1. Hải quân Mỹ: quốc gia đứng đầu trong bản danh sách này tất nhiên sẽ là nước Mỹ, khi mà lực lượng hải quân nước này sở hữu cho mình một số lượng tàu chiến đông đảo và có các căn cứ hải quân bao phủ hầu hết các vùng biển trên thế giới. Bên cạnh đó Hải quân Mỹ còn nắm giữ là một trong bộ ba răn đe hạt nhân của nước này, điều này giúp Hải quân Mỹ trở thành lực lượng tác chiến trên biển một cách toàn diện.Với số lượng tàu chiến các loại có trong biên chế lên tới 284 chiếc và đi kèm với đó 3.700 máy bay các loại, giúp Hải quân Mỹ là có đủ khả năng đáp trả mọi mối đe dọa nào ảnh hưởng đến an ninh của nước này. Bên cạnh đó với quân số gần 400.000 người cũng đủ khiến giúp lực lượng này trở thành đạo quân bất bại trên biển.Hải quân Mỹ cũng là lực lượng sở hữu số tàu sân bay nhiều nhất thế giới lên tới 10 chiếc, bên cạnh đó còn có hàng chục tàu tấn công đổ bộ có thể chở hàng chục máy bay các loại. Tính tới thời điểm hiện tại thì Mỹ đang duy trì khoảng 22 tàu tuần dương, 62 tàu khu trục và 72 tàu ngấm hạt nhân. Có thể nói với mức độ quân số như hiện tại khó có lực lượng hải quân nào trên thế giới có thể đuổi kịp hay sở hữu sức mạnh tương đương của Hải quân Mỹ trong tương lai gần.2. Hải quân Trung Quốc: có giai đoạn phát triển đầy ngoạn mục trong vòng 25 năm trở lại đây, khi lực lượng hải quân nước này được hưởng lợi tự sự phát triển kinh tế như vũ bão của Trung Quốc. Với ngân sách quốc phòng được tăng liên tục kể từ năm 1989, đã giúp Hải quân Trung Quốc trở thành một cường quốc quân sự trên biển ở khu vực Châu Á và Thế giới. Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu khả năng răn đe hạt nhân thông qua các tàu ngầm tấn công chiến lược mang đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng này của Hải quân Trung Quốc vẫn còn là một ẩn số và bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.Số lượng tàu mà Hải quân Trung Quốc đang được trang bị lên tới 484 chiếc nhiều hơn cả Hải quân Mỹ, nhưng đa số các tàu này đều là tàu chiến cỡ nhỏ. Bên cạnh đó Hải quân Trung Quốc còn sở hữu thêm 650 máy bay các loại và chỉ có duy nhất một tàu sân bay. Dù có số lượng tàu chiến đông đảo như trên, nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng các biên đội tàu chiến của mình theo từng năm.Hải quân Trung Quốc cũng muốn phát triển lực lượng hải quân của mình tương tự như những gì mà Mỹ đã làm, chính vì thế mà hải quân nước này có tới hơn 255.000 binh sĩ. Dù được đánh giá là sở hữu sức mạnh toàn diện trên biển, nhưng Hải quân Trung Quốc lại không có kinh nghiệm tác chiến xa bờ như Hải quân Mỹ. Ngoài ra khu vực hoạt động và các căn cứ hải quân chính của Trung Quốc đều nằm trong vùng ven biển nước này, đây sẽ là trở ngại lớn khiến Hải quân Trung Quốc khó vươn tới biển lớn.3. Đứng vị trí thứ ba là Hải quân Nga, khi lực lượng hải quân nước này được thừa hưởng hầu như toàn bộ sức mạnh của Hải quân Liên Xô trước đây. Tuy đa số các tàu chiến của Liên Xô lúc đó đều đã lỗi thời nhưng các tàu này lại sở hữu sức mạnh răn đe chiến lược với bất kỳ quốc gia nào. Ngày nay Hải quân Nga vẫn đang trong quá trình phục hồi lại sức mạnh trên biển của mình, giống như của Liên Xô trước đây. Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng và nâng cấp các biên đội tàu chiến cũ, Hải quân Nga còn tiến hành đóng thêm hàng loạt tàu chiến mới trong mục tiêu hiện đại hóa toàn bộ lực lượng vũ trang của nước này.Hải quân Nga hiện tại sở hữu khoảng 150 tàu chiến các loại đa số là tàu cũ với 79 tàu khu trục, duy trì hoạt động một tàu sân bay, 5 tàu tuần dương, 52 tàu ngầm và một số lượng lớn tàu chiến khác, quân thường trực 133.000 người. Xét về mặt tổng thể Hải quân Nga là một lực lượng hải quân mạnh trên thế giới nhưng sức mạnh này sẽ thay đổi nếu Quân đội Nga không có những bước đi phù hợp để hiện đại hóa lực lượng hải quân già nua của mình.Mặt khác Hải quân Nga lại có sức mạnh răn đe hạt nhân khá hiệu quả với các biên đội tàu tuần dương và tàu ngầm chiến lược mang đầu đạn hạt nhân vốn là thế mạnh của Hải quân Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy mà lực lượng tàu tuần dương và tàu ngầm tấn công chiến lược của Nga luôn được quan tâm nhiều nhất, với các chương trình nâng cấp và đóng mới trị giá hàng tỷ USD.4. Hải quân Hoàng gia Anh: là một trong những lực lượng hải quân có lịch sử phát triển lâu đời nhất trên thế giới, kéo dài từ thế kỷ thứ 16 cho đến nay và góp mặt hầu hết trong mọi cuộc chiến trên biển. Tuy nhiên Hải quân Anh hiện tại không còn được như quá khứ huy hoàng của mình, khi phần lớn hạm đội tàu chiến bị thu nhỏ do cắt giảm ngân sách và sự thay đổi tư duy chiến lược của chính phủ Anh hiện tại.Mặc dù bị cắt số lượng lớn quân số nhưng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh lại được trang bị các tàu chiến hiện đại nhất thế giới, với số lượng khoảng 77 chiếc cùng 149 máy bay các loại vẫn giúp Anh trở thành quốc gia có lực lượng hải quân hàng đầu thế giới. Cơ cấu của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh khá giống với Hải quân Mỹ nhưng có qui mô nhỏ hơn với quân số chỉ khoảng 35.700 người.Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại vẫn chú trọng vào việc phát triển các biên đội tàu chiến đấu tương lai của mình khi tiến hành đóng mới các loại tàu ngầm và tàu sân bay thế hệ mới. Bên cạnh đó Hải quân Anh vẫn sở hữu khả năng răn đe hạt nhân nhất định, mặc dù phần lớn kho vũ khí hạt nhân của nước này bị cắt giảm.5. Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản: tuy không sở hữu một cái tên theo đúng nghĩa (Hải quân), nhưng lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản lại mang trong mình tiềm lực hải quân hàng đầu Châu Á. Thậm chí xét trên nhiều khía cạnh lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản còn lớn mạnh hơn cả Hải quân Trung Quốc cả về mặt trang bị lẫn kinh nghiệm chiến đấu. Điểm yếu duy nhất mà Hải quân Nhật Bản không có là khả năng răn đe hạt nhân, do sự ràng buộc về mặt hiến pháp và hiệp ước giải trừ quân bị ký kết với Mỹ.Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản được trang bị 124 tàu các loại cùng với đó 339 máy bay, với quân số khoảng 50.800 người. Tuy nhiên Nhật Bản lại sở hữu các biên đội tàu chiến rất hiện đại và đa số trong số đó đều là tàu chiến mới được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất.Do sự ràng buộc về mặt hiến pháp nên nhiệm vụ chính của lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản là tuần tra bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng của nước này, hay tham gia vào lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc và ngăn chặn mọi mối đe dọa trên biển gây ảnh hưởng đến an ninh hàng hải của Nhật Bản.
