Các máy bay vận tải thường thì không được trang bị vũ khí, cho nên khi hoạt động trong thời chiến, nhất là bay trong vùng địch cần có sự hộ tống của đội bay tiêm kích. Tuy nhiên, cũng có một số loại được trang bị bổ sung thêm tháp pháo đặt ở đuôi máy bay để chống tiêm kích địch. Trong ảnh là pháo 23mm ở đuôi máy bay vận tải hạng nặng Il-76 của Không quân Nga khai hỏa diệt mục tiêu giả định.
Các tên lửa tự dẫn hồng ngoại của tiêm kích thường bám theo luồng nhiệt từ động cơ máy bay nên sẽ bám theo sau đuôi máy bay đối phương, vì vậy hỏa lực phòng không đuôi sẽ khá hữu hiệu. Cận cảnh tháp pháo đuôi trên máy bay Il-76.
Đuôi máy bay bố trí buồng kính để xạ thủ quan sát, việc vận hành vũ khí này thường do hạ sĩ quan đảm nhiệm.
Tháp pháo đuôi Il-76 trang bị 2 pháo 2 nòng cỡ 23mm có tốc độ bắn rất cao, có radar chỉ thị mục tiêu.
Buồng điều khiển pháo có cửa riêng, nghĩa là xạ thủ ngồi tách biệt hoàn toàn với khoang hàng máy bay.Nạp đạn pháo cho 2 khẩu pháo 23mm.
Tháp pháo này có thể xoay nhiều góc bắn.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng “thích thú” với việc dùng tháp pháo đuôi. Dẫu sao với công nghệ hiện nay, tên lửa đối không tầm ngắn đạt tầm bắn xa tới 15-20km hoặc thậm chí là tên lửa tầm trung đạt cư ly tới 50-60km, tốc độ bay siêu thanh thì khẩu pháo 23mm không còn nhiều ý nghĩa. Trong ảnh là chiếc Il-76 xuất khẩu cho Trung Quốc không còn trang bị tháp pháo đuôi.
Chiếc Il-76 xuất khẩu cho Ấn Độ tuy còn buồng kính nhưng không gắn pháo.
Các máy bay vận tải thường thì không được trang bị vũ khí, cho nên khi hoạt động trong thời chiến, nhất là bay trong vùng địch cần có sự hộ tống của đội bay tiêm kích. Tuy nhiên, cũng có một số loại được trang bị bổ sung thêm tháp pháo đặt ở đuôi máy bay để chống tiêm kích địch. Trong ảnh là pháo 23mm ở đuôi máy bay vận tải hạng nặng Il-76 của Không quân Nga khai hỏa diệt mục tiêu giả định.
Các tên lửa tự dẫn hồng ngoại của tiêm kích thường bám theo luồng nhiệt từ động cơ máy bay nên sẽ bám theo sau đuôi máy bay đối phương, vì vậy hỏa lực phòng không đuôi sẽ khá hữu hiệu.
Cận cảnh tháp pháo đuôi trên máy bay Il-76.
Đuôi máy bay bố trí buồng kính để xạ thủ quan sát, việc vận hành vũ khí này thường do hạ sĩ quan đảm nhiệm.
Tháp pháo đuôi Il-76 trang bị 2 pháo 2 nòng cỡ 23mm có tốc độ bắn rất cao, có radar chỉ thị mục tiêu.
Buồng điều khiển pháo có cửa riêng, nghĩa là xạ thủ ngồi tách biệt hoàn toàn với khoang hàng máy bay.
Nạp đạn pháo cho 2 khẩu pháo 23mm.
Tháp pháo này có thể xoay nhiều góc bắn.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng “thích thú” với việc dùng tháp pháo đuôi. Dẫu sao với công nghệ hiện nay, tên lửa đối không tầm ngắn đạt tầm bắn xa tới 15-20km hoặc thậm chí là tên lửa tầm trung đạt cư ly tới 50-60km, tốc độ bay siêu thanh thì khẩu pháo 23mm không còn nhiều ý nghĩa. Trong ảnh là chiếc Il-76 xuất khẩu cho Trung Quốc không còn trang bị tháp pháo đuôi.
Chiếc Il-76 xuất khẩu cho Ấn Độ tuy còn buồng kính nhưng không gắn pháo.