Tháng 4/2016, chính quyền Thái Lan bất ngờ đưa ra tuyên bố gây sốc với các nhà sản xuất xe tăng Nga, Ukraine khi quyết định bỏ qua T-90 và T-84 Oplot-T để mua 28 xe tăng VT4 không mấy tên tuổi do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: QQĐáng ngạc nhiên là đơn giá của xe tăng VT4 là rất cao – lên tới 5,3 triệu USD – cao hơn rất nhiều so với giá một chiếc Oplot-T (4,8 triệu USD/chiếc) hay T-90MS (4,5 triệu USD/chiếc). Nguồn ảnh: QQTheo quảng cáo của nhà sản xuất NORINCO, xe tăng chủ lực VT4 có trọng lượng khoảng 52 tấn, là phiên bản nâng cấp của mẫu VT1 (MBT-2000) chuyên dành cho xuất khẩu. VT4 được trang bị giáp composite, giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng vệ chủ động GL5. Hỏa lực có pháo chính 125mm bắn được tên lửa qua nòng và hỏa lực phụ với bệ điều khiển tự động RWS. Nhìn chung, tính năng của VT4 là ngang ngửa Oplot-T và thậm chí là cả T-90MS. Nguồn ảnh: QQThế nhưng, với bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy, “quảng cáo và thực tế là hai vấn đề khác xa nhau”. Chất lượng vũ khí Trung Quốc lâu nay mang tiếng xấu, giá rẻ nhưng không dùng bền, thậm chí là hỏng ngay khi mới rời nhà máy. Rõ ràng đây là canh bạc liều lĩnh của người Thái khi mà cách đây gần 25 năm trước họ đã ngậm trái đắng với vũ khí Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQTheo đó, đầu những năm 1990, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng với Tổng công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CTSC) mua 4 tàu hộ vệ tên lửa với giá khoảng 2 tỷ bath/chiếc. Giá này rẻ hơn rất nhiều so với giá mà các công ty phương Tây chào bán, 8 tỷ baht/chiếc. Nguồn ảnh: WikiKhông lâu sau đó, người Thái nếm mùi "của rẻ là của ôi" khi 2 trong số 4 tàu Type 053HT mua của Trung Quốc gặp hàng loạt vấn đề về chất lượng. Hệ thống dây điện trong tàu đều phải thay mới hoàn toàn; hệ thống kiểm soát thiệt hại trong chiến đấu rất hạn chế; hệ thống chữa cháy nghèo nàn. Thậm chí có nguồn tin cho biết, thân tàu dễ bị vỡ gây ngập và chìm. Hải quân Thái Lan mất rất nhiều thời gian để sửa chữa các tàu này. Nguồn ảnh: WikiTuy nhiên, sau đó họ thậm chí tiếp tục mua thêm hai tàu hộ vệ Type 25T từ Trung Quốc với lượng giãn nước 2.985 tấn. Thế nhưng, hỏa lực của các tàu này vô cùng nghèo nàn - chỉ có pháo và tên lửa chống hạm, tàu có cỡ tới gần 3.000 tấn nhưng thiếu cả tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: KSCAChính vì thế, mà sau 15 năm sử dụng, Thái Lan bắt buộc phải chi số tiền lớn nâng cấp hai tàu hộ vệ Type 25T với hệ thống radar của phương Tây và bổ sung, thay thế hầu hết vũ khí trên tàu. Cặp tàu này được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu 9LV Mk4 của Thụy Điển, radar Sea Grraffe AMB, radar điều khiển hỏa lực CEROS 200, hệ thống quang điện EOS 500... Nguồn ảnh: defenceVề vũ khí, cặp tàu này được trang bị hai pháo tự động 30mm MSI thay cho các bệ pháo phòng không 37mm của Trung Quốc, bổ sung hệ thống phóng đứng Mk41 với tên lửa tầm trung RIM-162, trang bị thêm ngư lôi 324mm và chuyển sang dùng tên lửa chống hạm Harpoon. Nguồn ảnh: defenceTất nhiên, tàu chiến thì khác xe tăng, tuy vậy trên thế giới thì đã ghi nhận vô số trường hợp xe tăng Trung Quốc chế tạo gây họa, thậm chí kể cả các xe tăng hiện đại. Ví dụ điển hình là mẫu MBT-2000 mà Trung Quốc xuất khẩu tới một số nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Military-TodayNăm 2009, Peru đã ký hợp đồng mua hàng chục xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian sau, Peru đã trả "thẳng cánh" toàn bộ số xe tăng này cho Trung Quốc. Lý do là Ukraine lên tiếng tố cáo NORINCO (nhà chế tạo MBT-2000) xuất khẩu MBT-2000 lắp động cơ 6TD-2 của Ukraine mà không có giấy phép. Nguồn ảnh: Military-TodayHay vừa mới đây, xe tăng Type 96B của Trung Quốc thi đấu tại Tank Biathlon 2016 ở Nga gặp sự cố bánh chịu nặng rơi ra khi đang trên đường về đích. Nguồn ảnh: RTTuy chiếc xe tăng sau đó vẫn hoạt động được nhờ các bánh chịu nặng còn lại nhưng rõ ràng việc rơi cả bánh khi đang chạy là điều không thể chấp nhận với loại xe tăng ra đời sau, hiện đại hơn cả mẫu T-72 cũ kỹ của Nga. Rõ ràng chất lượng vũ khí Trung Quốc rất có vấn đề, nhưng người Thái Lan không biết vì lý do nào mà vẫn gật đầu chấp thuận dù là với giá cắt cổ. Nguồn ảnh: RT
