Máy bay không người lái: giống như tất cả các cuộc chiến chống khủng bố trươc đây của nước Mỹ, máy bay không người lái (UAV) đóng một vai trò quan trọng trong mọi kế hoạch tác chiến của Quân đội Mỹ với phiến quân Hồi giáo IS. UAV không chỉ đóng vai trò như một thiết bị trinh sát đường không cho lực lượng Không quân Mỹ, nó còn có khả năng thực hiện vụ không kích trực tiếp vào đối phương khi cần thiết. Với IS, máy bay không người luôn là mối đe dọa bởi vì khả năng của nó. Bên cạnh đó, việc sử dụng UAV sẽ giảm bớt rủi ro cho các phi công lái máy bay chiến đấu của Mỹ, khi lực lượng vũ trang IS đang học cách sử dụng những hệ thống vũ khí phòng không mà họ tịch thu được từ tay Quân đội Iraq và Syria. Điển hình, trong đó là một chiếc F-15 của Không quân Mỹ đã bị tấn công bởi pháo phòng không của IS trong một vụ không kích gần đây. Máy bay tiêm kích đa năng F/A-18: kể từ khi triển khai các vụ không kích vào lực lượng Hồi giáo IS, những chiếc tiêm kích hạm F/A-18 Hornet luôn là mẫu máy bay được Quân đội Mỹ sử dụng phần lớn trong các vụ không kích. Một phần lý do Mỹ sử dụng F/A-18 là chúng được triển khai từ tàu sân bay USS George HW Bush và luôn nằm ngoài khu vực chiến sự. F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh được trang bị hai động cơ. Nó có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, thực hiện các nhiệm vụ không chiến trên không lẫn tham gia tấn công các mục tiêu dưới mặt đất. Với hệ thống vũ khí trang bị đa dạng, F/A-18 có thể cùng một lúc mang theo 8 tấn vũ khí với các loại tên lửa không đối không, không đối hạm, không đối đất khác nhau tùy cho từng nhiệm vụ. Bên cạnh đó nó còn có thể mang theo các loại bom dẫn đường thông minh có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất. Phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp: để bù đặp lại những hạn chế mà tàu sân bay mắc phải trong các chiến dịch không kích trên đất liền. Quân đội Mỹ còn sử dụng thêm các phi đội máy bay tiêm kích F-15E và F-16 trong các đợt không kích gần đây. Các phi đội máy bay trên cất cánh từ các căn cứ không quân Mỹ Qatar và là nơi gần vùng chiến sự nhất hiện nay. Tương tự như F/A-18, các máy bay chiến đấu F-15E và F-16 của Không quân Mỹ đều được trang bị hệ thống vũ khí tấn công mặt đất khá ấn tượng. Và điều này đã được thể hiện rõ qua chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq vào năm 2013. Riêng F-15E đã có khả năng mang theo 10 tấn vũ khí ở hai bên cánh, bên cạnh đó nó còn sở hữu một danh sách dài các mẫu tên lửa không đối đất và các thế hệ bom dẫn đường thông minh tiên tiến nhất của Quân đội Mỹ.
Việc điều động hầu như toàn bộ các máy bay chiến đấu hiện đại nhất, đã cho thấy mối quan tâm của chính phủ Mỹ trước sự đe dọa của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Trung Đông. Máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135: ngoài việc triển khai các mẫu máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát đường không tại chiến trường Iraq. Không quân Mỹ còn đưa thêm các máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, nhằm tăng cường khả năng hoạt động của lực lượng Không quân Mỹ tại quốc gia Trung Đông này. Tuy KC-135 không trực tiếp tham gia chiến đấu, nhưng nó lại một trong những lực lượng xương sống của Không quân Mỹ. Với khả năng mang theo 90 tấn nhiên liệu trên không với phạm vi hoạt động lên tới gần 18.000km. Việc trang bị các máy bay tiếp nhiên liệu trên không sẽ giúp Không quân Mỹ triển khai nhanh các máy bay chiến đấu đến khu vực cần thiết. Trong khi thời gian triển khai các máy bay chiến đấu từ căn cứ hay tàu sân bay quá lâu, có thể đánh mất yếu tố bất ngờ từ các chiến dịch không kích trên không. Lực lượng hổ trợ đặc biệt: mặc dù luôn chiếm ưu thế trên không, nhưng các chiến dịch không kích của Mỹ luôn gặp nhiều hạn chế nhất là các mục tiêu đòi hỏi có sự trợ giúp của lực lượng mặt đất. Để giải quyết vấn đề này Mỹ đã buộc phải dùng tới các thông tin tình báo từ các đồng minh của mình tại Iraq, như lực lượng vũ trang người Kurd hay Quân đội quốc gia Iraq. Lực lượng hỗ trợ đặc biệt trên của Mỹ chỉ có thể giúp đỡ không quân nước này ở một số khu vực nhất định, hoặc ít nhất là vùng chiến sự nơi Quân đội Iraq giao tranh với các tay súng IS Với Mỹ, lực lượng vũ trang người Kurd và Quân đội chính phủ Iraq sẽ luôn đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Bên cạnh đó, Quân đội chính phủ Syria cũng có thể là một giải pháp quan trọng trong cuộc chiến chống IS của Mỹ, mặc dù nước này luôn từ chối mọi sự hợp tác với chính quyền của Tổng thống Al-Assad. Nhưng Mỹ không thể không cần sự đồng ý và hỗ trợ của Quân đội chính phủ Syria trên lãnh thổ nước này, với địa hình phức tạp cũng như việc IS bố trí lực lượng của mình trong các thành phố sẽ là bước ngăn cản lớn cho các chiến dịch không kích của Quân đội Mỹ.
