Singapore là quốc gia đầu tiên và là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu trực thăng tấn công hiện đại AH-64D Apache. Không quân nước này đang biên chế 20 chiếc AH-64D trong liên đội 120, căn cứ Sembawang.AH-64D Apache do tập đoàn Boeing (Mỹ) sản xuất dành cho nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, phá hủy công sự phòng ngự mặt đất (đơn giá một chiếc khoảng 18 triệu USD). Trực thăng được trang bị 2 động cơ T700-GE-701C cho phép đạt tốc độ tối đa 293km/h, bán kính tác chiến 480km, trần bay 6.400m (với tải trọng nhỏ nhất).Trực thăng AH-64D Apache trang bị hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar bước sóng mm AN/APG-78 cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất (đặt ở đỉnh cánh quạt); cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170; hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống gây nhiễu radar, hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt.Cận cảnh cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170 đặt ở đầu mũi trực thăng AH-64D của Không quân Singapore.Trực thăng AH-64D Apache thiết kế với 2 chỗ ngồi dành cho phi công điều khiển máy bay và phi công điều khiển hệ thống vũ khí. Khoang lái có khả năng chống đạn pháo cỡ 23mm.Vị trí ngồi của phi công điều khiển máy bay với 2 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật bay.Vị trí ngồi của phi công điều khiển hệ thống vũ khí.Trực thăng AH-64D Apache trang bị hỏa lực mạnh, đa năng gồm: pháo 30mm M230E1; tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (tầm bắn 500-8.000m); tên lửa không đối không AIM-9, rocket 70mm.Ngoài AH-64D Apache, ở Đông Nam Á còn có những chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Không quân Indonesia. Tuy hỏa lực của Mi-35P không thua kém so với AH-64D nhưng xét về mức độ hiện đại hệ thống điện tử thì nó kém hơn hẳn.
Singapore là quốc gia đầu tiên và là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu trực thăng tấn công hiện đại AH-64D Apache. Không quân nước này đang biên chế 20 chiếc AH-64D trong liên đội 120, căn cứ Sembawang.
AH-64D Apache do tập đoàn Boeing (Mỹ) sản xuất dành cho nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, phá hủy công sự phòng ngự mặt đất (đơn giá một chiếc khoảng 18 triệu USD). Trực thăng được trang bị 2 động cơ T700-GE-701C cho phép đạt tốc độ tối đa 293km/h, bán kính tác chiến 480km, trần bay 6.400m (với tải trọng nhỏ nhất).
Trực thăng AH-64D Apache trang bị hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar bước sóng mm AN/APG-78 cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất (đặt ở đỉnh cánh quạt); cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170; hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống gây nhiễu radar, hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt.
Cận cảnh cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170 đặt ở đầu mũi trực thăng AH-64D của Không quân Singapore.
Trực thăng AH-64D Apache thiết kế với 2 chỗ ngồi dành cho phi công điều khiển máy bay và phi công điều khiển hệ thống vũ khí. Khoang lái có khả năng chống đạn pháo cỡ 23mm.
Vị trí ngồi của phi công điều khiển máy bay với 2 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật bay.
Vị trí ngồi của phi công điều khiển hệ thống vũ khí.
Trực thăng AH-64D Apache trang bị hỏa lực mạnh, đa năng gồm: pháo 30mm M230E1; tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (tầm bắn 500-8.000m); tên lửa không đối không AIM-9, rocket 70mm.
Ngoài AH-64D Apache, ở Đông Nam Á còn có những chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Không quân Indonesia. Tuy hỏa lực của Mi-35P không thua kém so với AH-64D nhưng xét về mức độ hiện đại hệ thống điện tử thì nó kém hơn hẳn.