Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc là loại tên lửa có thể đặt trên tàu chiến, xe tải và máy bay. Theo mạng Sina, Trung Quốc đã bán cho Iran loại tên lửa này và Iran đã tự phát triển một phiên bản tương tự. Nguồn ảnh trong bài: Sina.Theo Wikipedia, tên lửa chống hạm này được thiết kế để đánh mục tiêu là các tàu có trọng tải từ 1000 tấn đến 4000 tấn. Loại tên lửa này lớn hơn các tên lửa TL-6 và C-701 nhưng nhỏ hơn loại C-802 nhưng nó được đánh giá là có hiệu quả kinh tế hơn các loại đó.Để tăng tốc độ phát triển và giảm thiểu rủi ro, đơn vị phát triển đã dựa trên công nghệ tên lửa C-701. Kết quả là tên lửa mới là một phiên bản mở rộng của C-701 với đầu đạn lớn hơn. Tuy nhiên nó cũng có sự mới mẻ hơn là radar đầu dò là radar sóng cm thay vì dò bằng hình ảnh. Tầm bắn của C-704 cũng tăng gấp đôi so với C-701.Tên lửa chống hạm C-704 có thể được triển khai từ máy bay, tàu mặt nước, và từ xe tải trên mặt đất. Tuy nhiên cũng giống như người tiền nhiệm C-701, nó không thể phóng từ tàu ngầm.C-704 có đầu đạn nặng 130 kg với tốc độ cận âm, tầm bắn 35 km. Độ cao hành trình đầu đạn từ 15 đến 20m so với mặt biển. Nó được Trung Quốc tuyên bố là có xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 97,7%.Theo Ziliaoku.Xinjunshi, tên lửa này sử dụng đầu đạn bán xuyên giáp, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường chủ động. Ở giai đoạn hành trình tiếp cận mục tiêu, đầu dò sẽ tự động tìm kiếm phát hiện và lái tên lửa vào mục tiêu.Theo Wikipedia, phiên bản tên lửa chống hạm C-704 phóng từ máy bay được gọi là C-704KD. Chữ KD là chữ viết tắt của chữ Kongdi nghĩa là “không địa”. Nó được tiết lộ cho công chúng lần đầu tiên trong triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7 (năm 2008). Phiên bản này có sự khác biệt ở hệ thống dẫn đường.Theo tuyên bố của các nhà phát triển tên lửa, radar dẫn đường của nó gồm hai dải tần số hồng ngoại từ 3-5 um và từ 8-12 um, cung cấp một số trợ giúp chống lại các mục tiêu tàng hình.Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc hiện đã được xuất khẩu đến một số nước. Theo giới truyền thông nước ngoài, Iran đã nhập khẩu loại tên lửa này. Đặc biệt Iran còn tự phát triển một tên lửa chống hạm dựa trên C-704.Mạng Hoàn Cầu cho biết năm 2013, Iran đã phóng thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tên là Zafar mà hình dáng bề ngoài của nó rất giống tên lửa C-704 của Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ PressTv, Hoàn Cầu nói rằng trong đợt thử nghiệm, tên lửa Zafar đã định vị chính xác mục tiêu dự kiến.Tuy nhiên trang mạng Ziliaoku.Xijunshi dẫn tin tức ngày 23/4/2010 của hãng thông tấn AP nói rằng Trung Quốc còn giúp Iran xây dựng một nhà máy sản xuất loại tên lửa chống hạm C-704 này.Nguồn tin này cũng cho biết thêm Iran thậm chí còn phát triển một tên lửa tên là Noor vốn là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc. Tên lửa Noor có tầm bắn xa hơn C-802 và có các hỗ trợ điện tử tốt hơn.
Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc là loại tên lửa có thể đặt trên tàu chiến, xe tải và máy bay. Theo mạng Sina, Trung Quốc đã bán cho Iran loại tên lửa này và Iran đã tự phát triển một phiên bản tương tự. Nguồn ảnh trong bài: Sina.
Theo Wikipedia, tên lửa chống hạm này được thiết kế để đánh mục tiêu là các tàu có trọng tải từ 1000 tấn đến 4000 tấn. Loại tên lửa này lớn hơn các tên lửa TL-6 và C-701 nhưng nhỏ hơn loại C-802 nhưng nó được đánh giá là có hiệu quả kinh tế hơn các loại đó.
Để tăng tốc độ phát triển và giảm thiểu rủi ro, đơn vị phát triển đã dựa trên công nghệ tên lửa C-701. Kết quả là tên lửa mới là một phiên bản mở rộng của C-701 với đầu đạn lớn hơn. Tuy nhiên nó cũng có sự mới mẻ hơn là radar đầu dò là radar sóng cm thay vì dò bằng hình ảnh. Tầm bắn của C-704 cũng tăng gấp đôi so với C-701.
Tên lửa chống hạm C-704 có thể được triển khai từ máy bay, tàu mặt nước, và từ xe tải trên mặt đất. Tuy nhiên cũng giống như người tiền nhiệm C-701, nó không thể phóng từ tàu ngầm.
C-704 có đầu đạn nặng 130 kg với tốc độ cận âm, tầm bắn 35 km. Độ cao hành trình đầu đạn từ 15 đến 20m so với mặt biển. Nó được Trung Quốc tuyên bố là có xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 97,7%.
Theo Ziliaoku.Xinjunshi, tên lửa này sử dụng đầu đạn bán xuyên giáp, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường chủ động. Ở giai đoạn hành trình tiếp cận mục tiêu, đầu dò sẽ tự động tìm kiếm phát hiện và lái tên lửa vào mục tiêu.
Theo Wikipedia, phiên bản tên lửa chống hạm C-704 phóng từ máy bay được gọi là C-704KD. Chữ KD là chữ viết tắt của chữ Kongdi nghĩa là “không địa”. Nó được tiết lộ cho công chúng lần đầu tiên trong triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7 (năm 2008). Phiên bản này có sự khác biệt ở hệ thống dẫn đường.
Theo tuyên bố của các nhà phát triển tên lửa, radar dẫn đường của nó gồm hai dải tần số hồng ngoại từ 3-5 um và từ 8-12 um, cung cấp một số trợ giúp chống lại các mục tiêu tàng hình.
Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc hiện đã được xuất khẩu đến một số nước. Theo giới truyền thông nước ngoài, Iran đã nhập khẩu loại tên lửa này. Đặc biệt Iran còn tự phát triển một tên lửa chống hạm dựa trên C-704.
Mạng Hoàn Cầu cho biết năm 2013, Iran đã phóng thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tên là Zafar mà hình dáng bề ngoài của nó rất giống tên lửa C-704 của Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ PressTv, Hoàn Cầu nói rằng trong đợt thử nghiệm, tên lửa Zafar đã định vị chính xác mục tiêu dự kiến.
Tuy nhiên trang mạng Ziliaoku.Xijunshi dẫn tin tức ngày 23/4/2010 của hãng thông tấn AP nói rằng Trung Quốc còn giúp Iran xây dựng một nhà máy sản xuất loại tên lửa chống hạm C-704 này.
Nguồn tin này cũng cho biết thêm Iran thậm chí còn phát triển một tên lửa tên là Noor vốn là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc. Tên lửa Noor có tầm bắn xa hơn C-802 và có các hỗ trợ điện tử tốt hơn.