Nhận diện tàu chiến TQ tập trận ở Thái Bình Dương

Google News

(Kiến Thức) - Ba tàu chiến Trung Quốc đang tiến ra biển tập trận thuộc 2 lớp tàu Lữ Hộ Type 052 và Giang Khải II Type 054A.

Tân Hoa xã đưa tin, sáng qua tại quân cảng Thanh Đảo, tàu tru trục tên lửa Thanh Đảo, khinh hạm Yên Đài và Diêm Thành (thuộc Hạm đội Bắc Hải) đã khởi hành ra biển tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên và tập trận.

Trong chuyến hành trình này, đội tàu sẽ tiến hành các hoạt động huấn luyện chiến đấu (có bắn đạn thật) trên biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông, eo Miyako, kênh Bashi và vùng biển phía Đông Đài Loan.

Qua tên gọi và hình ảnh được công bố về 3 tàu này, thì có thể “nhận diện gốc gác” tàu khu trục Thanh Đảo thuộc lớp Lữ Hộ Type 052, còn khinh hạm Yên Đài và Diêm Thành thuộc lớp Giang Khải II Type 054A.

Ba tàu chiến Trung Quốc tiến ra biển tập trận.


Vậy những chiếc tàu này có sức mạnh tới đâu?

Thanh Đảo: Yếu phòng không, yếu chồng ngầm

Khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo thuộc lớp tàu Lữ Hộ Type 052 được khởi đóng cuối những năm 1980 và chính thức đưa vào trang bị của Hạm đội Đông Hải tháng 5/1994.

Tàu Thanh Đảo có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 144m, rộng 16m, mớn nước 5,1m. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc thì Type 052 Lữ Hộ là chiến hạm nội địa đầu tiên thiết kế gần với tiêu chuẩn tàu chiến hiện đại. Trên tàu được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải được chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.
Khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo.


Các công nghệ này được Trung Quốc nhập khẩu từ Pháp – Italia trong những năm “ấm nồng quan hệ” trước thời điểm xảy ra sự kiện Thiên An Môn 1989. Với các công nghệ đó đã góp phần nâng cao chất lượng hệ thống trang bị trên tàu khu trục Type 052 Lữ Hộ.

Theo một số nguồn tin, Thanh Đảo Type 052 trang bị hệ thống quản lý chiến đấu ZKJ-4 dựa trên hệ thống Thomson-CSF TAVITAC của Pháp (Trung Quốc nhập khẩu năm 1985).

Tàu Thanh Đảo trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm: 2 động cơ tuốc bin khí LM2500 của Mỹ và 2 động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 của Đức.

Về hệ thống hỏa lực của tàu tên lửa Thanh Đảo, tàu được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu mặt nước khá mạnh với tên lửa hành trình YJ-83 (8 quả).

Đạn tên lửa hành trình chống tàu YJ-83 có khả năng mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 165kg, tầm bắn 150-200km. YJ-83 được đánh giá một trong những loại tên lửa chống tàu nguy hiểm, khó đánh chặn khi mà pha cuối chỉ bay cách mặt nước 5m, tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
Giàn phóng HQ-7 đặt ngay sau tháp pháo 100mm khai hỏa trên tàu Thanh Đảo trong một cuộc tập trận.


Nhưng xét trên năng lực phòng không và chống ngầm của Thanh Đảo thì nó khá yếu, “chưa tương xứng” khi xếp lớp tàu khu trục.

Khu trục hạm Thanh Đảo trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-7 (8 đạn sẵn sàng bắn và 16 đạn dự trữ). Đạn tên lửa HQ-7 có tầm bắn 10.000-12.000m, độ cao diệt mục tiêu 30-5.000m.

Sau chương trình hiện đại hóa năm 2011, tàu Thanh Đảo được trang bị thêm 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 730.

Tổ hợp này gồm: một pháo 7 nòng cỡ 30mm (tốc độ bắn 5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m); radar điều khiển hỏa lực TR47C, tổ hợp ngắm quang – điện. Type 730 được thiết kế chuyên đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu đối phương, tất nhiên nó có thể tiêu diệt máy bay.
Tổ hợp pháo phòng không Type 730 trên tàu Thanh Đảo khai hỏa.


Dù vậy, “lá chắn phòng không” của Thanh Đảo Type 052 vẫn được đánh giá là khá yếu ớt, khó sống sót trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống tàu hiện đại có tốc độ cao, trần bay cực thấp.

Hệ thống chống tàu ngầm của Thanh Đảo Type 052 cũng không khá hơn, khi nó chỉ trang bị 2 giàn phóng rocket săn ngầm “tầm cực gần” Type 87 và 2 bệ phóng ngư lôi tầm gần cỡ 324mm. Nhìn chung các loại vũ khí này chỉ có thể đối phó với tàu ngầm ở cự ly tầm dưới 10km trở lại, như vậy là quá gần, quá nguy hiểm.

Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, tàu khu trục Thanh Đảo Type 052 đã tham gia hơn 50 nhiệm vụ, bao gồm cả hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden.

Yên Đài, Diêm Thành: khinh hạm hiện đại nhất

Tàu Yên Đài, Diêm Thành đều thuộc lớp khinh hạm hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc Type 054A Giang Khải II được đưa vào phục vụ năm 2011 và 2012.

Type 054A có lượng giãn nước 4.500 tấn (toàn tải), dài 134,1m, thủy thủ đoàn 165 người. Phần thân tàu được thiết kế đặc biệt nhằm làm giảm diện tích phản xạ sóng radar, hệ thống vũ khí cũng được bố trí một cách “kín đáo” để tăng khả năng tàng hình cho con tàu.

Type 054A thiết kế chủ yếu đảm nhận vai trò phòng không nên hệ thống vũ khí đối không của con tàu khá mạnh.

Tàu được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16 (đặt trong 32 ống phóng thẳng đứng) có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa tới 50km. Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa HQ-16 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.
Khinh hạm Yên Đài và Diêm Thành trong tập trận.


Ngoài hệ thống HQ-16, những vũ khí còn lại trên tàu Type 054 Giang Khải II tương tự Type 052 với: 2 tổ hợp pháo cao tốc Type 730; tên lửa hành trình chống tàu YJ-83.

Tuy có hỏa lực phòng không và chống hạm mạnh mẽ nhưng “chung số phận” Type 052, Type 054A Giang Khải II “tỏ ra yếu ớt” trong tác chiến chống tàu ngầm.

Trên tàu chỉ được trang bị 2 cụm giàn phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm có tầm bắn 1.200m và 2 cụm máy phóng ngư lôi tự dẫn Yu-7 cỡ 324mm (tầm bắn hơn 7km).

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:

Hoàng Lê

Bình luận(0)