Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAGF) của Trung Quốc là đạo quân lớn nhất thế giới với khoảng 1,25 triệu quân thường trực. Quân đội Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương. Các đơn vị quân sự được triển khai ở 7 đại quân khu.Trung Quốc là nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, ngân sách quốc phòng chính thức của cả nước đạt 106 tỉ USD vào năm 2012. Lục quân Mỹ là một trong 3 quân chủng (lục quân, hải quân và không quân) nằm dưới sự điều khiển của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Lục quân bao gồm các binh sĩ thường trực và quân dự bị. Lục quân Mỹ có trong biên chế hơn 1,1 triệu quân thường trực, quân dự bị và Vệ binh Quốc gia. Ngân sách quốc phòng năm 2012 là 668 tỉ USD.
Lục quân Ấn Độ với quân số thường trực 1,1 triệu người là một trong những đội quân lớn nhất thế giới. Nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu (COA), Lục quân Ấn Độ được tổ chức thành các sư đoàn sơn cước và sư đoàn bộ binh, cùng một bộ phận thiết giáp và bộ binh cơ giới. Lục quân được trang bị xe tăng T-72/90 và Arjun, xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, tên lửa chống tăng có điều khiển, trực thăng, xe thiết giáp trinh sát tốc độ cao, vũ khí cá nhân hiện đại, pháo tự hành và tên lửa phòng không. Lục quân Triều Tiên (KPAGF) là cánh tay phải của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, quân số thường trực khoảng 950.000 người. Lực lượng này được trang bị khoảng 4.100 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 8.500 khẩu pháo các cỡ và 5.100 pháo phản lực. Hầu hết lực lượng pháo binh và tên lửa được bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) phân cách 2 miền. Lục quân Pakistan với quân số thường trực khoảng 725.000 người, ngoài ra còn có 500.000 quân dự bị mạnh mẽ, khiến tiềm lực quân sự của Pakistan rất mạnh mẽ. Hầu hết các loại vũ khí được trang bị có nguồn gốc từ Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ. Lục quân Hàn Quốc với quân số 506.000 người được chia làm 3 quân đoàn. Quân chủng này được trang bị khoảng 2.700 xe tăng, 2.700 xe bọc thép, cũng như hơn 5.000 khẩu pháo và nhiều hệ thống pháo phản lực. Lục quân Nga lực lượng mạnh nhất trong các lực lượng vũ trang Nga, với quân số thường trực 350.000-400.000 quân, nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng (MoD). Các đơn vị lục quân đã bị cắt giảm lớn so với thời Liên Xô.
Lục quân Ai Cập là lực lượng mạnh nhất trong các lực lượng vũ trang Ai Cập, với khoảng 340.000 binh lính không bao gồm lực lượng dự bị. Lực lượng này được trang bị chủ yếu bằng vũ khí do Mỹ chế tạo và cũng nắm giữ một lượng vũ khí từ thời Liên Xô và vũ khí của Trung Quốc, cũng như các vũ khí nội địa. Ai Cập nhận được khoảng 1,5 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ mỗi năm, đứng thứ 2 về viện trợ quân sự từ Mỹ, chỉ xếp sau Israel. Lục quân Thổ Nhĩ Kì được tổ chức thành Quân đoàn Tây, Quân đoàn Đông, Quân đoàn 3 và Quân đoàn Aegean, quân số thường trực 391.000 người. Lực lượng này được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại do Mỹ sản xuất và một phần tự chế tạo. Lục quân Iran có khoảng 350.000 quân thường trực – đạo quân đông thứ 10 thế giới. Trang bị chủ yếu do Mỹ cung cấp, sau này tự sản xuất một phần.
Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAGF) của Trung Quốc là đạo quân lớn nhất thế giới với khoảng 1,25 triệu quân thường trực. Quân đội Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương. Các đơn vị quân sự được triển khai ở 7 đại quân khu.Trung Quốc là nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, ngân sách quốc phòng chính thức của cả nước đạt 106 tỉ USD vào năm 2012.
Lục quân Mỹ là một trong 3 quân chủng (lục quân, hải quân và không quân) nằm dưới sự điều khiển của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Lục quân bao gồm các binh sĩ thường trực và quân dự bị. Lục quân Mỹ có trong biên chế hơn 1,1 triệu quân thường trực, quân dự bị và Vệ binh Quốc gia. Ngân sách quốc phòng năm 2012 là 668 tỉ USD.
Lục quân Ấn Độ với quân số thường trực 1,1 triệu người là một trong những đội quân lớn nhất thế giới. Nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu (COA), Lục quân Ấn Độ được tổ chức thành các sư đoàn sơn cước và sư đoàn bộ binh, cùng một bộ phận thiết giáp và bộ binh cơ giới. Lục quân được trang bị xe tăng T-72/90 và Arjun, xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, tên lửa chống tăng có điều khiển, trực thăng, xe thiết giáp trinh sát tốc độ cao, vũ khí cá nhân hiện đại, pháo tự hành và tên lửa phòng không.
Lục quân Triều Tiên (KPAGF) là cánh tay phải của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, quân số thường trực khoảng 950.000 người. Lực lượng này được trang bị khoảng 4.100 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 8.500 khẩu pháo các cỡ và 5.100 pháo phản lực. Hầu hết lực lượng pháo binh và tên lửa được bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) phân cách 2 miền.
Lục quân Pakistan với quân số thường trực khoảng 725.000 người, ngoài ra còn có 500.000 quân dự bị mạnh mẽ, khiến tiềm lực quân sự của Pakistan rất mạnh mẽ. Hầu hết các loại vũ khí được trang bị có nguồn gốc từ Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ.
Lục quân Hàn Quốc với quân số 506.000 người được chia làm 3 quân đoàn. Quân chủng này được trang bị khoảng 2.700 xe tăng, 2.700 xe bọc thép, cũng như hơn 5.000 khẩu pháo và nhiều hệ thống pháo phản lực.
Lục quân Nga lực lượng mạnh nhất trong các lực lượng vũ trang Nga, với quân số thường trực 350.000-400.000 quân, nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng (MoD). Các đơn vị lục quân đã bị cắt giảm lớn so với thời Liên Xô.
Lục quân Ai Cập là lực lượng mạnh nhất trong các lực lượng vũ trang Ai Cập, với khoảng 340.000 binh lính không bao gồm lực lượng dự bị. Lực lượng này được trang bị chủ yếu bằng vũ khí do Mỹ chế tạo và cũng nắm giữ một lượng vũ khí từ thời Liên Xô và vũ khí của Trung Quốc, cũng như các vũ khí nội địa. Ai Cập nhận được khoảng 1,5 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ mỗi năm, đứng thứ 2 về viện trợ quân sự từ Mỹ, chỉ xếp sau Israel.
Lục quân Thổ Nhĩ Kì được tổ chức thành Quân đoàn Tây, Quân đoàn Đông, Quân đoàn 3 và Quân đoàn Aegean, quân số thường trực 391.000 người. Lực lượng này được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại do Mỹ sản xuất và một phần tự chế tạo.
Lục quân Iran có khoảng 350.000 quân thường trực – đạo quân đông thứ 10 thế giới. Trang bị chủ yếu do Mỹ cung cấp, sau này tự sản xuất một phần.