Máy bay không người lái: giống như tất cả các cuộc chiến chống khủng bố trươc đây của nước Mỹ, máy bay không người lái (UAV) đóng một vai trò quan trọng trong mọi kế hoạch tác chiến của Quân đội Mỹ với phiến quân Hồi giáo IS.
UAV không chỉ đóng vai trò như một thiết bị trinh sát đường không cho lực lượng Không quân Mỹ, nó còn có khả năng thực hiện vụ không kích trực tiếp vào đối phương khi cần thiết. Với IS, máy bay không người luôn là mối đe dọa bởi vì khả năng của nó.
Bên cạnh đó, việc sử dụng UAV sẽ giảm bớt rủi ro cho các phi công lái máy bay chiến đấu của Mỹ, khi lực lượng vũ trang IS đang học cách sử dụng những hệ thống vũ khí phòng không mà họ tịch thu được từ tay Quân đội Iraq và Syria. Điển hình, trong đó là một chiếc F-15 của Không quân Mỹ đã bị tấn công bởi pháo phòng không của IS trong một vụ không kích gần đây.
Máy bay tiêm kích đa năng F/A-18: kể từ khi triển khai các vụ không kích vào lực lượng Hồi giáo IS, những chiếc tiêm kích hạm F/A-18 Hornet luôn là mẫu máy bay được Quân đội Mỹ sử dụng phần lớn trong các vụ không kích. Một phần lý do Mỹ sử dụng F/A-18 là chúng được triển khai từ tàu sân bay USS George HW Bush và luôn nằm ngoài khu vực chiến sự.
F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh được trang bị hai động cơ. Nó có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, thực hiện các nhiệm vụ không chiến trên không lẫn tham gia tấn công các mục tiêu dưới mặt đất.
Với hệ thống vũ khí trang bị đa dạng, F/A-18 có thể cùng một lúc mang theo 8 tấn vũ khí với các loại tên lửa không đối không, không đối hạm, không đối đất khác nhau tùy cho từng nhiệm vụ. Bên cạnh đó nó còn có thể mang theo các loại bom dẫn đường thông minh có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất.
Phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp: để bù đặp lại những hạn chế mà tàu sân bay mắc phải trong các chiến dịch không kích trên đất liền. Quân đội Mỹ còn sử dụng thêm các phi đội máy bay tiêm kích F-15E và F-16 trong các đợt không kích gần đây. Các phi đội máy bay trên cất cánh từ các căn cứ không quân Mỹ Qatar và là nơi gần vùng chiến sự nhất hiện nay.
Tương tự như F/A-18, các máy bay chiến đấu F-15E và F-16 của Không quân Mỹ đều được trang bị hệ thống vũ khí tấn công mặt đất khá ấn tượng. Và điều này đã được thể hiện rõ qua chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq vào năm 2013.
Riêng F-15E đã có khả năng mang theo 10 tấn vũ khí ở hai bên cánh, bên cạnh đó nó còn sở hữu một danh sách dài các mẫu tên lửa không đối đất và các thế hệ bom dẫn đường thông minh tiên tiến nhất của Quân đội Mỹ.
Việc điều động hầu như toàn bộ các máy bay chiến đấu hiện đại nhất, đã cho thấy mối quan tâm của chính phủ Mỹ trước sự đe dọa của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Trung Đông.
Máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135: ngoài việc triển khai các mẫu máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát đường không tại chiến trường Iraq. Không quân Mỹ còn đưa thêm các máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, nhằm tăng cường khả năng hoạt động của lực lượng Không quân Mỹ tại quốc gia Trung Đông này.
Tuy KC-135 không trực tiếp tham gia chiến đấu, nhưng nó lại một trong những lực lượng xương sống của Không quân Mỹ. Với khả năng mang theo 90 tấn nhiên liệu trên không với phạm vi hoạt động lên tới gần 18.000km.
Việc trang bị các máy bay tiếp nhiên liệu trên không sẽ giúp Không quân Mỹ triển khai nhanh các máy bay chiến đấu đến khu vực cần thiết. Trong khi thời gian triển khai các máy bay chiến đấu từ căn cứ hay tàu sân bay quá lâu, có thể đánh mất yếu tố bất ngờ từ các chiến dịch không kích trên không.
Lực lượng hổ trợ đặc biệt: mặc dù luôn chiếm ưu thế trên không, nhưng các chiến dịch không kích của Mỹ luôn gặp nhiều hạn chế nhất là các mục tiêu đòi hỏi có sự trợ giúp của lực lượng mặt đất. Để giải quyết vấn đề này Mỹ đã buộc phải dùng tới các thông tin tình báo từ các đồng minh của mình tại Iraq, như lực lượng vũ trang người Kurd hay Quân đội quốc gia Iraq.
Lực lượng hỗ trợ đặc biệt trên của Mỹ chỉ có thể giúp đỡ không quân nước này ở một số khu vực nhất định, hoặc ít nhất là vùng chiến sự nơi Quân đội Iraq giao tranh với các tay súng IS
Với Mỹ, lực lượng vũ trang người Kurd và Quân đội chính phủ Iraq sẽ luôn đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Bên cạnh đó, Quân đội chính phủ Syria cũng có thể là một giải pháp quan trọng trong cuộc chiến chống IS của Mỹ, mặc dù nước này luôn từ chối mọi sự hợp tác với chính quyền của Tổng thống Al-Assad.
Nhưng Mỹ không thể không cần sự đồng ý và hỗ trợ của Quân đội chính phủ Syria trên lãnh thổ nước này, với địa hình phức tạp cũng như việc IS bố trí lực lượng của mình trong các thành phố sẽ là bước ngăn cản lớn cho các chiến dịch không kích của Quân đội Mỹ.