Tổ hợp pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan 240mm của Quân đội Nga.
2S4 có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau gồm các mẫu đạn cối 240mm có sức công phá cao, đạn gây cháy, đạn định hướng, đạn chùm và cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Một số loại đạn cối 240mm của 2S4 có thể tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách 20km.
Vũ khí đáng sợ nhất của tổ hợp cối tự hành 2S4 là đạn định hướng 1K113 Smelchak. Mẫu đạn cối 240mm này có thiết kế bên ngoài tương tự như các loại đạn thông thường nhưng nó được trang bị thêm đầu quang học tự dẫn và chế độ định vị mục tiêu bằng laser. Ngoài Smelchak, 2S4 còn được trang bị thêm đạn cối định hướng Smelchak-M - cùng có kích cỡ tương đương.
Điểm đặc biệt của đạn cối định hướng 1K113 Smelchak là mục tiêu không bị định vị bằng tia laser trong suốt quá trình bay của quả đạn mà chỉ khi nó đến gần mục tiêu ở khoảng cách từ 400-800m và chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Chính điều này khiến 1K113 Smelchak khó có thể bị đánh chặn cũng như đối phương kịp phản ứng để bảo vệ mục tiêu bị tấn công, nhất là khi độ sai lệch của mẫu đạn cối định hướng này chỉ từ 2-3m.Sơ đồ nguyên lý hoạt động của đạn cối định hướng Smelchak của 2S4.
Mảnh đạn sát thương của một quả đạn cối 240mm 2S4 có thể bao phủ một khu vực có diện tích rộng bằng 4 sân bóng, và chỉ với một lần khai hỏa duy nhất 2S4 có thể đã tiêu diệt mục tiêu điều không phải bất cứ loại pháo nào cũng có thể làm được. Bên cạnh đó khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của 2S4 cũng góp phần tạo nên sức mạnh tuyệt đối của loại cối tự hành này.
Sức mạnh thật sự của pháo binh Nga
Một trong những tính năng đặc biệt của 2S4 khả năng khai hỏa ở góc tà tối đa để đường đạn có thể bay theo phương gần như thẳng đứng, cho phép kíp chiến đấu điều khiển hỏa lực theo quỹ đạo chính xác. Và với kíp chiến đấu có kinh nghiệm trên chiến trường, 2S4 có thể trở thành thứ vũ khí chết người hiệu quả ngang ngửa với các loại bom dẫn đường thông minh.
Dù có trọng lượng lên tới 30 tấn và có kíp chiến đấu chỉ 5 binh sĩ nhưng 2S4 có thể sẵn sàng khai hỏa trong vòng vài phút sau khi được triển khai, bên cạnh đó tổ hợp cối tự hành này cũng có khả năng cơ động khá cao khi có thể ngay lập tức thay đổi vị trí sau khi bắn. Khả năng cơ động và tính linh hoạt cao của 2S4 khiến nó phù hợp trong tác chiến đô thị hay hổ trợ hỏa lực tầm gần trên chiến trường trong khoảng thời gian ngắn.Hình ảnh kíp chiến đấu 2S4 nạp lại đạn sau một lần bắn với sự hổ trợ của một cần cẩu được tích hợp sẵn trên khung gầm GMZ.
Khả năng của tổ hợp cối tự hành 2S4 cũng được chứng minh tại Afghanistan. Khi đó 2S4 là nỗi khiếp sợ của phiến quân Taliban với sức mạnh hủy diệt và độ chính xác của nó. Sau khi Liên Xô sụp đổ Quân đội Nga cũng từng sử dụng 2S4 tại Chiến tranh Chechnya, tại đây 2S4 đã thể hiện khả năng tác chiến trong môi trường đô thị của mình khi phá hủy hàng loạt hệ thống phòng thủ và công trinh kiến cố của lực lượng ly khai, nổi tiếng nhất trong số đó là trận đánh tại nhà máy lọc dầu Grozny.
Việc Quân đội Nga tái đưa vào sử dụng trở lại các tổ hợp cối tự hành 2S4 Tyulpan được xem là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa cũng như tăng sức chiến đấu của lực lượng pháo binh của nước này. Trong khi Quân đội Nga vẫn đang cần thời để hoàn thiện mẫu pháo tự hành thế hệ mới 2S35 Koalitsiya-SV thì cơ hội để 2S4 Tyulpan thể hiện mình vẫn là rất lớn.
