Báo chí Trung Quốc cuối tuần qua đưa tin, Quân đội Trung Quốc triển khai một loạt hệ thống vũ khí hiện đại tới đảo Hải Nam – nơi rất có thể trở thành căn cứ chính để Quân đội Trung Quốc thực hiện các chiến dịch nếu xung đột ở Biển Đông nổ ra. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tổ chức các chuyến bay tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Tờ Hoàn cầu nhận định, cuộc triển lãm vũ khí ở Hải Nam lần này được coi là một động thái chính trị của Bắc Kinh để chứng minh cho quá trình chuẩn bị cho cuộc đối đầu tiềm tàng.Các loại vũ khí Trung Quốc được trưng bày ở cảng Xiuying (Haikou) bao gồm tiêm kích J-10, trực thăng tấn công WZ-10, xe tăng lội nước Type 63A, tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành và xe bọc thép chỉ huy. Các loại vũ khí này đều có khả năng tấn công trên biển, tham gia chiến dịch đánh chiếm đảo.Trong đó, tiêm kích J-10 là một trong những vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. J-10 được thiết kế dựa trên mẫu F-16 của Mỹ và Lavi Israel, có khả năng tác chiến đối không, đối đất, đối hải với tính cơ động cao.Tiêm kích J-10 được trang bị động cơ phản lực AL-31FN của Nga cho tốc độ tối đa Mach 2,2, bán kính chiến đấu 550km. Nó có thể mang tới 7 tấn vũ khí trên 11 giá treo gồm các kiểu tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải, bom dẫn đường... Ảnh: tiêm kích J-10 phóng tên lửa đối không trong cuộc tập trận trên biển.Trực thăng tấn công WZ-10 được biết đến là mẫu vũ khí chống tăng đường không dành cho Lục quân Trung Quốc. Nhưng từ năm 2014, đã xuất hiện thông tin hình ảnh cho thấy, Trung Quốc thử nghiệm khả năng hoạt động của WZ-10 trên biển. Ảnh: trực thăng WZ-10 huấn luyện hạ cánh trên tàu đổ bộ kiểu 072.Trực thăng WZ-10 có tầm hoạt động 800km, tốc độ hành trình 270km/h, có khả năng mang 16 tên lửa chống tăng loại HJ-10 hoặc HJ-8/9; 16 tên lửa không đối không TY-90 hoặc 4 quả loại PL-5/7/9. Trong tác chiến trên biển, WZ-10 có thể làm máy bay trinh sát, chi viện cho các lực lượng đổ bộ đường biển.Một trong những vũ khí liên quan tới biển nhất mà Trung Quốc đưa tới Hải Nam là xe tăng lội nước Type 63A. Đây được xem là trang bị xe tăng tiêu chuẩn của lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc.Xe tăng lội nước Type 63A là biến thể nâng cấp của mẫu Type 63 (sao chép công nghệ PT-76), được đưa vào sản xuất năm 1997 với khoảng 300 chiếc đã bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Type 63A có những cải tiến đáng kể về khung thân và nhất là hệ thống hỏa lực với tháp pháo lớn hơn, trang bị pháo chính rãnh xoắn 105mm có thể bắn được đạn APFSDS xuyên giáp thép dày 650mm.Trong chiến đấu, Type 63A có thể rời tàu đổ bộ khi còn cách bờ biển 5-7km/h và bơi với tốc độ 28km/h.Về tên lửa chống tăng tự hành, hiện chưa rõ Quân đội Trung Quốc đã đưa loại nào tới triển lãm phô trương sức mạnh tại đảo Hải Nam. Kho vũ khí Trung Quốc hiện có khả năng tổ hợp chống tăng tự hành, nhưng tiêu biểu nhất trong số đó có lẽ là các tổ hợp HJ-10 và HJ-9. Trong ảnh, tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành HJ-10 mới được giới thiệu vào năm 2014, đạt tầm bắn khoảng 10km với công nghệ dẫn đường thế hệ mới (TV, tự dẫn laser bán chủ động, đầu dò sóng mm).Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành HJ-9 được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe thiết giáp 4x4 bánh WZ550 trang bị bệ phóng lắp 4 tên lửa chống tăng AFT-9A đạt tầm bắn 5,5km, xuyên giáp dày 1.200mm với đầu nổ tandem, dẫn đường bằng radar sóng mm bán chủ động hoặc lái bám laser.