1. Hải quân Mỹ: quốc gia đứng đầu trong bản danh sách này tất nhiên sẽ là nước Mỹ, khi mà lực lượng hải quân nước này sở hữu cho mình một số lượng tàu chiến đông đảo và có các căn cứ hải quân bao phủ hầu hết các vùng biển trên thế giới. Bên cạnh đó Hải quân Mỹ còn nắm giữ là một trong bộ ba răn đe hạt nhân của nước này, điều này giúp Hải quân Mỹ trở thành lực lượng tác chiến trên biển một cách toàn diện.
Với số lượng tàu chiến các loại có trong biên chế lên tới 284 chiếc và đi kèm với đó 3.700 máy bay các loại, giúp Hải quân Mỹ là có đủ khả năng đáp trả mọi mối đe dọa nào ảnh hưởng đến an ninh của nước này. Bên cạnh đó với quân số gần 400.000 người cũng đủ khiến giúp lực lượng này trở thành đạo quân bất bại trên biển.
Hải quân Mỹ cũng là lực lượng sở hữu số tàu sân bay nhiều nhất thế giới lên tới 10 chiếc, bên cạnh đó còn có hàng chục tàu tấn công đổ bộ có thể chở hàng chục máy bay các loại. Tính tới thời điểm hiện tại thì Mỹ đang duy trì khoảng 22 tàu tuần dương, 62 tàu khu trục và 72 tàu ngấm hạt nhân. Có thể nói với mức độ quân số như hiện tại khó có lực lượng hải quân nào trên thế giới có thể đuổi kịp hay sở hữu sức mạnh tương đương của Hải quân Mỹ trong tương lai gần.
2. Hải quân Trung Quốc: có giai đoạn phát triển đầy ngoạn mục trong vòng 25 năm trở lại đây, khi lực lượng hải quân nước này được hưởng lợi tự sự phát triển kinh tế như vũ bão của Trung Quốc. Với ngân sách quốc phòng được tăng liên tục kể từ năm 1989, đã giúp Hải quân Trung Quốc trở thành một cường quốc quân sự trên biển ở khu vực Châu Á và Thế giới. Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu khả năng răn đe hạt nhân thông qua các tàu ngầm tấn công chiến lược mang đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng này của Hải quân Trung Quốc vẫn còn là một ẩn số và bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
Số lượng tàu mà Hải quân Trung Quốc đang được trang bị lên tới 484 chiếc nhiều hơn cả Hải quân Mỹ, nhưng đa số các tàu này đều là tàu chiến cỡ nhỏ. Bên cạnh đó Hải quân Trung Quốc còn sở hữu thêm 650 máy bay các loại và chỉ có duy nhất một tàu sân bay. Dù có số lượng tàu chiến đông đảo như trên, nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng các biên đội tàu chiến của mình theo từng năm.
Hải quân Trung Quốc cũng muốn phát triển lực lượng hải quân của mình tương tự như những gì mà Mỹ đã làm, chính vì thế mà hải quân nước này có tới hơn 255.000 binh sĩ. Dù được đánh giá là sở hữu sức mạnh toàn diện trên biển, nhưng Hải quân Trung Quốc lại không có kinh nghiệm tác chiến xa bờ như Hải quân Mỹ. Ngoài ra khu vực hoạt động và các căn cứ hải quân chính của Trung Quốc đều nằm trong vùng ven biển nước này, đây sẽ là trở ngại lớn khiến Hải quân Trung Quốc khó vươn tới biển lớn.
3. Đứng vị trí thứ ba là Hải quân Nga, khi lực lượng hải quân nước này được thừa hưởng hầu như toàn bộ sức mạnh của Hải quân Liên Xô trước đây. Tuy đa số các tàu chiến của Liên Xô lúc đó đều đã lỗi thời nhưng các tàu này lại sở hữu sức mạnh răn đe chiến lược với bất kỳ quốc gia nào. Ngày nay Hải quân Nga vẫn đang trong quá trình phục hồi lại sức mạnh trên biển của mình, giống như của Liên Xô trước đây. Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng và nâng cấp các biên đội tàu chiến cũ, Hải quân Nga còn tiến hành đóng thêm hàng loạt tàu chiến mới trong mục tiêu hiện đại hóa toàn bộ lực lượng vũ trang của nước này.