Tổ hợp pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan 240mm của Quân đội Nga.
2S4 có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau gồm các mẫu đạn cối 240mm có sức công phá cao, đạn gây cháy, đạn định hướng, đạn chùm và cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Một số loại đạn cối 240mm của 2S4 có thể tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách 20km.
Vũ khí đáng sợ nhất của tổ hợp cối tự hành 2S4 là đạn định hướng 1K113 Smelchak. Mẫu đạn cối 240mm này có thiết kế bên ngoài tương tự như các loại đạn thông thường nhưng nó được trang bị thêm đầu quang học tự dẫn và chế độ định vị mục tiêu bằng laser. Ngoài Smelchak, 2S4 còn được trang bị thêm đạn cối định hướng Smelchak-M - cùng có kích cỡ tương đương.
Điểm đặc biệt của đạn cối định hướng 1K113 Smelchak là mục tiêu không bị định vị bằng tia laser trong suốt quá trình bay của quả đạn mà chỉ khi nó đến gần mục tiêu ở khoảng cách từ 400-800m và chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Chính điều này khiến 1K113 Smelchak khó có thể bị đánh chặn cũng như đối phương kịp phản ứng để bảo vệ mục tiêu bị tấn công, nhất là khi độ sai lệch của mẫu đạn cối định hướng này chỉ từ 2-3m.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của đạn cối định hướng Smelchak của 2S4.
Mảnh đạn sát thương của một quả đạn cối 240mm 2S4 có thể bao phủ một khu vực có diện tích rộng bằng 4 sân bóng, và chỉ với một lần khai hỏa duy nhất 2S4 có thể đã tiêu diệt mục tiêu điều không phải bất cứ loại pháo nào cũng có thể làm được. Bên cạnh đó khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của 2S4 cũng góp phần tạo nên sức mạnh tuyệt đối của loại cối tự hành này.
Sức mạnh thật sự của pháo binh Nga
Một trong những tính năng đặc biệt của 2S4 khả năng khai hỏa ở góc tà tối đa để đường đạn có thể bay theo phương gần như thẳng đứng, cho phép kíp chiến đấu điều khiển hỏa lực theo quỹ đạo chính xác. Và với kíp chiến đấu có kinh nghiệm trên chiến trường, 2S4 có thể trở thành thứ vũ khí chết người hiệu quả ngang ngửa với các loại bom dẫn đường thông minh.
Dù có trọng lượng lên tới 30 tấn và có kíp chiến đấu chỉ 5 binh sĩ nhưng 2S4 có thể sẵn sàng khai hỏa trong vòng vài phút sau khi được triển khai, bên cạnh đó tổ hợp cối tự hành này cũng có khả năng cơ động khá cao khi có thể ngay lập tức thay đổi vị trí sau khi bắn. Khả năng cơ động và tính linh hoạt cao của 2S4 khiến nó phù hợp trong tác chiến đô thị hay hổ trợ hỏa lực tầm gần trên chiến trường trong khoảng thời gian ngắn.
Hình ảnh kíp chiến đấu 2S4 nạp lại đạn sau một lần bắn với sự hổ trợ của một cần cẩu được tích hợp sẵn trên khung gầm GMZ.
Khả năng của tổ hợp cối tự hành 2S4 cũng được chứng minh tại Afghanistan. Khi đó 2S4 là nỗi khiếp sợ của phiến quân Taliban với sức mạnh hủy diệt và độ chính xác của nó. Sau khi Liên Xô sụp đổ Quân đội Nga cũng từng sử dụng 2S4 tại Chiến tranh Chechnya, tại đây 2S4 đã thể hiện khả năng tác chiến trong môi trường đô thị của mình khi phá hủy hàng loạt hệ thống phòng thủ và công trinh kiến cố của lực lượng ly khai, nổi tiếng nhất trong số đó là trận đánh tại nhà máy lọc dầu Grozny.
Việc Quân đội Nga tái đưa vào sử dụng trở lại các tổ hợp cối tự hành 2S4 Tyulpan được xem là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa cũng như tăng sức chiến đấu của lực lượng pháo binh của nước này. Trong khi Quân đội Nga vẫn đang cần thời để hoàn thiện mẫu pháo tự hành thế hệ mới 2S35 Koalitsiya-SV thì cơ hội để 2S4 Tyulpan thể hiện mình vẫn là rất lớn.