Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký kết hiệp ước đình chiến kết thúc chiến tranh 2 miền (27/7/1953-27/7/2013), Triều Tiên đã tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhất từ trước tới nay (tính cả số người tham dự và vũ khí). Tuy nhiên, cuộc duyệt binh này dường như không phô diễn toàn bộ kho vũ khí Triều Tiên như các lần duyệt binh trước, dẫu sao nó vẫn xuất hiện một vũ khí “khủng”.
Đầu tiên là lực lượng tên lửa chiến lược – “quả đấm” cực kỳ nguy hiểm luôn làm Mỹ và đồng minh châu Á phải lo ngại.
Trong ảnh là xe phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong 5 đạt tầm bắn khoảng 320km. Trong ảnh là xe phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Rodong-1 (hoặc còn gọi là Nodong) thiết kế cải tiến dựa trên các loại tên lửa Hwasong-5/6, tăng tầm bắn lên 900km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn.
Trong cuộc duyệt binh lần này, tên lửa đạn đạo liên lục địa được Mỹ định danh là Hwasong 13 (hay còn được gọi là KN-08) một lần nữa xuất hiện nhưng với màu sơn bệ phóng, quả đạn kiểu khác, không còn mang màu rằn ri như lần xuất hiện đầu tiên năm 2012. Tên lửa đạn đạo Hwasong 13 đặt trên bệ phóng di động 16 bánh được cho là xe WS-51200 do Trung Quốc chế tạo.
Đội hình pháo binh trong cuộc duyệt binh lần này của Triều Tiên đều có mặt “anh tài” pháo có thể bắn đe dọa Seoul.
Trong ảnh pháo tự hành “khủng” nhất Lục quân Triều Tiên Koksan trang bị pháo cỡ nòng 170mm bắn xa tới 60km, đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích kiểu mới. Triều Tiên còn có một biến thể Koksan khác đặt trên khung gầm xe tăng T-54/55. Ngoài ra, trong bức ảnh này còn có sự xuất hiện hiếm hoi của trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 mua của Nga.
Một loại pháo tự hành khác của Quân đội Triều Tiên trong duyệt binh, đây có thể là pháo cỡ nòng 122mm.
Đây có thể là pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm của Quân đội Triều Tiên, bắn xa 43km.
Cuộc duyệt binh cũng có sự góp mặt của vũ khí “không khủng, nhưng quá lạ”. Trong ảnh là bệ pháo phản lực 122mm được kéo bởi những chiếc máy cày.
Như thường lệ, vũ khí phòng không xuất hiện trong duyệt binh là nhưng xe chở đạn tên lửa S-125 Pechora (trong ảnh), hoặc S-75 Dvina. Tuy nhiên, trong các đoạn clip được truyền hình Trung Quốc công bố thì cuộc duyệt binh còn có sự góp mặt của tên lửa S-300 do Triều Tiên tự sản xuất. Lần đầu tiên, Triều Tiên công khai trực thăng MD-500 do Mỹ sản xuất mà bằng nhiều cách nước này đã nhập khẩu thành công từ quốc gia thứ 3. Trực thăng này có thể được cải tiến để mang vũ khí chống tăng, rocket làm nhiệm vụ yểm trợ bộ binh.
Lực lượng xe tăng tham gia duyệt binh có sự xuất hiện của các loại xe tăng T-54/55 hoặc biến thể cải tiến T-54/55 do Triều Tiên tự sản xuất và xe tăng hiện đại nhất Triều Tiên Pokpung-ho.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký kết hiệp ước đình chiến kết thúc chiến tranh 2 miền (27/7/1953-27/7/2013), Triều Tiên đã tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhất từ trước tới nay (tính cả số người tham dự và vũ khí). Tuy nhiên, cuộc duyệt binh này dường như không phô diễn toàn bộ kho vũ khí Triều Tiên như các lần duyệt binh trước, dẫu sao nó vẫn xuất hiện một vũ khí “khủng”.
Đầu tiên là lực lượng tên lửa chiến lược – “quả đấm” cực kỳ nguy hiểm luôn làm Mỹ và đồng minh châu Á phải lo ngại.
Trong ảnh là xe phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong 5 đạt tầm bắn khoảng 320km.
Trong ảnh là xe phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Rodong-1 (hoặc còn gọi là Nodong) thiết kế cải tiến dựa trên các loại tên lửa Hwasong-5/6, tăng tầm bắn lên 900km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn.
Trong cuộc duyệt binh lần này, tên lửa đạn đạo liên lục địa được Mỹ định danh là Hwasong 13 (hay còn được gọi là KN-08) một lần nữa xuất hiện nhưng với màu sơn bệ phóng, quả đạn kiểu khác, không còn mang màu rằn ri như lần xuất hiện đầu tiên năm 2012. Tên lửa đạn đạo Hwasong 13 đặt trên bệ phóng di động 16 bánh được cho là xe WS-51200 do Trung Quốc chế tạo.
Đội hình pháo binh trong cuộc duyệt binh lần này của Triều Tiên đều có mặt “anh tài” pháo có thể bắn đe dọa Seoul.
Trong ảnh pháo tự hành “khủng” nhất Lục quân Triều Tiên Koksan trang bị pháo cỡ nòng 170mm bắn xa tới 60km, đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích kiểu mới. Triều Tiên còn có một biến thể Koksan khác đặt trên khung gầm xe tăng T-54/55. Ngoài ra, trong bức ảnh này còn có sự xuất hiện hiếm hoi của trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 mua của Nga.
Một loại pháo tự hành khác của Quân đội Triều Tiên trong duyệt binh, đây có thể là pháo cỡ nòng 122mm.
Đây có thể là pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm của Quân đội Triều Tiên, bắn xa 43km.
Cuộc duyệt binh cũng có sự góp mặt của vũ khí “không khủng, nhưng quá lạ”. Trong ảnh là bệ pháo phản lực 122mm được kéo bởi những chiếc máy cày.
Như thường lệ, vũ khí phòng không xuất hiện trong duyệt binh là nhưng xe chở đạn tên lửa S-125 Pechora (trong ảnh), hoặc S-75 Dvina. Tuy nhiên, trong các đoạn clip được truyền hình Trung Quốc công bố thì cuộc duyệt binh còn có sự góp mặt của tên lửa S-300 do Triều Tiên tự sản xuất.
Lần đầu tiên, Triều Tiên công khai trực thăng MD-500 do Mỹ sản xuất mà bằng nhiều cách nước này đã nhập khẩu thành công từ quốc gia thứ 3. Trực thăng này có thể được cải tiến để mang vũ khí chống tăng, rocket làm nhiệm vụ yểm trợ bộ binh.
Lực lượng xe tăng tham gia duyệt binh có sự xuất hiện của các loại xe tăng T-54/55 hoặc biến thể cải tiến T-54/55 do Triều Tiên tự sản xuất và xe tăng hiện đại nhất Triều Tiên Pokpung-ho.