SPAD S.XIII: là loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh của Pháp được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó được công ty Société Pour L'Aviation et ses Dérivés (SPAD) phát triển từ mẫu máy bay tiêm kích SPAD S.VII. SPAD S.XIII là mẫu máy bay được nhiều quốc gia sử dụng nhất trên thế giới vào thời gian đó, nó còn được xem là bước đột phá trong ngành công nghiệp hàng không lúc bấy giờ. SPAD S.XIII cũng là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.SPAD S.XIII được trang bị một động cơ Hispano-Suiza 8Be có công suất 200 mã lực cho tốc độ bay tối đa là 218km/h với trần bay là 6.650m. SPAD S.XIII có tổ lái gồm một phi công và được trang bị 2 súng máy Vickers cỡ nòng 7,7mm. Grumman F6F Hellcat: là mẫu máy bay tiêm kích trên hạm được phát triển dựa trên F4F Wildcat với thiết kế hoàn toàn mới. F6F Hellcat còn là mẫu máy bay tiêm kích chủ lực được trang bị trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2.F6F Hellcat là mẫu máy bay thành công nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ , khi nó tiêu diệt được tổng cộng 5.171 máy bay địch trong suốt thời gian phục vụ trong lực lượng Hải quân và Lính Thủy Đánh Bộ Mỹ. Trong đó 5.163 chiếc tại mặt trận Thái Bình Dương và 8 chiếc trong chiến dịch tại miền Nam nước Pháp. Sau chiến tranh, Hellcat dần được rút ra khỏi các đơn vị chiến đấu chủ lực của Quân đội Mỹ và chính thức được nghỉ hưu vào năm 1954. Grumman F6F Hellcat được trang bị một động cơ Pratt & Whitney R-2800-10W có công suất 2.000 mã lực với cánh quạt 3 lá, tốc độ tối đa 610km/h. F6F Hellcat có trọng lượng cất cánh tối đa gần 7 tấn, trần bay tối đa 11.370m và phạm vi hoạt động khi chiến đấu là 1.520km. Hệ thống vũ khí của F6F khá đa dạng gồm 6 súng máy Browning M2 12,7mm hoặc 2 pháo 20mm cùng với 4 súng máy 12,7mm. Bên cạnh đó nó còn có thể mang theo 1,8 tấn bom và rocket HVAR 127 mm hay Tiny Tim 298 mm. Messerschmitt Me 262 Schwalbe: là mẫu máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên trên thế giới, được Phát xít Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó được biên chế cho Không quân Đức vào năm 1944 với vai trò như một máy bay đa năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như trinh sát, máy bay ném bom hay tiêm kích đánh chặn. Tuy sự xuất hiện của Me 262 không gây tác động đáng kể tới cục diện chiến tranh khi đó, nhưng với thiết kế của mình Me 262 đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các dòng máy bay tiêm kích phản lực sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.Me 262 Schwalbe được trang bị hai động cơ phản lực Junkers Jumo 004B-1 cho vận tốc tối đa là 870km/h, tầm bay 1.050km và trần bay 11.450m. Hệ thống vũ khí chính của Me 262 gồm 4 pháo MK108 30mm, với 2 quả bom nặng 250kg (chỉ có trên biến thể A-2a) hoặc 24 rocket R4M 55mm. Mikoyan-Gurevich MiG-21: là mẫu máy bay tiêm kích phản lực được Liên Xô phát triển từ những năm 1950. Đây là một trong những mẫu máy bay huyền thoại của lực lượng Không quân Liên Xô, MiG-21 cũng là loại máy bay được sản xuất nhiều nhất và có thời gian hoạt động lâu nhất trong lịch sử hàng không thế giới. MiG-21 là mẫu tiêm kích giá thành khá rẻ, có khả năng cơ động cao, linh hoạt trong chiến đấu và nhu cầu bảo dưỡng thấp. Bên cạnh đó việc lái một chiếc MiG-21 được đánh giá là khá dễ dàng cho một phi công lái máy bay chiến đấu. Chính vì lý do đó mà sau hơn 50 năm được đưa vào sử dụng MiG-21 vẫn tiếp tục được phát triển nâng cấp và phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới. MiG-21 được trang bị một động cơ phản lực cho tốc độ 2.500km/h, tầm hoạt động từ 450-500km với trần bay là 19.000m. Hệ thống vũ khí chính của MiG-21 gồm pháo 23 hoặc 30mm, mang 2-6 tên lửa không đối không (tùy từng loại), bom và rocket.
McDonnell Douglas F-15 Eagle: là mẫu máy bay tiêm kích chiến thuật được trang bị 2 động cơ phản lực, có thể hoạt động trong mọi thời tiết và được thiết kế để chiếm lĩnh cũng như giúp duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Từ khi được đưa vào sử dụng cho đến nay, F-15 đã chứng minh mình là một trong những mẫu máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, ngay cả khi nó lần lượt bị các đối thủ khác như Su-27 hay F-22 lần lượt qua mặt. F-15 Eagle được xem là biểu tượng của sức mạnh Không quân Mỹ trong thời kỳ chiến tranh hiện đại, không chỉ riêng Mỹ mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang sử dụng F-15 như một mẫu máy bay tiêm kích chủ lực của mình như Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hy Lạp và Ả Rập Saudi.F-15 Eagle được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100 cho tốc độ bay tối đa hơn 2.660km/h, tầm bay 1.967km cho nhiệm vụ đánh chặn trên không, trần bay 20.000m với trọng lượng cất cánh tối đa là gần 31 tấn. Hệ thống vũ khí chính của F-15 gồm một pháo M61A1 Vulcan Gatling 6 nòng 20mm, có khả năng mang theo 7,3 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.
