Trong kế hoạch trung hạn, Irkut sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc Yak-130 cho Không quân Nga và khách hàng nước ngoài. Trong đó, nhiều nguồn tin Nga đã hé lộ khả năng xuất khẩu Yak-130 sang Việt Nam để thay thế các máy bay huấn luyện L-39 đang có trong biên chế Không quân Việt Nam. Cận cảnh một chiếc Yak-130 đang được lắp ráp tại nhà máy sản xuất máy bay Irkut. Yak-130 được chế tạo cho nhiệm vụ huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5. Yak-130 là loại máy bay huấn luyện thế hệ mới nhất của Nga, sẽ thay thế cho loại máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Nga. Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công kiêm chiến đấu hạng nhẹ do Phòng thiết kế Yakovlev phát triển vào năm 1996. Trong ảnh là hai kỹ thuật viên đang lắp đặt các thiết bị điện tử cho Yak-130. Bên cạnh việc lắp ráp Yak-130, nhà máy Irkut hiện gấp rút hoàn thành việc nâng câp tiêm kích Su-30K cho khách hàng nước ngoài. Yak-130 là loại máy bay huấn luyện tiên tiến do đó việc tiếp xúc với Yak-130 sẽ giúp phi công tiếp cận nhanh hơn với các hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5. Điểm nổi bật của Yak-130 là được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số với cấu trúc mở. Hệ thống "fly-by-wire" kỹ thuật số với 4 kênh tín hiệu. Mũ bay tích hợp, màn hình hiển thị HUD. Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công, Yak-130 còn có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ với tải trọng vũ khí mang theo lên đến 3 tấn. Yak-130 có thể sử dụng vũ khí có và không có điều khiển. Yak-130 trang bị 2 động cơ phản lực AL-222-25 với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số FADEC. Máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng hơn 1.000 km/h. Với vận tốc này, phi công làm quen với tốc độ siêu âm trên các tiêm kích thế hệ 4+. Một chiếc Yak-130 vừa lắp ráp xong còn chưa được sơn phủ đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Hiện Yak-130 thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng quốc tế nhằm thay thế phi đội huấn luyện lạc hậu của họ. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đã đặt hàng 8 chiếc Yak-130. Các chuyên gia và kỹ thuật viên thảo luận những vấn đề kỹ thuật sau khi bay thử nghiệm. Thông thường sau lần bay thử nghiệm, máy bay sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh để hoàn thiện đặc tính kỹ thuật. Hiện Irkut giới thiệu gói nâng cấp trang bị hệ thống dẫn đường quang điện cho Yak-130 để sử dụng các loại vũ khí có điều khiển nhằm làm tăng khả năng tấn công chính xác của máy bay.
Trong kế hoạch trung hạn, Irkut sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc Yak-130 cho Không quân Nga và khách hàng nước ngoài. Trong đó, nhiều nguồn tin Nga đã hé lộ khả năng xuất khẩu Yak-130 sang Việt Nam để thay thế các máy bay huấn luyện L-39 đang có trong biên chế Không quân Việt Nam.
Cận cảnh một chiếc Yak-130 đang được lắp ráp tại nhà máy sản xuất máy bay Irkut. Yak-130 được chế tạo cho nhiệm vụ huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5.
Yak-130 là loại máy bay huấn luyện thế hệ mới nhất của Nga, sẽ thay thế cho loại máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Nga.
Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công kiêm chiến đấu hạng nhẹ do Phòng thiết kế Yakovlev phát triển vào năm 1996. Trong ảnh là hai kỹ thuật viên đang lắp đặt các thiết bị điện tử cho Yak-130.
Bên cạnh việc lắp ráp Yak-130, nhà máy Irkut hiện gấp rút hoàn thành việc nâng câp tiêm kích Su-30K cho khách hàng nước ngoài.
Yak-130 là loại máy bay huấn luyện tiên tiến do đó việc tiếp xúc với Yak-130 sẽ giúp phi công tiếp cận nhanh hơn với các hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5.
Điểm nổi bật của Yak-130 là được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số với cấu trúc mở. Hệ thống "fly-by-wire" kỹ thuật số với 4 kênh tín hiệu. Mũ bay tích hợp, màn hình hiển thị HUD.
Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công, Yak-130 còn có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ với tải trọng vũ khí mang theo lên đến 3 tấn. Yak-130 có thể sử dụng vũ khí có và không có điều khiển.
Yak-130 trang bị 2 động cơ phản lực AL-222-25 với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số FADEC. Máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng hơn 1.000 km/h. Với vận tốc này, phi công làm quen với tốc độ siêu âm trên các tiêm kích thế hệ 4+.
Một chiếc Yak-130 vừa lắp ráp xong còn chưa được sơn phủ đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Hiện Yak-130 thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng quốc tế nhằm thay thế phi đội huấn luyện lạc hậu của họ. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đã đặt hàng 8 chiếc Yak-130.
Các chuyên gia và kỹ thuật viên thảo luận những vấn đề kỹ thuật sau khi bay thử nghiệm. Thông thường sau lần bay thử nghiệm, máy bay sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh để hoàn thiện đặc tính kỹ thuật.
Hiện Irkut giới thiệu gói nâng cấp trang bị hệ thống dẫn đường quang điện cho Yak-130 để sử dụng các loại vũ khí có điều khiển nhằm làm tăng khả năng tấn công chính xác của máy bay.