Ngày 12/7/2013, Bộ trưởng Quốc phòng đã ký Quyết định 2495/QĐ-BQP về việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân với chức năng là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu Pháo - Tên lửa 167 tại lễ thành lập. Lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. “Việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 đánh dấu bước phát triển hiện đại của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hình thành lực lượng đa binh chủng hiệp đồng tác chiến trên biển”, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định. Về mặt trang bị, theo hình ảnh được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, Lữ đoàn 167 sẽ được trang bị các tàu tên lửa hiện đại Project 12418 Molniya (HQ-375, HQ-376). Đây có thể coi là những tàu chiến tên lửa mạnh thứ 2 của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay (đứng sau Gepard 3.9). Project 1241.8 Molniya có lượng giãn nước 540 tấn, dài 56m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu lắp 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ lớn 78km/h. Tuy có kích cỡ nhỏ, nhưng sức mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước của Molniya là thực sự đáng gờm, nó đủ sức tiêu diệt chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Molniya trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E do Nga chế tạo. Loại tên lửa này lắp đầu đạn 145kg, đạt tầm bắn xa 130km, dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối.
Nhà máy đóng tàu Ba Son đang thực hiện việc đóng thêm các tàu tên lửa Molniya theo giấy phép sản xuất từ phía Nga. Trong tương lai gần, các tàu này có thể được biên chế cho Lữ đoàn 167 và Lữ đoàn 162 (ở Cam Ranh) hoặc có thể cho cả các đơn vị khác.
Loại tàu chiến thứ 2 có thể trang bị cho Lữ đoàn 167 có thể là tàu pháo hiện đại TT-400TP do Việt Nam tự chế tạo với một phần linh kiện nhập khẩu từ Nga. Vào tháng 10/2012, Vùng 2 Hải quân (đơn vị chủ quản Lữ đoàn 167) đã tiếp nhận một chiếc tàu pháo TT-400TP (số hiệu HQ-273). Loại tàu này trang bị hệ thống pháo tự động hiện đại làm nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tấn công tiêu diệt tàu địch trên biển.
Ngoài ra, nhiều khả năng Lữ đoàn 167 có thể trang bị các tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 Petya (5 chiếc). Vốn dĩ lâu nay các tàu này thuộc trang bị cho Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ bảo quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc. Project 159 Petya làm nhiệm vụ săn đuổi và tiêu diệt tàu ngầm đối phương ở vùng biển nông. Con tàu được trang bị hệ thống rocket săn ngầm và ngư lôi cỡ 400mm, ngoài ra còn có các ụ pháo AK-726 (2 nòng cỡ 76,2mm) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên mặt biển, trên không.
Ngày 12/7/2013, Bộ trưởng Quốc phòng đã ký Quyết định 2495/QĐ-BQP về việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân với chức năng là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu Pháo - Tên lửa 167 tại lễ thành lập.
Lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. “Việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 đánh dấu bước phát triển hiện đại của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hình thành lực lượng đa binh chủng hiệp đồng tác chiến trên biển”, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định.
Về mặt trang bị, theo hình ảnh được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, Lữ đoàn 167 sẽ được trang bị các tàu tên lửa hiện đại Project 12418 Molniya (HQ-375, HQ-376). Đây có thể coi là những tàu chiến tên lửa mạnh thứ 2 của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay (đứng sau Gepard 3.9).
Project 1241.8 Molniya có lượng giãn nước 540 tấn, dài 56m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu lắp 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ lớn 78km/h. Tuy có kích cỡ nhỏ, nhưng sức mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước của Molniya là thực sự đáng gờm, nó đủ sức tiêu diệt chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần.
Molniya trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E do Nga chế tạo. Loại tên lửa này lắp đầu đạn 145kg, đạt tầm bắn xa 130km, dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối.
Nhà máy đóng tàu Ba Son đang thực hiện việc đóng thêm các tàu tên lửa Molniya theo giấy phép sản xuất từ phía Nga. Trong tương lai gần, các tàu này có thể được biên chế cho Lữ đoàn 167 và Lữ đoàn 162 (ở Cam Ranh) hoặc có thể cho cả các đơn vị khác.
Loại tàu chiến thứ 2 có thể trang bị cho Lữ đoàn 167 có thể là tàu pháo hiện đại TT-400TP do Việt Nam tự chế tạo với một phần linh kiện nhập khẩu từ Nga. Vào tháng 10/2012, Vùng 2 Hải quân (đơn vị chủ quản Lữ đoàn 167) đã tiếp nhận một chiếc tàu pháo TT-400TP (số hiệu HQ-273). Loại tàu này trang bị hệ thống pháo tự động hiện đại làm nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tấn công tiêu diệt tàu địch trên biển.
Ngoài ra, nhiều khả năng Lữ đoàn 167 có thể trang bị các tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 Petya (5 chiếc). Vốn dĩ lâu nay các tàu này thuộc trang bị cho Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ bảo quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc.
Project 159 Petya làm nhiệm vụ săn đuổi và tiêu diệt tàu ngầm đối phương ở vùng biển nông. Con tàu được trang bị hệ thống rocket săn ngầm và ngư lôi cỡ 400mm, ngoài ra còn có các ụ pháo AK-726 (2 nòng cỡ 76,2mm) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên mặt biển, trên không.