân Hải quân Ba Lan chủ yếu trang bị các trực thăng - máy bay cánh bằng làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát, tìm kiếm cứu nạn. Tất nhiên lực lượng này cũng có năng lực tác chiến chống ngầm với 14 trực thăng Mi-14 (trong ảnh) và 4 chiếc Kaman SH-2.