Su-27 được xem là mẫu tiêm kích đa năng mạnh nhất, tốt nhất của Không quân Ukraine hiện nay.
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ukraine đã được thừa hưởng tổng cộng 42 chiếc thuộc các đời: Su-27, Su-27S, Su-27P và Su-27UB. Tuy nhiên do tình hình kinh tế tồi tệ, ngân sách quốc phòng không cao đã khiến cho quá nửa đội hình Su-27 Ukraine phải ngừng hoạt động. Theo một số báo chí quốc tế thì Ukraine hiện chỉ còn khoảng 16 chiếc Su-27 (nhiều nhất là Su-27S và Su-27UB).
Su-27S (NATO định danh là Flanker-B) là biến thể tiêm kích đa năng một chỗ ngồi sản xuất số lượng lớn đầu tiên của dòng Su-27 – được coi là đối thủ trực tiếp với các dòng tiêm kích F-14, F-15, F-16, F/A-18 với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt.
Thiết kế cơ bản của Su-27 về mặt khí động lực học tương tự tiêm kích đánh chặn MiG-29 nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều vật liêu titanium (khoảng 30%), nhiều hơn bất kỳ loại máy bay nào cùng thời. Su-27S có chiều dài 21,9m, cao 5,93m, sải cánh 14,7m, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn.
Su-27S được trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron N-001 có tầm trinh sát tới 140km với mục tiêu kích cỡ lớn. Tuy nhiên, nó chỉ có thể theo dõi và dẫn bắn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Loại radar này dược đánh giá là dùng bộ xử lý tương đối cũ, dễ báo động nhầm. Trong ảnh là bảng điều khiển bên trong buồng lái Su-27S của Ukraine.
Về mặt trang bị vũ khí, Su-27S trang bị một pháo tốc độ cao một nòng cỡ 30mm GSh-30-1 ở mạn phải thân máy bay và thiết kế với 10 điểm treo mang tổng cộng 8 tấn vũ khí (gồm tên lửa không đối không R-73 và R-27, bom, rocket). Trong ảnh là Su-27S của Ukraine mang đạn đối không tầm trung R-27.
Su-27S được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ đặt trên thân máy bay là khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua khe lấy không khí. Khoảng giữa 2 động cơ góp phần tăng lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh.
Su-27S có thể đạt tốc độ tối đa tới 2.500km/h, tầm bay chiến đấu tới 3.530km, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 325m/s.
Trong ảnh là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UB của Không quân Ukraine.
Động cơ khỏe, kết hợp hệ thống lái fly-by-wire hiện đại, giúp máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường dù có trọng lượng lớn, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn.
Su-27UB bay lộn ngược.
Phóng mồi bẫy nhiệt.
Su-27 được xem là mẫu tiêm kích đa năng mạnh nhất, tốt nhất của Không quân Ukraine hiện nay.
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ukraine đã được thừa hưởng tổng cộng 42 chiếc thuộc các đời: Su-27, Su-27S, Su-27P và Su-27UB. Tuy nhiên do tình hình kinh tế tồi tệ, ngân sách quốc phòng không cao đã khiến cho quá nửa đội hình Su-27 Ukraine phải ngừng hoạt động. Theo một số báo chí quốc tế thì Ukraine hiện chỉ còn khoảng 16 chiếc Su-27 (nhiều nhất là Su-27S và Su-27UB).
Su-27S (NATO định danh là Flanker-B) là biến thể tiêm kích đa năng một chỗ ngồi sản xuất số lượng lớn đầu tiên của dòng Su-27 – được coi là đối thủ trực tiếp với các dòng tiêm kích F-14, F-15, F-16, F/A-18 với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt.
Thiết kế cơ bản của Su-27 về mặt khí động lực học tương tự tiêm kích đánh chặn MiG-29 nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều vật liêu titanium (khoảng 30%), nhiều hơn bất kỳ loại máy bay nào cùng thời.
Su-27S có chiều dài 21,9m, cao 5,93m, sải cánh 14,7m, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn.
Su-27S được trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron N-001 có tầm trinh sát tới 140km với mục tiêu kích cỡ lớn. Tuy nhiên, nó chỉ có thể theo dõi và dẫn bắn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Loại radar này dược đánh giá là dùng bộ xử lý tương đối cũ, dễ báo động nhầm. Trong ảnh là bảng điều khiển bên trong buồng lái Su-27S của Ukraine.
Về mặt trang bị vũ khí, Su-27S trang bị một pháo tốc độ cao một nòng cỡ 30mm GSh-30-1 ở mạn phải thân máy bay và thiết kế với 10 điểm treo mang tổng cộng 8 tấn vũ khí (gồm tên lửa không đối không R-73 và R-27, bom, rocket). Trong ảnh là Su-27S của Ukraine mang đạn đối không tầm trung R-27.
Su-27S được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ đặt trên thân máy bay là khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua khe lấy không khí. Khoảng giữa 2 động cơ góp phần tăng lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh.
Su-27S có thể đạt tốc độ tối đa tới 2.500km/h, tầm bay chiến đấu tới 3.530km, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 325m/s.
Trong ảnh là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UB của Không quân Ukraine.
Động cơ khỏe, kết hợp hệ thống lái fly-by-wire hiện đại, giúp máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường dù có trọng lượng lớn, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn.
Su-27UB bay lộn ngược.
Phóng mồi bẫy nhiệt.