Hải quân Nga hiện tại sở hữu khoảng 150 tàu chiến các loại đa số là tàu cũ với 79 tàu khu trục, duy trì hoạt động một tàu sân bay, 5 tàu tuần dương, 52 tàu ngầm và một số lượng lớn tàu chiến khác, quân thường trực 133.000 người. Xét về mặt tổng thể Hải quân Nga là một lực lượng hải quân mạnh trên thế giới nhưng sức mạnh này sẽ thay đổi nếu Quân đội Nga không có những bước đi phù hợp để hiện đại hóa lực lượng hải quân già nua của mình.
Mặt khác Hải quân Nga lại có sức mạnh răn đe hạt nhân khá hiệu quả với các biên đội tàu tuần dương và tàu ngầm chiến lược mang đầu đạn hạt nhân vốn là thế mạnh của Hải quân Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy mà lực lượng tàu tuần dương và tàu ngầm tấn công chiến lược của Nga luôn được quan tâm nhiều nhất, với các chương trình nâng cấp và đóng mới trị giá hàng tỷ USD.
4. Hải quân Hoàng gia Anh: là một trong những lực lượng hải quân có lịch sử phát triển lâu đời nhất trên thế giới, kéo dài từ thế kỷ thứ 16 cho đến nay và góp mặt hầu hết trong mọi cuộc chiến trên biển. Tuy nhiên Hải quân Anh hiện tại không còn được như quá khứ huy hoàng của mình, khi phần lớn hạm đội tàu chiến bị thu nhỏ do cắt giảm ngân sách và sự thay đổi tư duy chiến lược của chính phủ Anh hiện tại.
Mặc dù bị cắt số lượng lớn quân số nhưng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh lại được trang bị các tàu chiến hiện đại nhất thế giới, với số lượng khoảng 77 chiếc cùng 149 máy bay các loại vẫn giúp Anh trở thành quốc gia có lực lượng hải quân hàng đầu thế giới. Cơ cấu của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh khá giống với Hải quân Mỹ nhưng có qui mô nhỏ hơn với quân số chỉ khoảng 35.700 người.
Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại vẫn chú trọng vào việc phát triển các biên đội tàu chiến đấu tương lai của mình khi tiến hành đóng mới các loại tàu ngầm và tàu sân bay thế hệ mới. Bên cạnh đó Hải quân Anh vẫn sở hữu khả năng răn đe hạt nhân nhất định, mặc dù phần lớn kho vũ khí hạt nhân của nước này bị cắt giảm.
5. Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản: tuy không sở hữu một cái tên theo đúng nghĩa (Hải quân), nhưng lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản lại mang trong mình tiềm lực hải quân hàng đầu Châu Á. Thậm chí xét trên nhiều khía cạnh lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản còn lớn mạnh hơn cả Hải quân Trung Quốc cả về mặt trang bị lẫn kinh nghiệm chiến đấu. Điểm yếu duy nhất mà Hải quân Nhật Bản không có là khả năng răn đe hạt nhân, do sự ràng buộc về mặt hiến pháp và hiệp ước giải trừ quân bị ký kết với Mỹ.
Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản được trang bị 124 tàu các loại cùng với đó 339 máy bay, với quân số khoảng 50.800 người. Tuy nhiên Nhật Bản lại sở hữu các biên đội tàu chiến rất hiện đại và đa số trong số đó đều là tàu chiến mới được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất.
Do sự ràng buộc về mặt hiến pháp nên nhiệm vụ chính của lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản là tuần tra bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng của nước này, hay tham gia vào lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc và ngăn chặn mọi mối đe dọa trên biển gây ảnh hưởng đến an ninh hàng hải của Nhật Bản.