Dù tự chế được kho vũ khí tương đối lớn nhưng nhìn chung đóng vai trò vũ khí chủ lực trong quân nổi dậy Syria hầu hết là vũ khí xuất xừ từ Nga, Trung Quốc và vài nước khác được chiếm lại từ kho vũ khí quân chính phủ. Trong ảnh là súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn M99 do Trung Quốc sản xuất rơi vào tay quân nổi dậy. Loại súng này dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn 1.500m chuyên dùng để tiêu diệt bộ binh và công phá xe bọc thép hạng nhẹ.
Ngoài M99, quân nổi dậy Syria chủ yếu dùng súng trường bắn tỉa Dragunov (SVD) huyền thoại của Liên Xô (Nga). Cũng có nguồn tin cho rằng, quân nổi dậy thu giữ được khẩu OSV-96 do Nga sản xuất dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn xa đến 2.000m.
Để đối đầu với lực lượng xe tăng – thiết giáp hùng hậu từ quân chính phủ, quân nổi dậy Syria chủ yếu dùng khẩu súng chống tăng huyền thoại RPG-7 cũng do Nga chế tạo. Tuy dùng kiểu đạn xuyên hệ cũ nhưng RPG-7 vẫn đủ sức mạnh công phá dòng xe tăng T-55, T-62 thậm chí là T-72 không bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Trong đoạn clip được công bố trên trang mạng quốc tế cũng cho thấy quân nổi dậy Syria đã sở hữu súng chống tăng đáng sợ nhất thế giới RPG-29 của Nga. Loại súng này bắn loại đạn xuyên tandem (2 đầu nổ) đủ sức công phá mọi loại tăng hiện đại nhất thế giới (tầm bắn 500-800m). Và đương nhiên những chiếc T-72 bọc giáp ERA của quân chính phủ Syria không bao giờ là đối thủ của RGP-29. Ngoài súng chống tăng, trong tác chiến tấn công diệt xe tăng, quân nổi dậy còn thu giữ được kho tên lửa chống tăng đa dạng từ quân chính phủ gồm các loại: 9K11 Malyutka (NATO gọi là AT-3); 9K113 Konkurs (AT-5); 9K115-2 Metis-M (AT-13); 9K133 Kornet (AT-14). Những loại vũ khí này thừa sức xuyên phá mọi xe tăng, xe bọc thép quân chính phủ. “Trớ trêu thay”, các loại tên lửa cực mạnh này đều do Nga sản xuất và bây giờ nó lại được dùng chống chính xe tăng Nga. Quân nổi dậy Syria còn sở hữu số lượng nhỏ tên lửa chống tăng HJ-8 do Trung Quốc sản xuất. Loại tên lửa này có kích cỡ khá lớn, tầm bắn xa 3.000-6.000m, dẫn đường bán tự động qua dây dẫn.
Đối với hỏa lực pháo, quân nổi dậy Syria đã chiếm giữ được 3 loại pháo phản lực kéo (không phải đặt trên xe vận tải) Type 63, M-63 Plamen và RAK-12 của Trung Quốc, Croatian. Trong ảnh là khẩu RAK-12 12 nòng cỡ 128mm đạt tầm bắn xa 8-9km.
Quân nổi dậy Syria cũng chiếm giữ được số lượng nhỏ pháo tự hành 2S1 Gvozdika trang bị pháo cỡ nòng 122mm đạt tầm bắn xa 15,3km.
Lực lượng tăng – thiết giáp của quân nổi dậy Sirya cũng có khá nhiều chủng loại phương tiện gồm: xe tăng T-55/62/72; xe chiến đấu bộ binh BMP-1; xe bọc thép trinh sát BRDM-2. Trong ảnh là một chiếc xe tăng T-62 mà quân nổi dậy Syria chiếm giữ.
Dù vậy, các cuộc đấu tăng giữa 2 phe ít khi xảy ra, quân nổi dậy chủ yếu dùng xe tăng để yểm trợ hỏa lực nhiều hơn. Trong ảnh là một chiếc T-72 của quân nổi dậy Syria.