Tháng 4/2016, chính quyền Thái Lan bất ngờ đưa ra tuyên bố gây sốc với các nhà sản xuất xe tăng Nga, Ukraine khi quyết định bỏ qua T-90 và T-84 Oplot-T để mua 28 xe tăng VT4 không mấy tên tuổi do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: QQ
Đáng ngạc nhiên là đơn giá của xe tăng VT4 là rất cao – lên tới 5,3 triệu USD – cao hơn rất nhiều so với giá một chiếc Oplot-T (4,8 triệu USD/chiếc) hay T-90MS (4,5 triệu USD/chiếc). Nguồn ảnh: QQ
Theo quảng cáo của nhà sản xuất NORINCO, xe tăng chủ lực VT4 có trọng lượng khoảng 52 tấn, là phiên bản nâng cấp của mẫu VT1 (MBT-2000) chuyên dành cho xuất khẩu. VT4 được trang bị giáp composite, giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng vệ chủ động GL5. Hỏa lực có pháo chính 125mm bắn được tên lửa qua nòng và hỏa lực phụ với bệ điều khiển tự động RWS. Nhìn chung, tính năng của VT4 là ngang ngửa Oplot-T và thậm chí là cả T-90MS. Nguồn ảnh: QQ
Thế nhưng, với bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy, “quảng cáo và thực tế là hai vấn đề khác xa nhau”. Chất lượng vũ khí Trung Quốc lâu nay mang tiếng xấu, giá rẻ nhưng không dùng bền, thậm chí là hỏng ngay khi mới rời nhà máy. Rõ ràng đây là canh bạc liều lĩnh của người Thái khi mà cách đây gần 25 năm trước họ đã ngậm trái đắng với vũ khí Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ
Theo đó, đầu những năm 1990, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng với Tổng công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CTSC) mua 4 tàu hộ vệ tên lửa với giá khoảng 2 tỷ bath/chiếc. Giá này rẻ hơn rất nhiều so với giá mà các công ty phương Tây chào bán, 8 tỷ baht/chiếc. Nguồn ảnh: Wiki
Không lâu sau đó, người Thái nếm mùi "của rẻ là của ôi" khi 2 trong số 4 tàu Type 053HT mua của Trung Quốc gặp hàng loạt vấn đề về chất lượng. Hệ thống dây điện trong tàu đều phải thay mới hoàn toàn; hệ thống kiểm soát thiệt hại trong chiến đấu rất hạn chế; hệ thống chữa cháy nghèo nàn. Thậm chí có nguồn tin cho biết, thân tàu dễ bị vỡ gây ngập và chìm. Hải quân Thái Lan mất rất nhiều thời gian để sửa chữa các tàu này. Nguồn ảnh: Wiki
Tuy nhiên, sau đó họ thậm chí tiếp tục mua thêm hai tàu hộ vệ Type 25T từ Trung Quốc với lượng giãn nước 2.985 tấn. Thế nhưng, hỏa lực của các tàu này vô cùng nghèo nàn - chỉ có pháo và tên lửa chống hạm, tàu có cỡ tới gần 3.000 tấn nhưng thiếu cả tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: KSCA
Chính vì thế, mà sau 15 năm sử dụng, Thái Lan bắt buộc phải chi số tiền lớn nâng cấp hai tàu hộ vệ Type 25T với hệ thống radar của phương Tây và bổ sung, thay thế hầu hết vũ khí trên tàu. Cặp tàu này được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu 9LV Mk4 của Thụy Điển, radar Sea Grraffe AMB, radar điều khiển hỏa lực CEROS 200, hệ thống quang điện EOS 500... Nguồn ảnh: defence
Về vũ khí, cặp tàu này được trang bị hai pháo tự động 30mm MSI thay cho các bệ pháo phòng không 37mm của Trung Quốc, bổ sung hệ thống phóng đứng Mk41 với tên lửa tầm trung RIM-162, trang bị thêm ngư lôi 324mm và chuyển sang dùng tên lửa chống hạm Harpoon. Nguồn ảnh: defence
Tất nhiên, tàu chiến thì khác xe tăng, tuy vậy trên thế giới thì đã ghi nhận vô số trường hợp xe tăng Trung Quốc chế tạo gây họa, thậm chí kể cả các xe tăng hiện đại. Ví dụ điển hình là mẫu MBT-2000 mà Trung Quốc xuất khẩu tới một số nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Military-Today
Năm 2009, Peru đã ký hợp đồng mua hàng chục xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian sau, Peru đã trả "thẳng cánh" toàn bộ số xe tăng này cho Trung Quốc. Lý do là Ukraine lên tiếng tố cáo NORINCO (nhà chế tạo MBT-2000) xuất khẩu MBT-2000 lắp động cơ 6TD-2 của Ukraine mà không có giấy phép. Nguồn ảnh: Military-Today
Hay vừa mới đây, xe tăng Type 96B của Trung Quốc thi đấu tại Tank Biathlon 2016 ở Nga gặp sự cố bánh chịu nặng rơi ra khi đang trên đường về đích. Nguồn ảnh: RT
Tuy chiếc xe tăng sau đó vẫn hoạt động được nhờ các bánh chịu nặng còn lại nhưng rõ ràng việc rơi cả bánh khi đang chạy là điều không thể chấp nhận với loại xe tăng ra đời sau, hiện đại hơn cả mẫu T-72 cũ kỹ của Nga. Rõ ràng chất lượng vũ khí Trung Quốc rất có vấn đề, nhưng người Thái Lan không biết vì lý do nào mà vẫn gật đầu chấp thuận dù là với giá cắt cổ. Nguồn ảnh: RT