Đứng đầu trong danh sách là tàu tấn công đổ bộ lớp America của Mỹ. Lớp tàu này thuộc loại lớn nhất từ trước tới nay (lượng giãn nước gần 45.000 tấn), thậm chí lớn hơn cả các tàu sân bay hạng nhẹ, ngang ngửa hạng trung. Nó được thiết kế dựa trên lớp Wasp nhưng có không gian sàn và nơi chứa máy bay rộng hơn. Tàu đổ bộ tấn công lớp America bắt đầu được biên chế trong Hải quân Mỹ vào năm 2014 và tiến tới để thay thế các tàu lớp cũ Tarawa.Nó có thể hoạt động không khác gì một loại tàu sân bay hạng nhẹ, cho phép triển khai tất cả 38 máy bay trực thăng và máy bay VTOL gồm: F-35B JSF, MV-22 Osprey, UH-1Y Huey, CH-53F Sea Stallion, SH-60 Sea Hawk, MH-60 Nighthawk, AH-1W SuperCobra. Tất nhiên với con số máy bay cụ thể tùy theo từng yêu cầu nhiệm vụ.Siêu tàu đổ bộ lớp America có lượng giãn nước toàn tải 44.971 tấn, dài 257m, rộng 32m. Ngoài máy bay, nó có thể chở thêm 1.700 lính thủy đánh bộ, số lính này sẽ được trực thăng vận tải đưa vào bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo.Xếp thứ hai là tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp cũng của Mỹ, được thiết kế dựa trên lớp Tarawa. Tàu đầu tiên thuộc lớp này là USS Wasp chính thức được biên chế năm 1989. Thời điểm đó, nó là tàu tấn công đổ bộ lớn nhất thế giới. Đến nay nó chỉ đứng sau tàu lớp America.Tàu đổ bộ lớp Wasp có lượng giãn nước toàn tải 40.500 tấn, dài 253,2m, rộng 31,8m. Con tàu có thể chở gần 2.000 lính thủy đánh bộ và 1.208 thủy thủ. Các binh sĩ được hỗ trợ đổ bộ bằng các xe tấn công đổ bộ trên tàu hoặc bằng các trực thăng. Mỗi tàu mang theo tổng số 61 xe bọc thép tấn công đổ bộ AAV7A1.Trên sàn tàu được thiết kế 9 điểm hạ cánh cho trực thăng và có thể dùng để triển khai tới 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight. Không chỉ thế Wasp còn thích hợp cho cả các trực thăng tấn công AH-1 SeaCobra hoặc trực thăng vận tải CH-53E Super Stallion, UH-1N Twin Huey hoặc SH-60B Seahawk. Đồng thời Wasp có thể triển khai từ 6-8 chiếc tiêm kích hạm AV-8B Harrier II, thậm chí có thể tăng cường lên 20 chiếc nếu cần thiết.Vị trí tiếp theo là tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra của Úc. Loại tàu này nhỏ hơn các tàu đổ bộ của Mỹ và mới được triển khai vào năm 2014. Chiếc thứ hai dự kiến sẽ nhận nhiệm vụ vào năm 2016. Tàu được thiết kế bởi một công ty Bồ Đào Nha, có nét tương tự với tàu Juan Carlos I của Tây Ban Nha về các kích thước, chỉ khác về cấu trúc nội thất bên trong. Cả hai đều có thể thực hiện đa nhiệm vụ, trong đó Canberra có khả năng tấn công đổ bộ mạnh hơn hẳn.Canberra có thể mang theo 1.125 lính thủy, nếu ở khoảng cách gần hơn nó có thể mang tới 1.600 lính. Loại tàu này được thiết kế 2 sàn để các thiết bị khí tài, vũ khí. Một sàn dùng cho các phương tiện hạng nhẹ, còn một sàn khác dùng cho các phương tiện và xe tăng hạng nặng. Mỗi một tàu lớp Canberra chở được 45 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc nhiều hơn nếu là các phương tiện hạng nhẹ. Đồng thời Canberra còn chứa tới 4 tàu đổ bộ cao tốc LCM-1E được sử dụng để vận chuyển binh sĩ, thiết bị từ tàu lên bờ.Riêng sàn bay của tàu có tới 6 điểm cho các máy bay trực thăng NH90 hay S-70B Seahawk hoặc cho 4 trực thăng vận tải Chinook có thể hoạt động. Một phi đội tác chiến tiêu biểu của Canberra gồm hỗn hợp trực thăng vận tải NH90 và các trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk. Thậm chí Canberra còn có thiêt kế hạ cánh kiểu nhảy cầu thích hợp cho cả F-35B.Tiếp theo là tàu tấn công đổ bộ Juan Carlos của Tây Ban Nha được biên chế năm 2010, có kích thước giống với tàu lớp Canberra của Úc. Tàu được thiết kế chuyên dùng cho các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng và đường băng ngắn (V/STOL) với 8 điểm cho các tiêm kích hạm AV-8B Harrier, 4 điểm cho trực tăng tầm trung CH-47 Chinook và một điểm cho máy bay vận tải V-22 Osprey.Juan Carlos có thể mang tới 30 máy bay khi sử dụng theo chế độ tàu sân bay. Đồng thời nó còn có khả năng chở 900 lính thủy và 46 xe tăng chiến đấu chủ lực.Ngoài ra còn có 4 tàu đổ bộ cơ giới LCM hoặc một thủy phi cơ LCAC dùng cho các hoạt động đổ bộ. Con tàu được xem là chiến hạm có vai trò quan trọng trong Hải quân Tây Ban Nha.Sau Juan Carlos là tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral của Pháp. Chiến hạm này được biên chế năm 2006 và đang có 3 chiếc phục vụ trong Hải quân Pháp. Đây là loại chiến hạm lớn nhất phục vụ cho Hải quân Pháp sau tàu sân bay Charles de Gaulle. Ngoài ra cũng có 2 tàu Mistral khác đang được đóng cho Hải quân Nga nhưng sự chuyển giao bị trì hoãn lại do khủng hoảng ở Ukraine.Một chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral có thể chở tới 450 lính thủy, có thể tăng cường tới 900 lính trong trường hợp cấp bách. Nó cũng có thể chở được một tiểu đoàn xe tăng với 40 chiếc tăng chủ lực hoặc 70 phương tiện cơ giới nhẹ hơn. Mistral cũng sử dụng 4 tàu đổ bộ cơ giới LCM hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC để vận chuyển binh sĩ và phương tiện lên bờ.Không chỉ thế, Mistral còn có sàn bay với 6 điểm dành cho trực thăng hạ cánh. Khoang chứa của Mistral có thể mang theo 16 chiếc trực thăng vận tải hang trung loại NH90, trực thăng tấn công Tiger hoặc 35 chiếc trực thăng hạng nhẹ. Tuy nhiên, tàu đổ bộ này lại không thể triển khai các máy bay V/STOL do không có các thiết bị hỗ trợ cất cánh kiểu nhảy cầu.
Đứng đầu trong danh sách là tàu tấn công đổ bộ lớp America của Mỹ. Lớp tàu này thuộc loại lớn nhất từ trước tới nay (lượng giãn nước gần 45.000 tấn), thậm chí lớn hơn cả các tàu sân bay hạng nhẹ, ngang ngửa hạng trung. Nó được thiết kế dựa trên lớp Wasp nhưng có không gian sàn và nơi chứa máy bay rộng hơn. Tàu đổ bộ tấn công lớp America bắt đầu được biên chế trong Hải quân Mỹ vào năm 2014 và tiến tới để thay thế các tàu lớp cũ Tarawa.
Nó có thể hoạt động không khác gì một loại tàu sân bay hạng nhẹ, cho phép triển khai tất cả 38 máy bay trực thăng và máy bay VTOL gồm: F-35B JSF, MV-22 Osprey, UH-1Y Huey, CH-53F Sea Stallion, SH-60 Sea Hawk, MH-60 Nighthawk, AH-1W SuperCobra. Tất nhiên với con số máy bay cụ thể tùy theo từng yêu cầu nhiệm vụ.
Siêu tàu đổ bộ lớp America có lượng giãn nước toàn tải 44.971 tấn, dài 257m, rộng 32m. Ngoài máy bay, nó có thể chở thêm 1.700 lính thủy đánh bộ, số lính này sẽ được trực thăng vận tải đưa vào bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo.
Xếp thứ hai là tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp cũng của Mỹ, được thiết kế dựa trên lớp Tarawa. Tàu đầu tiên thuộc lớp này là USS Wasp chính thức được biên chế năm 1989. Thời điểm đó, nó là tàu tấn công đổ bộ lớn nhất thế giới. Đến nay nó chỉ đứng sau tàu lớp America.
Tàu đổ bộ lớp Wasp có lượng giãn nước toàn tải 40.500 tấn, dài 253,2m, rộng 31,8m. Con tàu có thể chở gần 2.000 lính thủy đánh bộ và 1.208 thủy thủ. Các binh sĩ được hỗ trợ đổ bộ bằng các xe tấn công đổ bộ trên tàu hoặc bằng các trực thăng. Mỗi tàu mang theo tổng số 61 xe bọc thép tấn công đổ bộ AAV7A1.