Lực lượng phòng không quân nổi dậy đối phó với các cuộc không kích của phe chính phủ chủ yếu là pháo và tên lửa vác vai. Dù vậy, họ cũng đã bắn hạ khá nhiều tiêm kích, trực thăng quân chính phủ tại các cuộc giao tranh ở Aleppo. Trong ảnh là pháo phòng không ZU-23-2 2 nòng cỡ 23mm của quân nổi dậy, tầm bắn 2,5km. Đây nguyên là pháo kéo nhưng đã được quân nổi dậy cải tiến lắp lên xe ô tô dân sự để cơ động, khi cần có thể hạ nòng bắn thẳng vào bộ binh, xe tăng.
Một khẩu pháo phòng không 57mm AZP S-60 mà quân nổi dậy Syria thu giữ được. Loại pháo này diệt máy bay ở cự ly xa 4.000-6.000m, tốc độ 70 phát/phút. Cũng như ZU-23-2, khi cần AZP S-60 có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất. Quân nổi dậy Syria chiếm giữ và một phần nhận viện trợ vũ khí từ phương Tây tên lửa đối không 9K32 Strela-2 hay được gọi phổ biến nhất là SA-7 do Nga chế tạo, nó có thể hạ mục tiêu ở độ cao 50-1.500m. Với những chiếc máy bay tiêm kích MiG, trực thăng Mi cũ, thiếu hệ thống gây nhiễu hồng ngoại của quân chính phủ thì SA-7 thực sự là mối đe dọa nguy hiểm khi hoạt động ở độ cao thấp.
Quân nổi dậy Syria còn có tên lửa vác vai đối không FN-6 do Trung Quốc sản xuất có tính năng vượt trội hơn SA-7 cả về tầm bắn (xa đến 6km, độ cao 3,5km) và công nghệ đầu tự dẫn đối phó tốt với biện pháp gây nhiễu hồng ngoại.
Dù tự chế được kho vũ khí tương đối lớn nhưng nhìn chung đóng vai trò vũ khí chủ lực trong quân nổi dậy Syria hầu hết là vũ khí xuất xừ từ Nga, Trung Quốc và vài nước khác được chiếm lại từ kho vũ khí quân chính phủ. Trong ảnh là súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn M99 do Trung Quốc sản xuất rơi vào tay quân nổi dậy. Loại súng này dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn 1.500m chuyên dùng để tiêu diệt bộ binh và công phá xe bọc thép hạng nhẹ.
Ngoài M99, quân nổi dậy Syria chủ yếu dùng súng trường bắn tỉa Dragunov (SVD) huyền thoại của Liên Xô (Nga). Cũng có nguồn tin cho rằng, quân nổi dậy thu giữ được khẩu OSV-96 do Nga sản xuất dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn xa đến 2.000m.
Để đối đầu với lực lượng xe tăng – thiết giáp hùng hậu từ quân chính phủ, quân nổi dậy Syria chủ yếu dùng khẩu súng chống tăng huyền thoại RPG-7 cũng do Nga chế tạo. Tuy dùng kiểu đạn xuyên hệ cũ nhưng RPG-7 vẫn đủ sức mạnh công phá dòng xe tăng T-55, T-62 thậm chí là T-72 không bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Trong đoạn clip được công bố trên trang mạng quốc tế cũng cho thấy quân nổi dậy Syria đã sở hữu súng chống tăng đáng sợ nhất thế giới RPG-29 của Nga. Loại súng này bắn loại đạn xuyên tandem (2 đầu nổ) đủ sức công phá mọi loại tăng hiện đại nhất thế giới (tầm bắn 500-800m). Và đương nhiên những chiếc T-72 bọc giáp ERA của quân chính phủ Syria không bao giờ là đối thủ của RGP-29.
