Hãng thông tấn Iran (IRNA) vừa đăng tải hình ảnh cho thấy Quân đội Iraq đã triển khai cả hệ thống pháo phản lực TOS-1A có sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp, được mệnh danh là “vũ khí hạt nhân sạch, không phóng xạ” để tấn công thành trì Mosul của phiến quân IS. Nguồn ảnh: IRNAViệc triển khai cả hệ thống TOS-1A có sức tấn công hủy diệt vô cùng khủng khiếp cho thấy sự sốt sắng của Quân đội Iraq muốn giải phóng sớm thành phố Mosul khỏi quân IS tàn bạo. Nguồn ảnh: SinaTheo một số nguồn tin, hiện Quân đội Iraq có trong tay 10-12 bệ phóng TOS-1A được mua từ Nga vào năm ngoái cùng thời điểm nước này nhận các máy bay cường kích Su-25. Nguồn ảnh: SinaTrước khi sử dụng ở Mosul, Quân đội Iraq đã triển khai TOS-1A oanh tạc các mục tiêu phiến quân IS ở nhiều nơi khác và được đánh giá là rất thành công, hiệu quả cao. Nguồn ảnh: SinaẢnh các binh sĩ Iraq nạp đạn phản lực của TOS-1A. Nguồn ảnh: SinaPháo phản lực phóng loạt TOS-1A là biến thể của TOS-1 do phòng thiết kế Omsk Transmash phát triển từ cuối những năm 1980. TOS-1 xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường từ tháng 12/1988-2/1989 tại Afghanistan. Nguồn ảnh: SinaTOS-1A được thiết kế để vô hiệu hóa các khí tài bọc thép hạng nhẹ, xe thiết giáp, đốt cháy và phá hủy các công trình và tòa nhà. Hệ thống này đạt hiệu suất tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm ở địa hình trống trải cũng như trong công trình kiên cố, phóng ra mảnh đạn và sóng xung kích trên địa bàn khu vực mục tiêu nhờ sử dụng hàng loạt đạn phản lực tên lửa không điều khiển có phần đầu đạn nhiệt áp và tỏa khói gây cháy. Nguồn ảnh: SinaHệ thống pháo phản lực hạng nặng TOS-1A Buratino gồm hai thành phần chính: Xe chiến đấu BM-1 trang bị giá phóng 24 nòng có thể xoay đổi hướng và hai xe tiếp đạn TZM-T. Nguồn ảnh: SinaPháo phản lực TOS-1A trang bị hai loại đạn rocket cỡ 220mm MO.1.01.04 và MO.1.01.04M đạt tầm bắn từ 400-6.000m. Chúng được trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp có sức sát thương cực kỳ ghê gớm. Vũ khí nhiệt áp được giới quân sự gọi là vũ khí nguyên tử nhưng không có phóng xạ. Nguồn ảnh: SinaNguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này. Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết. Nguồn ảnh: SinaNgoài TOS-1A, triển khai cho chiến dịch giải phóng Mosul, Quân đội và Cảnh sát Iraq còn triển khai nhiều vũ khí mạnh mẽ khác. Ví dụ như, trong ảnh là các bệ pháo phản lực Grad thuộc Cảnh sát quốc gia tham gia chiến dịch tấn công Mosul. Nguồn ảnh: SinaGiàn súng cối chuẩn bị khai hỏa. Nguồn ảnh: IRNAXe tăng M1 Abrams được triển khai cho chiến dịch. Nguồn ảnh: IRNABinh sĩ Iraq (gồm nhiều lực lượng) được trang bị khá tốt về mặt trang bị cá nhân. Nguồn ảnh: IRNA
Hãng thông tấn Iran (IRNA) vừa đăng tải hình ảnh cho thấy Quân đội Iraq đã triển khai cả hệ thống pháo phản lực TOS-1A có sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp, được mệnh danh là “vũ khí hạt nhân sạch, không phóng xạ” để tấn công thành trì Mosul của phiến quân IS. Nguồn ảnh: IRNA
Việc triển khai cả hệ thống TOS-1A có sức tấn công hủy diệt vô cùng khủng khiếp cho thấy sự sốt sắng của Quân đội Iraq muốn giải phóng sớm thành phố Mosul khỏi quân IS tàn bạo. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, hiện Quân đội Iraq có trong tay 10-12 bệ phóng TOS-1A được mua từ Nga vào năm ngoái cùng thời điểm nước này nhận các máy bay cường kích Su-25. Nguồn ảnh: Sina
Trước khi sử dụng ở Mosul, Quân đội Iraq đã triển khai TOS-1A oanh tạc các mục tiêu phiến quân IS ở nhiều nơi khác và được đánh giá là rất thành công, hiệu quả cao. Nguồn ảnh: Sina
Ảnh các binh sĩ Iraq nạp đạn phản lực của TOS-1A. Nguồn ảnh: Sina
Pháo phản lực phóng loạt TOS-1A là biến thể của TOS-1 do phòng thiết kế Omsk Transmash phát triển từ cuối những năm 1980. TOS-1 xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường từ tháng 12/1988-2/1989 tại Afghanistan. Nguồn ảnh: Sina
TOS-1A được thiết kế để vô hiệu hóa các khí tài bọc thép hạng nhẹ, xe thiết giáp, đốt cháy và phá hủy các công trình và tòa nhà. Hệ thống này đạt hiệu suất tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm ở địa hình trống trải cũng như trong công trình kiên cố, phóng ra mảnh đạn và sóng xung kích trên địa bàn khu vực mục tiêu nhờ sử dụng hàng loạt đạn phản lực tên lửa không điều khiển có phần đầu đạn nhiệt áp và tỏa khói gây cháy. Nguồn ảnh: Sina
Hệ thống pháo phản lực hạng nặng TOS-1A Buratino gồm hai thành phần chính: Xe chiến đấu BM-1 trang bị giá phóng 24 nòng có thể xoay đổi hướng và hai xe tiếp đạn TZM-T. Nguồn ảnh: Sina
Pháo phản lực TOS-1A trang bị hai loại đạn rocket cỡ 220mm MO.1.01.04 và MO.1.01.04M đạt tầm bắn từ 400-6.000m. Chúng được trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp có sức sát thương cực kỳ ghê gớm. Vũ khí nhiệt áp được giới quân sự gọi là vũ khí nguyên tử nhưng không có phóng xạ. Nguồn ảnh: Sina
Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này. Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài TOS-1A, triển khai cho chiến dịch giải phóng Mosul, Quân đội và Cảnh sát Iraq còn triển khai nhiều vũ khí mạnh mẽ khác. Ví dụ như, trong ảnh là các bệ pháo phản lực Grad thuộc Cảnh sát quốc gia tham gia chiến dịch tấn công Mosul. Nguồn ảnh: Sina
Giàn súng cối chuẩn bị khai hỏa. Nguồn ảnh: IRNA
Xe tăng M1 Abrams được triển khai cho chiến dịch. Nguồn ảnh: IRNA
Binh sĩ Iraq (gồm nhiều lực lượng) được trang bị khá tốt về mặt trang bị cá nhân. Nguồn ảnh: IRNA