DDG-1000 lớp Zumwalt là tàu khu trục tàng hình tương lai của Hải quân Mỹ với lối thiết kế khác xa tàu chiến hiện nay. Nó thể hiện quan điểm tác chiến hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử cho phép phát hiện tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Trong ảnh là đồ họa tàu khu trục tàng hình DDG-1000. Ngày 17/11/2011, nhà máy Bath Iron Works đã khởi đóng chiếc tàu DDG-1000 lớp Zumwalt đầu tiên cho Hải quân Mỹ. Dự kiến chiếc tàu này sẽ chính thức gia nhập hải quân vào năm 2011. Đơn giá mỗi chiếc DDG-1000 lên tới 3,3 tỷ USD. Trong ảnh là phần thân tàu tương đối hoàn chỉnh. DDG-1000 lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương.Gần đây, Bath Iron Work đã triển khai việc lắp đặt module tháp chỉ huy lên tàu DDG-1000. Tháp chỉ huy có dạng hình tháp xuôi về phía trên, tương tự phần tháp của tàu ngầm. Phần này được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực và tăng khả năng tàng hình. DDG-1000 không được thiết kế anten mà toàn bộ hệ thống radar được tích hợp bên trong tháp chỉ huy. Theo một số nguồn tin, DDG-1000 trang bị hệ thống radar mạng pha đa năng AN/SPY-3.Phần tháp chỉ huy DDG-1000 đang được hệ thống cần cẩu khổng lồ di chuyển vào vị trí lắp đặt. Phần tháp DDG-1000 hoàn tất lắp đặt vào phần thân, con tàu đã thực sự thành hình.Phần mũi tàu khác hẳn với tàu chiến truyền thống, nó được thiết kế rất thấp và xuôi về sau thay vì hướng về phía trước. Theo quan điểm các nhà thiết kế, đặc điểm này giúp tàu tăng cường khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải những con sóng lớn đánh vào mũi tàu. DDG-1000 được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm ở ngay trước tháp chỉ huy. Pháo AGS 155mm sẽ trang bị đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP có khả năng đạt tầm bắn tới 154km. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh. Tàu còn trang bị 20 module hệ thống phóng thẳng đứng MK 57 (4 ống mỗi module, tổng cộng 80 ống phóng) chứa: tên lửa hành trình đối đất tầm xa Tomahawk; tên lửa đối không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo; tên lửa chống tàu; tên lửa chống ngầm.
DDG-1000 lớp Zumwalt là tàu khu trục tàng hình tương lai của Hải quân Mỹ với lối thiết kế khác xa tàu chiến hiện nay. Nó thể hiện quan điểm tác chiến hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử cho phép phát hiện tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Trong ảnh là đồ họa tàu khu trục tàng hình DDG-1000.
Ngày 17/11/2011, nhà máy Bath Iron Works đã khởi đóng chiếc tàu DDG-1000 lớp Zumwalt đầu tiên cho Hải quân Mỹ. Dự kiến chiếc tàu này sẽ chính thức gia nhập hải quân vào năm 2011. Đơn giá mỗi chiếc DDG-1000 lên tới 3,3 tỷ USD. Trong ảnh là phần thân tàu tương đối hoàn chỉnh.
DDG-1000 lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương.
Gần đây, Bath Iron Work đã triển khai việc lắp đặt module tháp chỉ huy lên tàu DDG-1000.
Tháp chỉ huy có dạng hình tháp xuôi về phía trên, tương tự phần tháp của tàu ngầm. Phần này được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực và tăng khả năng tàng hình.
DDG-1000 không được thiết kế anten mà toàn bộ hệ thống radar được tích hợp bên trong tháp chỉ huy. Theo một số nguồn tin, DDG-1000 trang bị hệ thống radar mạng pha đa năng AN/SPY-3.
Phần tháp chỉ huy DDG-1000 đang được hệ thống cần cẩu khổng lồ di chuyển vào vị trí lắp đặt.
Phần tháp DDG-1000 hoàn tất lắp đặt vào phần thân, con tàu đã thực sự thành hình.
Phần mũi tàu khác hẳn với tàu chiến truyền thống, nó được thiết kế rất thấp và xuôi về sau thay vì hướng về phía trước. Theo quan điểm các nhà thiết kế, đặc điểm này giúp tàu tăng cường khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải những con sóng lớn đánh vào mũi tàu.
DDG-1000 được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm ở ngay trước tháp chỉ huy. Pháo AGS 155mm sẽ trang bị đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP có khả năng đạt tầm bắn tới 154km. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh.
Tàu còn trang bị 20 module hệ thống phóng thẳng đứng MK 57 (4 ống mỗi module, tổng cộng 80 ống phóng) chứa: tên lửa hành trình đối đất tầm xa Tomahawk; tên lửa đối không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo; tên lửa chống tàu; tên lửa chống ngầm.