Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mới được triển khai tại trung tâm Tokyo sau khi có thông tin Triều Tiên chuẩn bị phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa mới. Trong khi đó Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu như nó đi vào không phận của Nhật Bản.Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tuần này Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã sẵn sàng cho mọi tình huống và các hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của nước này đã được triển khai tại 34 vị trí trên khắp đất nước. Trong ảnh là một binh sĩ Nhật Bản đứng gác tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở trung tâm Tokyo một trong những nơi PAC-3 được triển khai.Cũng theo Bộ trưởng Nakatani, bên cạnh các hệ thống tên lửa đánh chặn trên đất liền Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tiến hành triển khai các tàu khu trục lớp Kongo vốn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Aegis với các tên lửa đánh chặn RIM-161 (SM-3) có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ ngoài tầng khí quyển.Và trong trường hợp xấu nhất nếu SM-3 thất bại trong việc đánh chặn tên lửa Triều Tiên thì nhiệm vụ này sẽ được chuyển giao cho các hệ thống Patriot PAC-3 trên đất liền.Được biết Nhật Bản là một trong những quốc gia đồng minh của Mỹ đang sở hữu hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3. Đây là biến thể mới nhất của dòng tên lửa phòng không Patriot do Mỹ phát triển cho nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa ở tầm thấp.Patriot PAC-3 (hay còn gọi là MIM-104F) là biến thể nâng cấp gần như toàn bộ của hệ thống phòng không Patriot. Ngoại trừ hình dáng xe phóng và radar điều khiển hỏa lực, nhà sản xuất Lockheed Martin đã thiết kế lại gần như toàn bộ các hệ thống bên trong. Điểm khác biệt đầu tiên so với biến thể PAC-2 trước đó là tên lửa. Quả đạn tên lửa của PAC-3 được trang bị động cơ thế hệ mới điều đó cho phép đường kính của đạn thu gọn hơn so với trước.Do kích thước tên lửa nhỏ hơn nên mỗi hộp phóng chứa được 4 tên lửa thay vì chỉ 1 tên lửa như PAC-2. Như vậy, mỗi xe phóng mang đến 16 quả đạn và với 4 xe phóng mỗi khẩu đổi thì tổng số đạn là 64 quả (so với 16 quả của PAC-2 trước đây). Điều này mang lại lợi thế rất lớn về mặt hỏa lực.Radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65 được trang bị thêm các bộ phận khuếch đại tín hiệu bằng đèn chân không TWT giúp tăng cường khả năng phát hiện, phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn. Hệ thống này có tầm hoạt động 100 km, với khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc từ 90-125 mục tiêu, cung cấp dữ liệu hướng dẫn tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc và có thể nhận dạng mục tiêu từ khoảng cách 35-50km.Một tính năng quan trọng khác của PAC-3 mà PAC-2 không có là, bổ sung đầu tự dẫn radar chủ động băng tần Ka cho việc khóa mục tiêu ở giai đoạn cuối. Việc bổ sung đầu tự dẫn này mang lại khả năng phản ứng nhanh với các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật thay vì phải phụ thuộc vào việc khóa mục tiêu từ đài radar mặt đất.PAC-3 mang lại khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật gấp 5 lần so với PAC-2. Bên cạnh đó Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp PAC-3 MSE được trang bị động cơ mới mạnh hơn cùng công nghệ dẫn đường tiên tiến cho phép tăng hiệu suất của hệ thống lên 50% so với hiện tại.
Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mới được triển khai tại trung tâm Tokyo sau khi có thông tin Triều Tiên chuẩn bị phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa mới. Trong khi đó Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu như nó đi vào không phận của Nhật Bản.
Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tuần này Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã sẵn sàng cho mọi tình huống và các hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của nước này đã được triển khai tại 34 vị trí trên khắp đất nước. Trong ảnh là một binh sĩ Nhật Bản đứng gác tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở trung tâm Tokyo một trong những nơi PAC-3 được triển khai.
Cũng theo Bộ trưởng Nakatani, bên cạnh các hệ thống tên lửa đánh chặn trên đất liền Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tiến hành triển khai các tàu khu trục lớp Kongo vốn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Aegis với các tên lửa đánh chặn RIM-161 (SM-3) có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ ngoài tầng khí quyển.
Và trong trường hợp xấu nhất nếu SM-3 thất bại trong việc đánh chặn tên lửa Triều Tiên thì nhiệm vụ này sẽ được chuyển giao cho các hệ thống Patriot PAC-3 trên đất liền.
Được biết Nhật Bản là một trong những quốc gia đồng minh của Mỹ đang sở hữu hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3. Đây là biến thể mới nhất của dòng tên lửa phòng không Patriot do Mỹ phát triển cho nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa ở tầm thấp.
Patriot PAC-3 (hay còn gọi là MIM-104F) là biến thể nâng cấp gần như toàn bộ của hệ thống phòng không Patriot. Ngoại trừ hình dáng xe phóng và radar điều khiển hỏa lực, nhà sản xuất Lockheed Martin đã thiết kế lại gần như toàn bộ các hệ thống bên trong. Điểm khác biệt đầu tiên so với biến thể PAC-2 trước đó là tên lửa. Quả đạn tên lửa của PAC-3 được trang bị động cơ thế hệ mới điều đó cho phép đường kính của đạn thu gọn hơn so với trước.
Do kích thước tên lửa nhỏ hơn nên mỗi hộp phóng chứa được 4 tên lửa thay vì chỉ 1 tên lửa như PAC-2. Như vậy, mỗi xe phóng mang đến 16 quả đạn và với 4 xe phóng mỗi khẩu đổi thì tổng số đạn là 64 quả (so với 16 quả của PAC-2 trước đây). Điều này mang lại lợi thế rất lớn về mặt hỏa lực.
Radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65 được trang bị thêm các bộ phận khuếch đại tín hiệu bằng đèn chân không TWT giúp tăng cường khả năng phát hiện, phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn. Hệ thống này có tầm hoạt động 100 km, với khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc từ 90-125 mục tiêu, cung cấp dữ liệu hướng dẫn tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc và có thể nhận dạng mục tiêu từ khoảng cách 35-50km.
Một tính năng quan trọng khác của PAC-3 mà PAC-2 không có là, bổ sung đầu tự dẫn radar chủ động băng tần Ka cho việc khóa mục tiêu ở giai đoạn cuối. Việc bổ sung đầu tự dẫn này mang lại khả năng phản ứng nhanh với các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật thay vì phải phụ thuộc vào việc khóa mục tiêu từ đài radar mặt đất.
PAC-3 mang lại khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật gấp 5 lần so với PAC-2. Bên cạnh đó Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp PAC-3 MSE được trang bị động cơ mới mạnh hơn cùng công nghệ dẫn đường tiên tiến cho phép tăng hiệu suất của hệ thống lên 50% so với hiện tại.