Trong những năm qua, quân khủng bố đã tổ chức nhiều vụ tấn công nhắm vào các cơ sở dân sự, máy bay, các căn cứ quân đội…ở khắp nơi trên thế giới làm thương vong hàng nghìn người dân vô tội. Một trong những cách mà quân khủng bố “ưa dùng” và khá khó đối phó đó chính là đánh bom. Ảnh minh họaBom thường khá dễ chế tạo, sức sát thương khá lớn (quân khủng bố thường nhồi thêm viên bi sắt, đinh sắt để tăng sức sát thương), gây hậu quả nghiệm trong không chỉ cho cơ sở vật chất mà còn đánh vào tâm lý của người dân. Ảnh minh họaTrong chiến thuật đánh bom khủng bố, chúng có thể dùng cách đặt bom hẹn giờ hoặc kích hoạt bom bằng thiết bị điều khiển từ xa. Quả bom sẽ được đặt trong những chiếc túi (hoặc nồi áp suất như vụ khủng bố Boston 2013) đặt ở những nơi đông người, ít bị để ý. Hoặc chúng sẽ dùng cách “khủng khiếp” khác đó là đánh bom tự sát. Đây là loại hình phổ biến trong chiến thuật tấn công tự sát hay tấn công liều chết (người đánh bom cũng sẽ thiệt mạng). Theo tính toán, giai đoạn 1981-2006 có khoảng 1.200 vụ tấn công tự sát xảy ra trên toàn thế giới, chiếm 4% tất cả vụ tấn công khủng bố. Đặc biệt, 90% các cuộc tấn công tự sát xảy ra tại Iraq, Afghanistan, Pakistan, Israel và Sri Lanka.Trong tấn công tự sát bằng bom, chúng cũng dùng khá nhiều phương án khác nhau như: đeo bom trên người; đặt bom trong ô tô (đánh bom xe); đặt bom trên thuyền (lao vào mục tiêu trên biển). Trong ảnh là một chiếc áo bom (với thuốc nổ cùng kíp nổ đều đeo trên người) mà quân khủng bố ở Iraq, Afghanistan, Pakistan thường hay sử dụng. Ngoài cách đeo bom trên người, quân khủng bố còn dùng phương án đánh bom xe (bom được đặt trong xe ô tô dân sự). Với cách này, lượng thuốc nổ mang được lớn hơn tạo ra sức sát thương lớn hơn so với áo bom. Đồng thời, cách này cũng khá dễ ngụy trang, lực lượng chống khủng bố khó phát hiện. Cách này cũng được dùng phổ biến ở Iraq, Afghanistan và Pakistan. Ảnh minh họaCùng với xe ô tô, để tấn công khủng bố tàu thuyền trên biển, quân khủng bố còn dùng thuyền máy tốc độ cao chứa bom đánh vào tàu thuyền dân sự và quân sự. Điển hình, ngày 12/10/2000, tổ chức khủng bố al-Qaeda đã dùng thuyền máy tiếp cận và đánh bom tàu khu trục USS Cole (DDG-67) trên vịnh Aden. Vụ tấn công đã làm 17 thủy thủ thiệt mạng, 39 người khác bị thương, tàu bị hư hại nặng. Trong ảnh là vết thủng ở thân tàu USS Cole do khối thuốc nổ cỡ 200-300kg gây ra.Ngoài đặt bom, chiến thuật tấn công tự sát còn bao gồm cả việc cướp máy bay dân sự đâm vào khu vực đông dân cư, cơ quan chính quyền. Ví dụ điển hình của chiến thuật này là cuộc tấn công ngày 11/9. Khi đó, quân khủng bố đã cướp điều khiển 4 máy bay dân dụng đêm vào Trung tâm thương mại thế giới WTC (thành phố New York), Lầu Năm góc làm gần 3.000 người thiệt mạng, 6.000 bị thương. Trong ảnh là quang cảnh Lầu Năm góc sau khi chuyến bay 77 bị không tặc của hãng American Airlines đâm vào lúc 9h37 phút sáng (giờ địa phương). Vụ khủng bố 11/9 ngoài