Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, máy bay cảnh báo sớm của NATO bắt đầu hỗ trợ trực tiếp liên minh chống phiến quân IS. "Tôi có thể tiết lộ rằng chuyến bay đầu tiên của máy bay cảnh báo sớm (AWACS) thuộc NATO đã được thực hiện vào cuối tuần trước, hôm 20/10)", ông Jens Stoltenberg nói với báo giới vào ngày hôm qua (25/10) ở Brussels. Nguồn ảnh: WikiHiện Không quân chung của NATO sở hữu 18 máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Cho nên chắc chắn là loại máy bay này sẽ được triển khai để hỗ trợ liên minh chống phiến quân IS. Nguồn ảnh: WikiTuy nhiên, có một dấu hỏi lớn đặt ra là tại sao NATO phải sử dụng tới E-3 Sentry vốn được thiết kế để phát hiện sớm các máy bay chiến đấu và tàu chiến khi mà vốn dĩ phiến quân IS không hề có trang bị tàu chiến hay máy bay. Nguồn ảnh: WikiĐáng lưu ý là tuyên bố này được đưa ra trùng hợp với thời điểm nhóm tàu chiến lớn của Nga do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đang trên đường hành trình tới Syria tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS. Vậy phải chăng, máy bay cảnh báo sớm E-3 được triển khai cho cuộc chiến chống IS chỉ là “bình phong” mà mục tiêu nhắm tới chính là phát hiện, theo dõi các máy bay chiến đấu và tàu chiến Nga. Nguồn ảnh: WikiE-3 Sentry được trang bị hệ thống radar mạng pha bị động AN/APY-1 với mạng anten bố trí ở trên lưng máy bay, nằm trong một vỏ bọc hình cầu. Nguồn ảnh: WikiCận cảnh mạng anten của máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Loại radar này có khả năng phát hiện mục tiêu bay ở độ cao cực thấp ở cách 400km, mục tiêu bay ở độ cao trung - cao ở cách 650km. Hệ thống radar APY-1 được đánh giá là có khả năng phát hiện được mục tiêu có tiết diện phản xạ radar cực nhỏ, tên lửa hành trình, có thể kháng nhiễu mạnh mẽ. Nguồn ảnh: WikiTrong ảnh là trung tâm điều hành tác chiến trên máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Hệ thống xử lý dữ liệu trên E-3 được trang bị máy tính tốc độ cao, cực mạnh IBM 4PiCC-1. Nguồn ảnh: WikiMáy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry do Tập đoàn Boeing Defense (Mỹ) phát triển từ cuối những năm 1970 cho Không quân Mỹ và đồng minh NATO. Khung thân cơ sở máy bay được thiết kế cải tiến lại trên khung gầm máy bay chở khách tầm xa Boeing 707. Nguồn ảnh: WikiNó được trang bị 4 động cơ turbofan TF33-PW-100A cung cấp tốc độ tối đa khoảng 855km/h, tầm hoạt động 7.400km, thời gian bay trên không 8 tiếng, trần bay 12,5km. Nguồn ảnh: WikiLà máy bay đặc biệt nên chỉ có 68 chiếc được chế tạo từ năm 1977-1992 gồm 8 phiên bản chính, số lượng nhiều nhất là E-3A/B (lên tới 42 chiếc), E-3C là loại hiện đại nhất thuộc dòng này với radar AN/APY-2 (chỉ có 10 chiếc). Trong tương lai gần, các máy bay E-3 trong Không quân Mỹ sẽ được nâng cấp lên chuẩn Block 40/45 cập nhận phần mềm, phần cứng tăng khả năng tác chiến... Nguồn ảnh: Wiki
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, máy bay cảnh báo sớm của NATO bắt đầu hỗ trợ trực tiếp liên minh chống phiến quân IS. "Tôi có thể tiết lộ rằng chuyến bay đầu tiên của máy bay cảnh báo sớm (AWACS) thuộc NATO đã được thực hiện vào cuối tuần trước, hôm 20/10)", ông Jens Stoltenberg nói với báo giới vào ngày hôm qua (25/10) ở Brussels. Nguồn ảnh: Wiki
Hiện Không quân chung của NATO sở hữu 18 máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Cho nên chắc chắn là loại máy bay này sẽ được triển khai để hỗ trợ liên minh chống phiến quân IS. Nguồn ảnh: Wiki
Tuy nhiên, có một dấu hỏi lớn đặt ra là tại sao NATO phải sử dụng tới E-3 Sentry vốn được thiết kế để phát hiện sớm các máy bay chiến đấu và tàu chiến khi mà vốn dĩ phiến quân IS không hề có trang bị tàu chiến hay máy bay. Nguồn ảnh: Wiki
Đáng lưu ý là tuyên bố này được đưa ra trùng hợp với thời điểm nhóm tàu chiến lớn của Nga do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đang trên đường hành trình tới Syria tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS. Vậy phải chăng, máy bay cảnh báo sớm E-3 được triển khai cho cuộc chiến chống IS chỉ là “bình phong” mà mục tiêu nhắm tới chính là phát hiện, theo dõi các máy bay chiến đấu và tàu chiến Nga. Nguồn ảnh: Wiki
E-3 Sentry được trang bị hệ thống radar mạng pha bị động AN/APY-1 với mạng anten bố trí ở trên lưng máy bay, nằm trong một vỏ bọc hình cầu. Nguồn ảnh: Wiki
Cận cảnh mạng anten của máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Loại radar này có khả năng phát hiện mục tiêu bay ở độ cao cực thấp ở cách 400km, mục tiêu bay ở độ cao trung - cao ở cách 650km. Hệ thống radar APY-1 được đánh giá là có khả năng phát hiện được mục tiêu có tiết diện phản xạ radar cực nhỏ, tên lửa hành trình, có thể kháng nhiễu mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Wiki
Trong ảnh là trung tâm điều hành tác chiến trên máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry. Hệ thống xử lý dữ liệu trên E-3 được trang bị máy tính tốc độ cao, cực mạnh IBM 4PiCC-1. Nguồn ảnh: Wiki
Máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry do Tập đoàn Boeing Defense (Mỹ) phát triển từ cuối những năm 1970 cho Không quân Mỹ và đồng minh NATO. Khung thân cơ sở máy bay được thiết kế cải tiến lại trên khung gầm máy bay chở khách tầm xa Boeing 707. Nguồn ảnh: Wiki
Nó được trang bị 4 động cơ turbofan TF33-PW-100A cung cấp tốc độ tối đa khoảng 855km/h, tầm hoạt động 7.400km, thời gian bay trên không 8 tiếng, trần bay 12,5km. Nguồn ảnh: Wiki
Là máy bay đặc biệt nên chỉ có 68 chiếc được chế tạo từ năm 1977-1992 gồm 8 phiên bản chính, số lượng nhiều nhất là E-3A/B (lên tới 42 chiếc), E-3C là loại hiện đại nhất thuộc dòng này với radar AN/APY-2 (chỉ có 10 chiếc). Trong tương lai gần, các máy bay E-3 trong Không quân Mỹ sẽ được nâng cấp lên chuẩn Block 40/45 cập nhận phần mềm, phần cứng tăng khả năng tác chiến... Nguồn ảnh: Wiki