Báo chí Trung Quốc cuối tuần qua đưa tin, Quân đội Trung Quốc triển khai một loạt hệ thống vũ khí hiện đại tới đảo Hải Nam – nơi rất có thể trở thành căn cứ chính để Quân đội Trung Quốc thực hiện các chiến dịch nếu xung đột ở Biển Đông nổ ra. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tổ chức các chuyến bay tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ Hoàn cầu nhận định, cuộc triển lãm vũ khí ở Hải Nam lần này được coi là một động thái chính trị của Bắc Kinh để chứng minh cho quá trình chuẩn bị cho cuộc đối đầu tiềm tàng.
Các loại vũ khí Trung Quốc được trưng bày ở cảng Xiuying (Haikou) bao gồm tiêm kích J-10, trực thăng tấn công WZ-10, xe tăng lội nước Type 63A, tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành và xe bọc thép chỉ huy. Các loại vũ khí này đều có khả năng tấn công trên biển, tham gia chiến dịch đánh chiếm đảo.
Trong đó, tiêm kích J-10 là một trong những vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. J-10 được thiết kế dựa trên mẫu F-16 của Mỹ và Lavi Israel, có khả năng tác chiến đối không, đối đất, đối hải với tính cơ động cao.
Tiêm kích J-10 được trang bị động cơ phản lực AL-31FN của Nga cho tốc độ tối đa Mach 2,2, bán kính chiến đấu 550km. Nó có thể mang tới 7 tấn vũ khí trên 11 giá treo gồm các kiểu tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải, bom dẫn đường... Ảnh: tiêm kích J-10 phóng tên lửa đối không trong cuộc tập trận trên biển.
Trực thăng tấn công WZ-10 được biết đến là mẫu vũ khí chống tăng đường không dành cho Lục quân Trung Quốc. Nhưng từ năm 2014, đã xuất hiện thông tin hình ảnh cho thấy, Trung Quốc thử nghiệm khả năng hoạt động của WZ-10 trên biển. Ảnh: trực thăng WZ-10 huấn luyện hạ cánh trên tàu đổ bộ kiểu 072.
Trực thăng WZ-10 có tầm hoạt động 800km, tốc độ hành trình 270km/h, có khả năng mang 16 tên lửa chống tăng loại HJ-10 hoặc HJ-8/9; 16 tên lửa không đối không TY-90 hoặc 4 quả loại PL-5/7/9. Trong tác chiến trên biển, WZ-10 có thể làm máy bay trinh sát, chi viện cho các lực lượng đổ bộ đường biển.
Một trong những vũ khí liên quan tới biển nhất mà Trung Quốc đưa tới Hải Nam là xe tăng lội nước Type 63A. Đây được xem là trang bị xe tăng tiêu chuẩn của lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc.
Xe tăng lội nước Type 63A là biến thể nâng cấp của mẫu Type 63 (sao chép công nghệ PT-76), được đưa vào sản xuất năm 1997 với khoảng 300 chiếc đã bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Type 63A có những cải tiến đáng kể về khung thân và nhất là hệ thống hỏa lực với tháp pháo lớn hơn, trang bị pháo chính rãnh xoắn 105mm có thể bắn được đạn APFSDS xuyên giáp thép dày 650mm.
Trong chiến đấu, Type 63A có thể rời tàu đổ bộ khi còn cách bờ biển 5-7km/h và bơi với tốc độ 28km/h.
Về tên lửa chống tăng tự hành, hiện chưa rõ Quân đội Trung Quốc đã đưa loại nào tới triển lãm phô trương sức mạnh tại đảo Hải Nam. Kho vũ khí Trung Quốc hiện có khả năng tổ hợp chống tăng tự hành, nhưng tiêu biểu nhất trong số đó có lẽ là các tổ hợp HJ-10 và HJ-9. Trong ảnh, tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành HJ-10 mới được giới thiệu vào năm 2014, đạt tầm bắn khoảng 10km với công nghệ dẫn đường thế hệ mới (TV, tự dẫn laser bán chủ động, đầu dò sóng mm).
Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành HJ-9 được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe thiết giáp 4x4 bánh WZ550 trang bị bệ phóng lắp 4 tên lửa chống tăng AFT-9A đạt tầm bắn 5,5km, xuyên giáp dày 1.200mm với đầu nổ tandem, dẫn đường bằng radar sóng mm bán chủ động hoặc lái bám laser.