được xếp vào chiến thuật tấn công tự sát, nó còn được coi là chiến thuật không tặc. Nghĩa là chúng có thể bắt giữ hành khách trên chuyến bay nào đó để làm con tin đòi tiền chuộc hoặc yêu cầu thả đồng bọn ở trong tù hoặc cho nổ máy bay… Ảnh minh họaNgoài vũ khí khủng bố bằng bom, quân khủng bố còn dùng vũ khí sinh học và hóa học để tấn công mục tiêu dân sự, quân sự, chính quyền. Điển hình là vụ tấn công khủng bố bằng khí độc Sarin vào đường tàu điện ngầm Tokyo ngày 20/3/1995 làm 13 người chết, 1.100 người bị thương. Ảnh minh họaHay như sau vụ 11/9, cuối tháng 9-10/2011, quân khủng bố đã gửi nhiều phong thư chứa vi khuẩn bệnh than tới các cơ quan, văn phòng chính quyền Mỹ. Vụ khủng bố này tuy chỉ làm chết 5 người Mỹ, nhưng nó đã reo rắc sự sợ hãi lâu dài tới người dân Mỹ suốt thời gian dài. Ảnh minh họaQuân khủng bố còn dùng vũ khí thông thường (súng tiểu liên, tên lửa đối không) để thực hiện hành vi khủng bố. Ví dụ, Nauy năm 2002, một tên khủng bố với 2 khẩu súng đã tấn công trại hè ở trên đảo Utoya (Tyrfjorden, Buskerud) giết chết 69 người, làm bị thương 110 người. Ảnh minh họaQuân khủng bố còn có thể dùng tên lửa đối không vác vai SA-7 (Liên Xô) sản xuất tấn công máy bay chở khách. Ví dụ, ngày 28/11/2002, quân khủng bố đã bắn 2 tên lửa SA-7 vào máy bay Boeing 757 của hãng hàng không Arkia Israel. Rất may, hai quả đạn này không trúng đích. Ảnh minh họa
Trong những năm qua, quân khủng bố đã tổ chức nhiều vụ tấn công nhắm vào các cơ sở dân sự, máy bay, các căn cứ quân đội…ở khắp nơi trên thế giới làm thương vong hàng nghìn người dân vô tội. Một trong những cách mà quân khủng bố “ưa dùng” và khá khó đối phó đó chính là đánh bom. Ảnh minh họa
Bom thường khá dễ chế tạo, sức sát thương khá lớn (quân khủng bố thường nhồi thêm viên bi sắt, đinh sắt để tăng sức sát thương), gây hậu quả nghiệm trong không chỉ cho cơ sở vật chất mà còn đánh vào tâm lý của người dân. Ảnh minh họa
Trong chiến thuật đánh bom khủng bố, chúng có thể dùng cách đặt bom hẹn giờ hoặc kích hoạt bom bằng thiết bị điều khiển từ xa. Quả bom sẽ được đặt trong những chiếc túi (hoặc nồi áp suất như vụ khủng bố Boston 2013) đặt ở những nơi đông người, ít bị để ý.
Hoặc chúng sẽ dùng cách “khủng khiếp” khác đó là đánh bom tự sát. Đây là loại hình phổ biến trong chiến thuật tấn công tự sát hay tấn công liều chết (người đánh bom cũng sẽ thiệt mạng). Theo tính toán, giai đoạn 1981-2006 có khoảng 1.200 vụ tấn công tự sát xảy ra trên toàn thế giới, chiếm 4% tất cả vụ tấn công khủng bố. Đặc biệt, 90% các cuộc tấn công tự sát xảy ra tại Iraq, Afghanistan, Pakistan, Israel và Sri Lanka.
Trong tấn công tự sát bằng bom, chúng cũng dùng khá nhiều phương án khác nhau như: đeo bom trên người; đặt bom trong ô tô (đánh bom xe); đặt bom trên thuyền (lao vào mục tiêu trên biển). Trong ảnh là một chiếc áo bom (với thuốc nổ cùng kíp nổ đều đeo trên người) mà quân khủng bố ở Iraq, Afghanistan, Pakistan thường hay sử dụng.