Trên sàn tàu được thiết kế 9 điểm hạ cánh cho trực thăng và có thể dùng để triển khai tới 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight. Không chỉ thế Wasp còn thích hợp cho cả các trực thăng tấn công AH-1 SeaCobra hoặc trực thăng vận tải CH-53E Super Stallion, UH-1N Twin Huey hoặc SH-60B Seahawk. Đồng thời Wasp có thể triển khai từ 6-8 chiếc tiêm kích hạm AV-8B Harrier II, thậm chí có thể tăng cường lên 20 chiếc nếu cần thiết.
Vị trí tiếp theo là tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra của Úc. Loại tàu này nhỏ hơn các tàu đổ bộ của Mỹ và mới được triển khai vào năm 2014. Chiếc thứ hai dự kiến sẽ nhận nhiệm vụ vào năm 2016. Tàu được thiết kế bởi một công ty Bồ Đào Nha, có nét tương tự với tàu Juan Carlos I của Tây Ban Nha về các kích thước, chỉ khác về cấu trúc nội thất bên trong. Cả hai đều có thể thực hiện đa nhiệm vụ, trong đó Canberra có khả năng tấn công đổ bộ mạnh hơn hẳn.
Canberra có thể mang theo 1.125 lính thủy, nếu ở khoảng cách gần hơn nó có thể mang tới 1.600 lính. Loại tàu này được thiết kế 2 sàn để các thiết bị khí tài, vũ khí. Một sàn dùng cho các phương tiện hạng nhẹ, còn một sàn khác dùng cho các phương tiện và xe tăng hạng nặng. Mỗi một tàu lớp Canberra chở được 45 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc nhiều hơn nếu là các phương tiện hạng nhẹ. Đồng thời Canberra còn chứa tới 4 tàu đổ bộ cao tốc LCM-1E được sử dụng để vận chuyển binh sĩ, thiết bị từ tàu lên bờ.
Riêng sàn bay của tàu có tới 6 điểm cho các máy bay trực thăng NH90 hay S-70B Seahawk hoặc cho 4 trực thăng vận tải Chinook có thể hoạt động. Một phi đội tác chiến tiêu biểu của Canberra gồm hỗn hợp trực thăng vận tải NH90 và các trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk. Thậm chí Canberra còn có thiêt kế hạ cánh kiểu nhảy cầu thích hợp cho cả F-35B.
Tiếp theo là tàu tấn công đổ bộ Juan Carlos của Tây Ban Nha được biên chế năm 2010, có kích thước giống với tàu lớp Canberra của Úc. Tàu được thiết kế chuyên dùng cho các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng và đường băng ngắn (V/STOL) với 8 điểm cho các tiêm kích hạm AV-8B Harrier, 4 điểm cho trực tăng tầm trung CH-47 Chinook và một điểm cho máy bay vận tải V-22 Osprey.
Juan Carlos có thể mang tới 30 máy bay khi sử dụng theo chế độ tàu sân bay. Đồng thời nó còn có khả năng chở 900 lính thủy và 46 xe tăng chiến đấu chủ lực.
Ngoài ra còn có 4 tàu đổ bộ cơ giới LCM hoặc một thủy phi cơ LCAC dùng cho các hoạt động đổ bộ. Con tàu được xem là chiến hạm có vai trò quan trọng trong Hải quân Tây Ban Nha.
Sau Juan Carlos là tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral của Pháp. Chiến hạm này được biên chế năm 2006 và đang có 3 chiếc phục vụ trong Hải quân Pháp. Đây là loại chiến hạm lớn nhất phục vụ cho Hải quân Pháp sau tàu sân bay Charles de Gaulle. Ngoài ra cũng có 2 tàu Mistral khác đang được đóng cho Hải quân Nga nhưng sự chuyển giao bị trì hoãn lại do khủng hoảng ở Ukraine.
Một chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral có thể chở tới 450 lính thủy, có thể tăng cường tới 900 lính trong trường hợp cấp bách. Nó cũng có thể chở được một tiểu đoàn xe tăng với 40 chiếc tăng chủ lực hoặc 70 phương tiện cơ giới nhẹ hơn. Mistral cũng sử dụng 4 tàu đổ bộ cơ giới LCM hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC để vận chuyển binh sĩ và phương tiện lên bờ.
Không chỉ thế, Mistral còn có sàn bay với 6 điểm dành cho trực thăng hạ cánh. Khoang chứa của Mistral có thể mang theo 16 chiếc trực thăng vận tải hang trung loại NH90, trực thăng tấn công Tiger hoặc 35 chiếc trực thăng hạng nhẹ. Tuy nhiên, tàu đổ bộ này lại không thể triển khai các máy bay V/STOL do không có các thiết bị hỗ trợ cất cánh kiểu nhảy cầu.