Mẫu thử tiêm kích đa năng F-16 Fighting Falcon cất cánh lần đầu tiên vào năm 1976. Không quân Mỹ đã thử nghiệm nhiều mẫu máy bay trước khi chọn ứng viên YF-16 (tên gọi ban đầu của F-16) vào năm 1978. Trong ảnh là 2 ứng viên YF-16 và Northop YF-17 tham gia chương trình tuyển chọn chiến đấu cơ mới cho Không quân Mỹ, năm 1972.
F-16 Fighting Falcon ban đầu được phát triển bởi Tập đoàn General Dynamics. Theo thiết kế ban đầu, F-16 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó lại rất thành công với tiêm kích đa năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.Tiêm kích F-16 Fighting Falcon có thể mang nhiều loại vũ khí như: một pháo 6 nòng cỡ 20mm (dự trữ đạn 500 viên) trong thân và các loại tên lửa - bom trên các giá treo cánh, thân.F-16 được phát triển với rất nhiều biến thể. Trong ảnh là biến thể thử nghiệm F-16XL có khả năng mang một lượng bom lớn, nó có thể mang 2 đạn tên lửa đối không AIM-9 ở đầu mút cánh và 4 đạn đối không AIM-7 ở giá treo gốc cánh.F-16XL dự định được dùng làm ứng viên cho chương trình máy bay chiến đấu chiến thuật cải tiến của Quân đội Mỹ, nhưng sau đó tiêm kích F-15 đã giành chiến thắng.Biến thể F-16XL có khả năng mang tới 12 quả bom.F-16 có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn.F-16 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F100-PW-220 hoặc F110-GE-100. Nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.400km/h.F-16 được đánh giá là loại tiêm kích có khả năng cơ động cao.F-16 Fighting Falcon được chế tạo để có thể hoạt động ở độ cao 9.000-12.000m, thậm chí là trên 15.000m so với mực nước biển. F-16 có tầm bay lên đến 3.200 km và có thể xa hơn nếu được tiếp nhiên liệu trên không.Tiêm kích đa năng F-16 trên chiến trường Iraq.Phi công có thể truy tìm được mục tiêu ngay cả ban ngày lẫn đêm một cách chính xác nhờ kính nhìn đêm công nghệ cao.F-16 phóng mồi bẫy nhiệt "đánh lừa" tên lửa dẫn đường hồng ngoại.Những chiếc F-16 luôn sẵn sàng bảo vệ Washington D.C kể từ sau vụ 11/9.Ngoài nước Mỹ, F-16 đang có mặt trong thành phần trang bị khoảng 25 nước trên thế giới.
Mẫu thử tiêm kích đa năng F-16 Fighting Falcon cất cánh lần đầu tiên vào năm 1976. Không quân Mỹ đã thử nghiệm nhiều mẫu máy bay trước khi chọn ứng viên YF-16 (tên gọi ban đầu của F-16) vào năm 1978. Trong ảnh là 2 ứng viên YF-16 và Northop YF-17 tham gia chương trình tuyển chọn chiến đấu cơ mới cho Không quân Mỹ, năm 1972.
F-16 Fighting Falcon ban đầu được phát triển bởi Tập đoàn General Dynamics. Theo thiết kế ban đầu, F-16 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó lại rất thành công với tiêm kích đa năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Tiêm kích F-16 Fighting Falcon có thể mang nhiều loại vũ khí như: một pháo 6 nòng cỡ 20mm (dự trữ đạn 500 viên) trong thân và các loại tên lửa - bom trên các giá treo cánh, thân.
F-16 được phát triển với rất nhiều biến thể. Trong ảnh là biến thể thử nghiệm F-16XL có khả năng mang một lượng bom lớn, nó có thể mang 2 đạn tên lửa đối không AIM-9 ở đầu mút cánh và 4 đạn đối không AIM-7 ở giá treo gốc cánh.
F-16XL dự định được dùng làm ứng viên cho chương trình máy bay chiến đấu chiến thuật cải tiến của Quân đội Mỹ, nhưng sau đó tiêm kích F-15 đã giành chiến thắng.
Biến thể F-16XL có khả năng mang tới 12 quả bom.
F-16 có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn.
F-16 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F100-PW-220 hoặc F110-GE-100.
Nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.400km/h.
F-16 được đánh giá là loại tiêm kích có khả năng cơ động cao.
F-16 Fighting Falcon được chế tạo để có thể hoạt động ở độ cao 9.000-12.000m, thậm chí là trên 15.000m so với mực nước biển.
F-16 có tầm bay lên đến 3.200 km và có thể xa hơn nếu được tiếp nhiên liệu trên không.
Tiêm kích đa năng F-16 trên chiến trường Iraq.
Phi công có thể truy tìm được mục tiêu ngay cả ban ngày lẫn đêm một cách chính xác nhờ kính nhìn đêm công nghệ cao.
F-16 phóng mồi bẫy nhiệt "đánh lừa" tên lửa dẫn đường hồng ngoại.
Những chiếc F-16 luôn sẵn sàng bảo vệ Washington D.C kể từ sau vụ 11/9.
Ngoài nước Mỹ, F-16 đang có mặt trong thành phần trang bị khoảng 25 nước trên thế giới.