Ngoài súng chống tăng, trong tác chiến tấn công diệt xe tăng, quân nổi dậy còn thu giữ được kho tên lửa chống tăng đa dạng từ quân chính phủ gồm các loại: 9K11 Malyutka (NATO gọi là AT-3); 9K113 Konkurs (AT-5); 9K115-2 Metis-M (AT-13); 9K133 Kornet (AT-14). Những loại vũ khí này thừa sức xuyên phá mọi xe tăng, xe bọc thép quân chính phủ. “Trớ trêu thay”, các loại tên lửa cực mạnh này đều do Nga sản xuất và bây giờ nó lại được dùng chống chính xe tăng Nga.
Quân nổi dậy Syria còn sở hữu số lượng nhỏ tên lửa chống tăng HJ-8 do Trung Quốc sản xuất. Loại tên lửa này có kích cỡ khá lớn, tầm bắn xa 3.000-6.000m, dẫn đường bán tự động qua dây dẫn.
Đối với hỏa lực pháo, quân nổi dậy Syria đã chiếm giữ được 3 loại pháo phản lực kéo (không phải đặt trên xe vận tải) Type 63, M-63 Plamen và RAK-12 của Trung Quốc, Croatian. Trong ảnh là khẩu RAK-12 12 nòng cỡ 128mm đạt tầm bắn xa 8-9km.
Quân nổi dậy Syria cũng chiếm giữ được số lượng nhỏ pháo tự hành 2S1 Gvozdika trang bị pháo cỡ nòng 122mm đạt tầm bắn xa 15,3km.
Lực lượng tăng – thiết giáp của quân nổi dậy Sirya cũng có khá nhiều chủng loại phương tiện gồm: xe tăng T-55/62/72; xe chiến đấu bộ binh BMP-1; xe bọc thép trinh sát BRDM-2. Trong ảnh là một chiếc xe tăng T-62 mà quân nổi dậy Syria chiếm giữ.
Dù vậy, các cuộc đấu tăng giữa 2 phe ít khi xảy ra, quân nổi dậy chủ yếu dùng xe tăng để yểm trợ hỏa lực nhiều hơn. Trong ảnh là một chiếc T-72 của quân nổi dậy Syria.
Lực lượng phòng không quân nổi dậy đối phó với các cuộc không kích của phe chính phủ chủ yếu là pháo và tên lửa vác vai. Dù vậy, họ cũng đã bắn hạ khá nhiều tiêm kích, trực thăng quân chính phủ tại các cuộc giao tranh ở Aleppo. Trong ảnh là pháo phòng không ZU-23-2 2 nòng cỡ 23mm của quân nổi dậy, tầm bắn 2,5km. Đây nguyên là pháo kéo nhưng đã được quân nổi dậy cải tiến lắp lên xe ô tô dân sự để cơ động, khi cần có thể hạ nòng bắn thẳng vào bộ binh, xe tăng.
Một khẩu pháo phòng không 57mm AZP S-60 mà quân nổi dậy Syria thu giữ được. Loại pháo này diệt máy bay ở cự ly xa 4.000-6.000m, tốc độ 70 phát/phút. Cũng như ZU-23-2, khi cần AZP S-60 có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất.
Quân nổi dậy Syria chiếm giữ và một phần nhận viện trợ vũ khí từ phương Tây tên lửa đối không 9K32 Strela-2 hay được gọi phổ biến nhất là SA-7 do Nga chế tạo, nó có thể hạ mục tiêu ở độ cao 50-1.500m. Với những chiếc máy bay tiêm kích MiG, trực thăng Mi cũ, thiếu hệ thống gây nhiễu hồng ngoại của quân chính phủ thì SA-7 thực sự là mối đe dọa nguy hiểm khi hoạt động ở độ cao thấp.
Quân nổi dậy Syria còn có tên lửa vác vai đối không FN-6 do Trung Quốc sản xuất có tính năng vượt trội hơn SA-7 cả về tầm bắn (xa đến 6km, độ cao 3,5km) và công nghệ đầu tự dẫn đối phó tốt với biện pháp gây nhiễu hồng ngoại.