SPAD S.XIII: là loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh của Pháp được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó được công ty Société Pour L'Aviation et ses Dérivés (SPAD) phát triển từ mẫu máy bay tiêm kích SPAD S.VII.
SPAD S.XIII là mẫu máy bay được nhiều quốc gia sử dụng nhất trên thế giới vào thời gian đó, nó còn được xem là bước đột phá trong ngành công nghiệp hàng không lúc bấy giờ. SPAD S.XIII cũng là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.
SPAD S.XIII được trang bị một động cơ Hispano-Suiza 8Be có công suất 200 mã lực cho tốc độ bay tối đa là 218km/h với trần bay là 6.650m. SPAD S.XIII có tổ lái gồm một phi công và được trang bị 2 súng máy Vickers cỡ nòng 7,7mm.
Grumman F6F Hellcat: là mẫu máy bay tiêm kích trên hạm được phát triển dựa trên F4F Wildcat với thiết kế hoàn toàn mới. F6F Hellcat còn là mẫu máy bay tiêm kích chủ lực được trang bị trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2.
F6F Hellcat là mẫu máy bay thành công nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ , khi nó tiêu diệt được tổng cộng 5.171 máy bay địch trong suốt thời gian phục vụ trong lực lượng Hải quân và Lính Thủy Đánh Bộ Mỹ. Trong đó 5.163 chiếc tại mặt trận Thái Bình Dương và 8 chiếc trong chiến dịch tại miền Nam nước Pháp. Sau chiến tranh, Hellcat dần được rút ra khỏi các đơn vị chiến đấu chủ lực của Quân đội Mỹ và chính thức được nghỉ hưu vào năm 1954.
Grumman F6F Hellcat được trang bị một động cơ Pratt & Whitney R-2800-10W có công suất 2.000 mã lực với cánh quạt 3 lá, tốc độ tối đa 610km/h. F6F Hellcat có trọng lượng cất cánh tối đa gần 7 tấn, trần bay tối đa 11.370m và phạm vi hoạt động khi chiến đấu là 1.520km. Hệ thống vũ khí của F6F khá đa dạng gồm 6 súng máy Browning M2 12,7mm hoặc 2 pháo 20mm cùng với 4 súng máy 12,7mm. Bên cạnh đó nó còn có thể mang theo 1,8 tấn bom và rocket HVAR 127 mm hay Tiny Tim 298 mm.
Messerschmitt Me 262 Schwalbe: là mẫu máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên trên thế giới, được Phát xít Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó được biên chế cho Không quân Đức vào năm 1944 với vai trò như một máy bay đa năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như trinh sát, máy bay ném bom hay tiêm kích đánh chặn.
Tuy sự xuất hiện của Me 262 không gây tác động đáng kể tới cục diện chiến tranh khi đó, nhưng với thiết kế của mình Me 262 đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các dòng máy bay tiêm kích phản lực sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Me 262 Schwalbe được trang bị hai động cơ phản lực Junkers Jumo 004B-1 cho vận tốc tối đa là 870km/h, tầm bay 1.050km và trần bay 11.450m. Hệ thống vũ khí chính của Me 262 gồm 4 pháo MK108 30mm, với 2 quả bom nặng 250kg (chỉ có trên biến thể A-2a) hoặc 24 rocket R4M 55mm.
Mikoyan-Gurevich MiG-21: là mẫu máy bay tiêm kích phản lực được Liên Xô phát triển từ những năm 1950. Đây là một trong những mẫu máy bay huyền thoại của lực lượng Không quân Liên Xô, MiG-21 cũng là loại máy bay được sản xuất nhiều nhất và có thời gian hoạt động lâu nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
MiG-21 là mẫu tiêm kích giá thành khá rẻ, có khả năng cơ động cao, linh hoạt trong chiến đấu và nhu cầu bảo dưỡng thấp. Bên cạnh đó việc lái một chiếc MiG-21 được đánh giá là khá dễ dàng cho một phi công lái máy bay chiến đấu. Chính vì lý do đó mà sau hơn 50 năm được đưa vào sử dụng MiG-21 vẫn tiếp tục được phát triển nâng cấp và phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới.
MiG-21 được trang bị một động cơ phản lực cho tốc độ 2.500km/h, tầm hoạt động từ 450-500km với trần bay là 19.000m. Hệ thống vũ khí chính của MiG-21 gồm pháo 23 hoặc 30mm, mang 2-6 tên lửa không đối không (tùy từng loại), bom và rocket.
McDonnell Douglas F-15 Eagle: là mẫu máy bay tiêm kích chiến thuật được trang bị 2 động cơ phản lực, có thể hoạt động trong mọi thời tiết và được thiết kế để chiếm lĩnh cũng như giúp duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Từ khi được đưa vào sử dụng cho đến nay, F-15 đã chứng minh mình là một trong những mẫu máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, ngay cả khi nó lần lượt bị các đối thủ khác như Su-27 hay F-22 lần lượt qua mặt.
F-15 Eagle được xem là biểu tượng của sức mạnh Không quân Mỹ trong thời kỳ chiến tranh hiện đại, không chỉ riêng Mỹ mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang sử dụng F-15 như một mẫu máy bay tiêm kích chủ lực của mình như Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hy Lạp và Ả Rập Saudi.
F-15 Eagle được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100 cho tốc độ bay tối đa hơn 2.660km/h, tầm bay 1.967km cho nhiệm vụ đánh chặn trên không, trần bay 20.000m với trọng lượng cất cánh tối đa là gần 31 tấn. Hệ thống vũ khí chính của F-15 gồm một pháo M61A1 Vulcan Gatling 6 nòng 20mm, có khả năng mang theo 7,3 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.