Pháo tự hành chống tăng (tiếng Anh: Tank Destroyer) được thiết kế để chống lại các phương tiện cơ giới bọc thép của đối phương, đặc biệt là xe tăng khác. Giống các loại xe tăng, pháo tự hành chống tăng gồm một khẩu pháo đặt trên một thân xe tăng và có hệ thống tháp pháo. Quân đội Triều Tiên được ghi nhận có trong biên chế khoảng 10 loại với phần lớn do nước này tự sản xuất.Một số đoạn phim Triều Tiên đã cho thấy nước này sở hữu pháo tự hành chống tăng SU-100 do Liên Xô chế tạo từ trong CTTG 2. Nó sử dụng khung bệ cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85, trọng lượng tối đa 31,6 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m, kíp chiến đấu 4 người. SU-100 trang bị pháo nòng xoắn uy lực D-10S 100mm có khả năng xuyên thủng giáp dày 125mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2km.Trong ảnh là pháo tự hành chống tăng Tokch'on do Triều Tiên tự sản xuất, trang bị pháo 100mm không rõ kiểu loại, sức xuyên giáp.Pháo tự hành chống tăng được phương Tây định danh tạm thời 323 Based dùng pháo chính 103mm do Triều Tiên sản xuất trong một cuộc tập trận.Một kiểu pháo tự hành chống tăng không rõ kiểu loại trong duyệt binh của Quân đội Triều Tiên. Có thể thấy rằng, các kiểu pháo của Triều Tiên hầu như là sự kết hợp đơn giản giữa khẩu pháo xe kéo lắp lên khung bệ xe thiết giáp. Chúng mang dáng dấp pháo tự hành chống tăng thời đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 như Su-76 Liên Xô hay Marder Đức.Nhà lãnh đạo Kim Jong-il đứng bên cạnh pháo chống tăng tự hành không rõ tên của Triều Tiên, dùng cỡ pháo 85 hoặc 100mm.Ngoài pháo chống tăng dáng dấp thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Triều Tiên còn được trang bị ít nhất 2 tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành được định danh là Susong-Po hoặc là M-1992 (định danh phương Tây) đặt trên khung gầm xe bánh xích khá giống mẫu Type 63 của Trung Quốc, trang bị bệ phóng tên lửa chống tăng Malyutka.Triều Tiên được ghi nhận là có sở hữu tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành đặt trên khung bệ xe bọc thép trinh sát BRDM của Liên Xô, lắp bệ phóng tên lửa chống tăng Malyutka.Tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka do Liên Xô sáng chế vào những năm 1960. Đây được xem là một trong những vũ khí chống tăng có điều khiển thành công nhất thế giới, sử dụng rộng rãi trên khắp chiến trường, được nhiều nước tham khảo sao chép công nghệ. Malyutka sử dụng cơ chế dẫn đường qua dây dẫn, tầm bắn 500-3.000m, lắp đầu nổ lõm nặng 2,6 hoặc 3,5kg.
Pháo tự hành chống tăng (tiếng Anh: Tank Destroyer) được thiết kế để chống lại các phương tiện cơ giới bọc thép của đối phương, đặc biệt là xe tăng khác. Giống các loại xe tăng, pháo tự hành chống tăng gồm một khẩu pháo đặt trên một thân xe tăng và có hệ thống tháp pháo. Quân đội Triều Tiên được ghi nhận có trong biên chế khoảng 10 loại với phần lớn do nước này tự sản xuất.
Một số đoạn phim Triều Tiên đã cho thấy nước này sở hữu pháo tự hành chống tăng SU-100 do Liên Xô chế tạo từ trong CTTG 2. Nó sử dụng khung bệ cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85, trọng lượng tối đa 31,6 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m, kíp chiến đấu 4 người. SU-100 trang bị pháo nòng xoắn uy lực D-10S 100mm có khả năng xuyên thủng giáp dày 125mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2km.
Trong ảnh là pháo tự hành chống tăng Tokch'on do Triều Tiên tự sản xuất, trang bị pháo 100mm không rõ kiểu loại, sức xuyên giáp.
Pháo tự hành chống tăng được phương Tây định danh tạm thời 323 Based dùng pháo chính 103mm do Triều Tiên sản xuất trong một cuộc tập trận.
Một kiểu pháo tự hành chống tăng không rõ kiểu loại trong duyệt binh của Quân đội Triều Tiên. Có thể thấy rằng, các kiểu pháo của Triều Tiên hầu như là sự kết hợp đơn giản giữa khẩu pháo xe kéo lắp lên khung bệ xe thiết giáp. Chúng mang dáng dấp pháo tự hành chống tăng thời đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 như Su-76 Liên Xô hay Marder Đức.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-il đứng bên cạnh pháo chống tăng tự hành không rõ tên của Triều Tiên, dùng cỡ pháo 85 hoặc 100mm.
Ngoài pháo chống tăng dáng dấp thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Triều Tiên còn được trang bị ít nhất 2 tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành được định danh là Susong-Po hoặc là M-1992 (định danh phương Tây) đặt trên khung gầm xe bánh xích khá giống mẫu Type 63 của Trung Quốc, trang bị bệ phóng tên lửa chống tăng Malyutka.
Triều Tiên được ghi nhận là có sở hữu tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành đặt trên khung bệ xe bọc thép trinh sát BRDM của Liên Xô, lắp bệ phóng tên lửa chống tăng Malyutka.
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka do Liên Xô sáng chế vào những năm 1960. Đây được xem là một trong những vũ khí chống tăng có điều khiển thành công nhất thế giới, sử dụng rộng rãi trên khắp chiến trường, được nhiều nước tham khảo sao chép công nghệ. Malyutka sử dụng cơ chế dẫn đường qua dây dẫn, tầm bắn 500-3.000m, lắp đầu nổ lõm nặng 2,6 hoặc 3,5kg.