Gần đây, với việc để lộ ra phân đoạn mô mình tàu sân bay được đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc, đã dấy lên làn sóng bình luận mạnh mẽ về con tàu sân bay này của Trung Quốc. Cộng đồng mạng đã thay nhau suy đoán, tàu sân bay được đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc sẽ giống gì, liệu có sử dụng động cơ hạt nhân không, máy bay trên tàu dùng loại nào. Với dân mạng Trung Quốc thì dường như loại máy bay nào hiện có của Trung Quốc cũng có thể hoạt động trên tàu sân bay. Trong ảnh đồ họa, dân mạng đã đưa máy bay cường kích JH-7 lên tàu sân bay “giấc mơ”.
Bên cạnh JH-7, còn có cả tiêm kích tàng hình J-31 cũng lên “siêu tàu sân bay giấc mơ”. Trong ảnh là ảnh đồ họa J-31 chuẩn bị cất cánh bằng máy phóng trên tàu sân bay. Đã có J-31, đương nhiên có cả J-20 trên “siêu tàu sân bay giấc mơ”. Dân mạng Trung Quốc còn mang mẫu máy bay không người lái chiến đấu mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình tại triển lãm nhỏ ở Trung Quốc, mang tên Ám Tiễn trên “siêu tàu sân bay giấc mơ”. Theo bức ảnh đồ họa này thì dân mạng Trung Quốc mơ tưởng tới siêu tàu sân bay từ bỏ thiết kế boong phóng nhảy cầu mà dùng máy phóng như tàu sân bay Mỹ. Gần đây đã có nhiều thông tin về việc tàu sân bay tự đóng tương lai của Trung Quốc sẽ trang bị máy phóng thủy lực do Ukraine chế tạo hoặc máy phóng điện từ.
Nhóm chiến đấu “siêu tàu sân bay giấc mơ”.
Tàu sân bay tương lai mà dân mạng Trung Quốc tự chế với thiết kế máy phóng có thể giúp cất cánh cả máy bay cỡ lớn – máy bay cảnh báo sớm. Trung Quốc từng tiết lộ mẫu thiết kế máy bay cảnh báo sớm trên hạm dựa trên vận tải cơ Y-7 nhưng khả năng nó không thể cất cánh từ kiểu boong phóng trên tàu Liêu Ninh.
Tàu Liêu Ninh (CV-16) được dân mạng Trung Quốc thay kiểu boong phóng máy bay. Mẫu “thiết kế” khác của dân mạng Trung Quốc về loại tàu sân bay với boong phóng kiểu nhảy cầu.
“Thiết kế” này thay vì mang tiêm kích J-20 hay J-31, JH-7 lại dùng tiêm kích hạm J-15, trực thăng vận tải Z-8, trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.
Dường như dân mạng Trung Quốc cố gắng “nhồi nhét” thiết kế kết hợp boong phóng kiểu nhảy cầu (tương tự Liêu Ninh) và máy phóng để giúp máy bay cảnh báo sớm cất cánh.
“Thiết kế” tàu sân bay kiểu này của dân mạng lấy nguyên hình mẫu của Liêu Ninh CV-16.
Gần đây, Thời báo Hoàn Cầu đã đăng tải hình ảnh phân đoạn được cho là của tàu sân bay tự đóng tương lai.
Gần đây, với việc để lộ ra phân đoạn mô mình tàu sân bay được đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc, đã dấy lên làn sóng bình luận mạnh mẽ về con tàu sân bay này của Trung Quốc. Cộng đồng mạng đã thay nhau suy đoán, tàu sân bay được đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc sẽ giống gì, liệu có sử dụng động cơ hạt nhân không, máy bay trên tàu dùng loại nào.
Với dân mạng Trung Quốc thì dường như loại máy bay nào hiện có của Trung Quốc cũng có thể hoạt động trên tàu sân bay. Trong ảnh đồ họa, dân mạng đã đưa máy bay cường kích JH-7 lên tàu sân bay “giấc mơ”.
Bên cạnh JH-7, còn có cả tiêm kích tàng hình J-31 cũng lên “siêu tàu sân bay giấc mơ”. Trong ảnh là ảnh đồ họa J-31 chuẩn bị cất cánh bằng máy phóng trên tàu sân bay.
Đã có J-31, đương nhiên có cả J-20 trên “siêu tàu sân bay giấc mơ”.
Dân mạng Trung Quốc còn mang mẫu máy bay không người lái chiến đấu mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình tại triển lãm nhỏ ở Trung Quốc, mang tên Ám Tiễn trên “siêu tàu sân bay giấc mơ”.
Theo bức ảnh đồ họa này thì dân mạng Trung Quốc mơ tưởng tới siêu tàu sân bay từ bỏ thiết kế boong phóng nhảy cầu mà dùng máy phóng như tàu sân bay Mỹ. Gần đây đã có nhiều thông tin về việc tàu sân bay tự đóng tương lai của Trung Quốc sẽ trang bị máy phóng thủy lực do Ukraine chế tạo hoặc máy phóng điện từ.
Nhóm chiến đấu “siêu tàu sân bay giấc mơ”.
Tàu sân bay tương lai mà dân mạng Trung Quốc tự chế với thiết kế máy phóng có thể giúp cất cánh cả máy bay cỡ lớn – máy bay cảnh báo sớm. Trung Quốc từng tiết lộ mẫu thiết kế máy bay cảnh báo sớm trên hạm dựa trên vận tải cơ Y-7 nhưng khả năng nó không thể cất cánh từ kiểu boong phóng trên tàu Liêu Ninh.
Tàu Liêu Ninh (CV-16) được dân mạng Trung Quốc thay kiểu boong phóng máy bay.
Mẫu “thiết kế” khác của dân mạng Trung Quốc về loại tàu sân bay với boong phóng kiểu nhảy cầu.
“Thiết kế” này thay vì mang tiêm kích J-20 hay J-31, JH-7 lại dùng tiêm kích hạm J-15, trực thăng vận tải Z-8, trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.
Dường như dân mạng Trung Quốc cố gắng “nhồi nhét” thiết kế kết hợp boong phóng kiểu nhảy cầu (tương tự Liêu Ninh) và máy phóng để giúp máy bay cảnh báo sớm cất cánh.
“Thiết kế” tàu sân bay kiểu này của dân mạng lấy nguyên hình mẫu của Liêu Ninh CV-16.
Gần đây, Thời báo Hoàn Cầu đã đăng tải hình ảnh phân đoạn được cho là của tàu sân bay tự đóng tương lai.