Hệ thống đẩy của tàu ngầm Kilo Alrosa được nhận diện là hệ thống đẩy dựa vào phản lực dòng nước pump-jet. Trong hàng hải, pump-jet được đánh rất cao vì nó đem lại tốc độ cao, tạo ít tiếng ồn – nhờ đó tăng khả năng tàng hình đối với phương tiện tàu bè quân sự trước hệ thống định vị thủy âm (sonar).Sơ đồ bố trí cơ học của hệ thống đẩy pump-jet có thể gồm một chân vịt đặt trong một ống phun hoặc một máy bay ly tâm và một ống phun. Trong ảnh, có thể nhận ra là bộ phận nhìn như chân vịt sau khi tháo phần nắp chụp bên ngoài.Nguyên tắc hoạt động của hệ thống đẩy pump-jet có thể mô tả như sau: chân vịt đóng vai trò cánh bơm hút nước biển qua lối vào (thường tại đáy tàu) sau đó bánh cánh tăng áp suất lên để tạo lưu động dòng nước, nước được đẩy phụt qua ống phun và ống phun biến đổi áp suất nước thành tia tốc độ cao, chính sự gia tốc của dòng nước tạo thành lực đẩy giúp tàu di chuyển.Hệ thống này được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm gồm: tiếng ồn nhỏ khi hoạt động; đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực; Sức cản thấp đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao; hoạt động tốt ở vùng nước nông…Dẫu vậy, tốc độ trên tàu ngầm Kilo Alrosa không hơn các tàu cùng lớp là bao, tốc độ khi nổi 10-12 hải lý/h, khi lặn 17-25 hải lý/h.Một trong những vấn đề lớn với hệ thống đẩy này là chi phí rất cao, ngoài ra hiệu suất của pump-jet kém hơn chân vịt khi tàu chạy tốc độ thấp và rất hay bị rong biển, rác, mảnh vụn…bị hút và quấn quanh chân vịt.Bản thân tàu ngầm Kilo Alrosa trong quá trình hoạt động cũng đã xảy ra một vài vấn đề với hệ thống động cơ đẩy.Tuy nhiên, chi phí cao có lẽ mới chính là vấn đề khiến Hải quân Nga chỉ đóng và sử dụng duy nhất một tàu ngầm Kilo chạy hệ thống đẩy pump-jet.Tàu ngầm Kilo Alrosa B-871 có lượng giãn nước khi nổi 2.300 và khi lặn là 3.000 tấn, dài 74m, mớn nước 6,5m, thủy thủ đoàn 52 người. Hỏa lực của tàu có 6 ống phóng ngư lôi 533mm với 18 quả đạn hoặc 24 thủy lôi và 8 tên lửa phòng không tầm thấp.
Hệ thống đẩy của
tàu ngầm Kilo Alrosa được nhận diện là
hệ thống đẩy dựa vào phản lực dòng nước pump-jet. Trong hàng hải, pump-jet được đánh rất cao vì nó đem lại tốc độ cao, tạo ít tiếng ồn – nhờ đó tăng khả năng tàng hình đối với phương tiện tàu bè quân sự trước hệ thống định vị thủy âm (sonar).
Sơ đồ bố trí cơ học của hệ thống đẩy pump-jet có thể gồm một chân vịt đặt trong một ống phun hoặc một máy bay ly tâm và một ống phun. Trong ảnh, có thể nhận ra là bộ phận nhìn như chân vịt sau khi tháo phần nắp chụp bên ngoài.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống đẩy pump-jet có thể mô tả như sau: chân vịt đóng vai trò cánh bơm hút nước biển qua lối vào (thường tại đáy tàu) sau đó bánh cánh tăng áp suất lên để tạo lưu động dòng nước, nước được đẩy phụt qua ống phun và ống phun biến đổi áp suất nước thành tia tốc độ cao, chính sự gia tốc của dòng nước tạo thành lực đẩy giúp tàu di chuyển.
Hệ thống này được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm gồm: tiếng ồn nhỏ khi hoạt động; đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực; Sức cản thấp đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao; hoạt động tốt ở vùng nước nông…
Dẫu vậy, tốc độ trên tàu ngầm Kilo Alrosa không hơn các tàu cùng lớp là bao, tốc độ khi nổi 10-12 hải lý/h, khi lặn 17-25 hải lý/h.
Một trong những vấn đề lớn với hệ thống đẩy này là chi phí rất cao, ngoài ra hiệu suất của pump-jet kém hơn chân vịt khi tàu chạy tốc độ thấp và rất hay bị rong biển, rác, mảnh vụn…bị hút và quấn quanh chân vịt.
Bản thân tàu ngầm Kilo Alrosa trong quá trình hoạt động cũng đã xảy ra một vài vấn đề với hệ thống động cơ đẩy.
Tuy nhiên, chi phí cao có lẽ mới chính là vấn đề khiến Hải quân Nga chỉ đóng và sử dụng duy nhất một tàu ngầm Kilo chạy hệ thống đẩy pump-jet.
Tàu ngầm Kilo Alrosa B-871 có lượng giãn nước khi nổi 2.300 và khi lặn là 3.000 tấn, dài 74m, mớn nước 6,5m, thủy thủ đoàn 52 người. Hỏa lực của tàu có 6 ống phóng ngư lôi 533mm với 18 quả đạn hoặc 24 thủy lôi và 8 tên lửa phòng không tầm thấp.