Ngoài cách đeo bom trên người, quân khủng bố còn dùng phương án đánh bom xe (bom được đặt trong xe ô tô dân sự). Với cách này, lượng thuốc nổ mang được lớn hơn tạo ra sức sát thương lớn hơn so với áo bom. Đồng thời, cách này cũng khá dễ ngụy trang, lực lượng chống khủng bố khó phát hiện. Cách này cũng được dùng phổ biến ở Iraq, Afghanistan và Pakistan. Ảnh minh họa
Cùng với xe ô tô, để tấn công khủng bố tàu thuyền trên biển, quân khủng bố còn dùng thuyền máy tốc độ cao chứa bom đánh vào tàu thuyền dân sự và quân sự. Điển hình, ngày 12/10/2000, tổ chức khủng bố al-Qaeda đã dùng thuyền máy tiếp cận và đánh bom tàu khu trục USS Cole (DDG-67) trên vịnh Aden. Vụ tấn công đã làm 17 thủy thủ thiệt mạng, 39 người khác bị thương, tàu bị hư hại nặng. Trong ảnh là vết thủng ở thân tàu USS Cole do khối thuốc nổ cỡ 200-300kg gây ra.
Ngoài đặt bom, chiến thuật tấn công tự sát còn bao gồm cả việc cướp máy bay dân sự đâm vào khu vực đông dân cư, cơ quan chính quyền. Ví dụ điển hình của chiến thuật này là cuộc tấn công ngày 11/9. Khi đó, quân khủng bố đã cướp điều khiển 4 máy bay dân dụng đêm vào Trung tâm thương mại thế giới WTC (thành phố New York), Lầu Năm góc làm gần 3.000 người thiệt mạng, 6.000 bị thương.
Trong ảnh là quang cảnh Lầu Năm góc sau khi chuyến bay 77 bị không tặc của hãng American Airlines đâm vào lúc 9h37 phút sáng (giờ địa phương).
Vụ khủng bố 11/9 ngoài được xếp vào chiến thuật tấn công tự sát, nó còn được coi là chiến thuật không tặc. Nghĩa là chúng có thể bắt giữ hành khách trên chuyến bay nào đó để làm con tin đòi tiền chuộc hoặc yêu cầu thả đồng bọn ở trong tù hoặc cho nổ máy bay… Ảnh minh họa
Ngoài vũ khí khủng bố bằng bom, quân khủng bố còn dùng vũ khí sinh học và hóa học để tấn công mục tiêu dân sự, quân sự, chính quyền. Điển hình là vụ tấn công khủng bố bằng khí độc Sarin vào đường tàu điện ngầm Tokyo ngày 20/3/1995 làm 13 người chết, 1.100 người bị thương. Ảnh minh họa
Hay như sau vụ 11/9, cuối tháng 9-10/2011, quân khủng bố đã gửi nhiều phong thư chứa vi khuẩn bệnh than tới các cơ quan, văn phòng chính quyền Mỹ. Vụ khủng bố này tuy chỉ làm chết 5 người Mỹ, nhưng nó đã reo rắc sự sợ hãi lâu dài tới người dân Mỹ suốt thời gian dài. Ảnh minh họa
Quân khủng bố còn dùng vũ khí thông thường (súng tiểu liên, tên lửa đối không) để thực hiện hành vi khủng bố. Ví dụ, Nauy năm 2002, một tên khủng bố với 2 khẩu súng đã tấn công trại hè ở trên đảo Utoya (Tyrfjorden, Buskerud) giết chết 69 người, làm bị thương 110 người. Ảnh minh họa
Quân khủng bố còn có thể dùng tên lửa đối không vác vai SA-7 (Liên Xô) sản xuất tấn công máy bay chở khách. Ví dụ, ngày 28/11/2002, quân khủng bố đã bắn 2 tên lửa SA-7 vào máy bay Boeing 757 của hãng hàng không Arkia Israel. Rất may, hai quả đạn này không trúng đích. Ảnh minh họa