Theo đó, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thuộc Lầu năm góc đang triển khai phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga và Trung Quốc.Các loại máy bay tàng hình thế hệ mới của Mỹ hiện nay như F-22 (ảnh), F-35 đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.Tuy nhiên, nếu gặp một tín hiệu radar lạ chưa được lập trình để gây nhiễu, hệ thống sẽ không thể tìm ra cách đối phó. Khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng bị phát hiện và có thể bị tiêu diệt.Để giải quyết vấn đề này, trước đây Lầu Năm Góc sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử RC-135 (ảnh) thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng, dễ dàng thay đổi chỉ bằng một vài thao tác bằng phần mềm, trong khi quân đội Mỹ thường phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được thông tin về hệ thống radar mới của các quốc gia như Nga và Trung Quốc.Để giải quyết vấn đề này, sắp tới các máy bay chiến đấu F-22, F-35 của Mỹ sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có trí thông minh nhân tạo có khả năng nhận dạng, phân tích các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian cực ngắn.Với trí thông minh nhân tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar. Hiện các hệ thống sử dụng kỹ thuật sử dụng trí thông minh nhân tạo đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc.Thậm chí các hệ thống này còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.
Theo đó, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thuộc Lầu năm góc đang triển khai phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga và Trung Quốc.
Các loại máy bay tàng hình thế hệ mới của Mỹ hiện nay như F-22 (ảnh), F-35 đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.
Tuy nhiên, nếu gặp một tín hiệu radar lạ chưa được lập trình để gây nhiễu, hệ thống sẽ không thể tìm ra cách đối phó. Khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng bị phát hiện và có thể bị tiêu diệt.
Để giải quyết vấn đề này, trước đây Lầu Năm Góc sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử RC-135 (ảnh) thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.
Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng, dễ dàng thay đổi chỉ bằng một vài thao tác bằng phần mềm, trong khi quân đội Mỹ thường phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được thông tin về hệ thống radar mới của các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, sắp tới các máy bay chiến đấu F-22, F-35 của Mỹ sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có trí thông minh nhân tạo có khả năng nhận dạng, phân tích các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian cực ngắn.
Với trí thông minh nhân tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar.
Hiện các hệ thống sử dụng kỹ thuật sử dụng trí thông minh nhân tạo đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc.
Thậm chí các hệ thống này còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.